intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

  1. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS VÀ THPT VĨNH NHUẬN NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn : Lịch sử và Địa lý 6 Thời gian làm bài : 60 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ: I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 điểm) A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Câu 1. Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm? A. 10 năm. B. 100 năm. C. 1000 năm. D. 10000 năm. Câu 2. Các công xã nông thôn của cư dân Ai Cập cổ đại còn được gọi là gì? A. Nôm. B. Bản. C. Xóm. D. Chiềng, chạ. Câu 3. Tác phẩm điêu khắc nào từ thời cổ đại đã trở thành biểu tượng của đất nước Ấn Độ ngày nay? A. Cột đá sư tử của vua A-sô-ca. B. Tượng thần Dớt. C. Tượng Vệ lữ thành Mi-lô. D. Tượng lữ thần A-tê-na. Câu 4. Người tinh khôn xuất hiện ở đâu? A. Châu Âu B. Châu Á C. Châu Phi D. Nhiều nơi trên thế giới. Câu 5. Đẳng cấp nào có vị thế thấp nhất ở Ấn Độ? A. Bra-man. B. Ksa-tri-a. C. Vai-si-a. D. Su-đra. Câu 6. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Trung Quốc là A. nông dân và công nhân. B. lãnh chúa và nông nô. C. địa chủ và nông dân lĩnh canh. D. tư sản và vô sản. Câu 7. Người Trung Quốc đã có chữ viết từ thời nhà A. Hán. B. Tùy. C. Thương. D. Tần. Câu 8. Người sáng lập ra học thuyết Nho gia là A. Hàn Phi Tử. B. Khổng Tử. C. Lão Tử. D. Mặc Tử. B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
  2. Câu 1. (1,5 điểm) Nêu những tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập. Câu 2. (1,0 điểm) Các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy STT Triều đại, thời kỳ Thời gian tồn tại 1 Nhà Hán 206 TCN - 220 2 Tam Quốc 220 - 280 3 Nhà Tấn 280 – 420 4 Nam - Bắc triều 420 - 581 5 Nhà Tùy 581 - 618 Hãy xây dựng sơ đồ đường thời gian từ nhà Hán đến nhà Tấn. Câu 3. (0,5 điểm) Kể tên những đồ vật xung quanh em có liên quan đến thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại. II./. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ (5,0 điểm) A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Câu 1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? A.2 lớp B. 3 lớp C.4 lớp D. 5 lớp Câu 2. Vỏ Trái Đất có trạng thái vật chất A. rắn chắc B. lỏng C. quánh dẻo D. lỏng đến quánh dẻo Câu 3. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường A. Kinh tuyến. B. Kinh tuyến gốc. C. Vĩ tuyến. D. Vĩ tuyến gốc. Câu 4. Theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây? A. Tây. B. Đông. C. Bắc. D. Nam. [] Câu 5. Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt thuộc quốc gia nào sau đây? A. Anh. B. Đức. C. Bồ Đào Nha. D. Tây Ban Nha. Câu 6. Điểm đầu tiên cần làm khi đọc hiểu nội dung của một bản đồ bất kì là A. đọc bản chú giải. B. tìm phương hướng. C. xem tỉ lệ bản đồ. D. đọc đường đồng mức. Câu 7. Trái Đất có dạng hình gì? A. Hình tròn. B. Hình vuông. C. Hình cầu. D. Hình bầu dục.
  3. Câu 8. Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm dài bằng nhau? A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Vòng cực. B. TỰ LUẬN: ( 3,0 điểm). Câu 1. (1,5 điểm) Vì sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau ? Câu 2. (1 điểm) Một bản đồ có tỉ lệ là 1: 500.000, vậy 6 cm trên bản đồ thì tương ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa ? Câu 3. (0,5 điểm) Giả sử khi đang ở trong lớp học, nếu có động đất xãy ra, em sẽ làm gì ? ---------- HẾT--------- Lưu ý: Đề kiểm tra có.… trang …. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS VÀ THPT VĨNH NHUẬN NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn : Lịch sử và Địa lý 6 Thời gian làm bài : 60 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ: I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ ( 5.0 điểm) A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Câu 1. Một thế kỉ là bao nhiêu năm? A. 10 năm. B. 100 năm. C. 200 năm. D. 300 năm. Câu 2. Ở Ai Cập, ngôi vua được kế thừa theo hình thức nào? A. Bầu cử bằng vỏ sò. B. Họp đại hội nhân dân, bầu ra vua. C. Cha truyền con nối. D. Đứng đầu các Nôm làm vua. Câu 3. Khoảng 2500 TCN, nhóm người nào đã xây dựng những thành thị dọc hai bên bờ sông Ấn? A. Người Đra-vi-đa. B. Người Xu-me. C. Người Hi Lạp. D. Người A-ri-a. Câu 4. Người tinh khôn cách đây bao nhiêu năm? A. 1 triệu năm B. 2 triệu năm C. 150.000 năm D. 500.000 năm Câu 5. Chữ viết của người Ấn Độ là A. chữ Phạn. B. chữ tượng hình. C. chữ La Mã. D. chữ hình nêm.
  4. Câu 6. : Chế độ phong kiến Trung Quốc được bắt đầu được xác lập dưới thời A. nhà Hán. B. nhà Tùy. C. nhà Tấn. D. nhà Tần. Câu 7. Tác phẩm văn học cổ nhất của Trung Quốc là A. Kinh thi. B. Tam quốc chí. C. Thủy Hử. D. Hồng lâu mộng. Câu 8. Người Trung Quốc đã phát minh ra A. số 0 đến 9. B. hệ chữ cái La-tinh. C. kĩ thuật làm giấy. D. hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở. B. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Nêu những tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà. Câu 2. (1,0 điểm) Các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy STT Triều đại, thời kỳ Thời gian tồn tại 1 Nhà Hán 206 TCN - 220 2 Tam Quốc 220 - 280 3 Nhà Tấn 280 – 420 4 Nam - Bắc triều 420 - 581 5 Nhà Tùy 581 - 618 Hãy xây dựng sơ đồ đường thời gian từ nhà Tấn đến nhà Tùy. Câu 3. (0,5 điểm) Giả sử lớp học của em có chiều cao 3m, kim tự tháp Kê-ốp cao 147 m, em hãy tính chiều cao của kim tự tháp gấp bao nhiêu lần chiều cao của lớp học. II./. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ ( 5,0 điểm) A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Câu 1. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng A. 600. B. 00. C. 300. D. 900. Câu 2. Đường Xích đạo chia quả Địa cầu thành A. nửa cầu Đông và nửa cầu Tây. B. nửa cầu Đông và bán cầu Bắc. C. bán cầu Bắc và bán cầu Nam. D. bán cầu Bắc và nửa cầu Tây. Câu 3. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào A. các đường kinh, vĩ tuyến. B. bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ. C. mép bên trái tờ bản đồ. D. dựa vào sao chỉ hướng. Câu 4. Theo quy ước đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây? A. Tây.
  5. B. Đông. C. Bắc. D. Nam. Câu 5. Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời mất khoảng A.363 ngày. B.364 ngày. C.365 ngày 6 giờ. D.366 ngày 6 giờ. Câu 6. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời? A. Vị trí thứ 3. B. Vị trí thứ 4. C. Vị trí thứ 5. D. Vị trí thứ 6. Câu 7. Việt Nam nằm trên lục địa nào sau đây? A. Bắc Mĩ. B. Á - Âu. C. Nam Mĩ. D. Nam Cực. Câu 8. Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây? A. Bão, dông lốc. B. Lũ lụt, hạn hán. C. Núi lửa, động đất. D. Lũ quét, sạt lở đất. B. TỰ LUẬN: ( 3,0 điểm). Câu 1. (1,5 điểm) Vì sao trên Trái Đất lại có hiện tượng mùa ? Câu 2. (1,0 điểm) Một điểm A có vĩ độ 200B và kinh độ là 600Đ. Một điểm B nằm trên giao điểm của kinh tuyến 100 thuộc nữa cầu Tây và vĩ tuyến 450 ở phía dưới đường xích đạo. Em hãy viết tọa độ địa lí của điểm A và điểm B. Câu 3. (0,5 điểm) Nơi em sinh sống thuộc dạng địa hình nào? Dạng địa hình này phù hợp với hoạt động kinh tế nào? ---------- HẾT--------- Lưu ý: Đề kiểm tra có… trang…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2