Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản, Châu Đức
lượt xem 0
download
Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản, Châu Đức” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản, Châu Đức
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 NĂM HỌC 2024 - 2025 I. PHẦN LỊCH SỬ Chủ đề 2: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX * Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường - Chính trị: + Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế. + Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. - Kinh tế: sản xuất nông nghiệp phát triển + Giảm tô thuế, bớt sưu dịch. + Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân. - Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân ấm no. - Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng. - Kết luận: Đất nước thống nhất, thực hiện hiệu quả một số chính sách chính trị, kinh tế, xã hội. Là cơ sở để xây dựng một chính quyền vững mạnh, phát triển kinh tế đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến phát triển cường thịnh nhất Châu Á.\ * Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh – Thanh - Nông nghiệp: Gia tăng về cả diện tích, năng suất và sản lượng. + Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống cây mới. + Xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh (ngũ cốc/chè, bông…) - Thủ công nghiệp: phát triển đa dạng. + Các nghề nổi tiếng: Dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy… + Các xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi. + Nhà Thanh hình thành những khu vực chuyên môn hóa sản xuất, đông đảo người làm thuê (nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức – Giang Tây, nghề dệt ở Tô Châu…). - Thương nghiệp: phát triển mạnh
- + Cuối triều Minh, hạn chế ngoại thương. * Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc 1. Nho giáo - Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội trên cơ sở Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức. - Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc bởi nó giúp ổn định trật tự xã hội trên cơ sở những nguyên tắc mà bắt buộc mọi tầng lớp trong xã hội phải tuân theo… 2. Văn học, sử học a) Văn học: - Thời Đường, xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. - Từ thời Nguyên đến thời Thanh: xuất hiện nhiều tiểu thuyết đồ sộ, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học các nước khác. "Tứ đại danh tác": + "Thủy hử" của Thi Nại Am. + "Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. + "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân. + "Hồng lâu mộng" của Tào Tuyết Cần. b) Sử học: Từ thời Đường, các cơ quan chép sử được thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn… 3. Kiến trúc, điêu khắc, hội họa Nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến đạt đến trình độ cao với phong cách độc đáo trên cả 3 lĩnh vực: - Kiến trúc: Tử Cấm Thành, Thập Tam lăng, Vạn Lý Trường Thành, Chùa Thiên Ninh - Điêu khắc: phong phú về đề tài và chất liệu (thạch điêu, mộc điều) tiêu biểu là tượng Phật trên núi Lạc Sơn… * Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX? - Những thành tựu văn hóa của Trung Quốc có sự kế thừa các di sản văn hóa thời cổ đại, trung đại, có sự giao thoa với văn hóa nước ngoài.
- - Sáng tạo ra những thành tựu văn hóa mới rực rỡ và độc đáo, nổi bật nhất là về mặt tư tưởng - tôn giáo, sử học - văn học, kiến trúc - điêu khắc, nghệ thuật và một số lĩnh vực khoa học kĩ thuật.... - Những thành tựu lớn lao trên tất cả các lĩnh vực giúp Trung Quốc trở thành trung tâm văn hoá quan trọng ở Viễn Đông và trên thế giới. Chủ đề 3: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX * Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Vương triều Gúp-ta Lĩnh vực Thành tựu Tôn giáo Hin-đu giáo: tôn giáo chính ở Ấn Độ Phật giáo: được coi trọng Văn học Văn thơ chữ Phạn đạt được nhiều thành tựu. Tác phẩm: Sakuntala, Dushyanta, Bharata,… Thiên văn học Giả thuyết về Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục của nó. Y học Các thầy thuốc đã biết phẫu thuật và khử trùng vết thương Họ đã biết làm vacxin. Kiến trúc và điêu Tạo nên một phong cách nghệ thuật điển hình: Phong cách nghệ thuật khắc Gúp-ta Công trình: Chùa hang A-gian-ta, bảo tháp San-chi, đền tháp Ellora.. * Một số thành tựu dưới Vương triều Hồi giáo Đê-Li - Tôn giáo: Đạo Hồi được du nhập và trở thành quốc giáo. - Kiến trúc: chịu ảnh hưởng của Hồi giáo như tháp cao, mái vòm… - Văn học: Viết bằng ngôn ngữ Hin-đu vẫn phát triển + Chữ Ba Tư trở thành ngôn ngữ chính thời kì này * Thành tựu văn hóa tiêu biểu dưới thời Đế quốc Mô-Gôn
- *Văn học: Trường ca Ra-ma-cha-ti-ta Ma-na-sa (nhà thơ Tulasidasa) + Tập hợp và chép lại các bộ sử thi thời cổ đại * Kiến trúc: Thành Đỏ ở A-gra, Thành Đỏ La Ki-la ở Đê-li, lăng mộ Ta-giơ Ma-han * Hội họa: miêu tả con người, cuộc sống cung đình, tầng lớp quý tộc, … * Khái quát và nhận xét một số thành tựu văn hóa tiêu biểu Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX? * Tôn giáo: - Đạo Bà La Môn phát triển thành thành đạo Hindu (Ấn Độ giáo). - Phật giáo có sự phân hóa thành 2 giáo phái: Đại thừa và Tiểu thừa. - Hồi giáo được du nhập và phát triển trở thành một tôn giáo lớn dưới thời Vương triều Hồi giáo Đê-li. * Chữ viết: Chữ Phạn đạt đến mức hoàn chỉnh, trở thành ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học. Đồng thời là nguồn gốc chữ viết Hindi ngày nay. * Văn học: - Đa dạng – phong phú với nhiều thể loại như: thơ ca, lịch sử, kịch thơ, thần thoại… - Các tác phẩm tiêu biểu là: vở kịch Sơ-kun-tơ-la của Ka-li-đa-sa… * Kiến trúc – điêu khắc: - Chịu ảnh hưởng sâu sắc của 3 tôn giáo lớn là: Phật giáo, Hin-đu giáo và Hồi giáo. - Công trình tiêu biểu: chùa hang A-gian-ta; đền Kha-giu-ra-hô; Lăng Taj Mahanl * Nhận xét: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến là một trong những cái nôi của nền văn hóa nhân loại, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ với nhiều màu sắc khác nhau. Văn hóa Ấn Độ không chỉ được lưu truyền trong lãnh thổ Ấn Độ mà còn ảnh hưởng lớn đến thế giới bên ngoài. Trong đó, Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ. II. PHẦN ĐỊA LÍ Câu 1: Nêu vị trí địa lí, hình dạng, thước của Châu Á? Đáp án: Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, diện tích (kể cả các đảo) khoảng 44,4 triệu km², tiếp giáp với hai châu lục (châu Âu và châu Phi) và ba đại dương (Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương) Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á:
- - Vị trí địa lí: Châu Á nằm trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10 độ N, tiếp giáp với châu Phi, châu Âu và các đại dương là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. - Hình dạng: Châu Á có dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển. - Kích thước: Đây là châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền của châu Á khoảng 41,5 triệu km, nếu tính cả phần đảo và quần đảo thì diện tích lên tới khoảng 44,4 triệu km2 (bao gồm phần lãnh thổ của Liên bang Nga thuộc châu Á). Câu 2: Đặc điểm tự nhiên Châu Á (địa hình, khí hậu) có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên? Đáp án: (*) khí hậu: Khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sống và hoạt động của các hệ sinh thái trên trái đất. - Khí hậu ảnh hưởng đến môi trường sống, năng xuất nông nghiệp, nguồn nước, động thực vật cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của một khu vực. -Việc hiểu và quản lý khí hậu là cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. (*) địa hình: Các khu vực Cao Nguyên và đồng bằng sông lớn: thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất. - Đồi núi: phần lớn có diện tích làn núi cao hiểm trở gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống => địa hình chia cắt mạnh nên cần chú ý chống xói mòn sạt lở đất. Câu 3: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực ĐÔNG NAM Á? Đáp án: Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á: a) Địa hình: - Phần đất liền: + Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng Bắc- Nam và Tây Bắc- Đông Nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xẻ mạnh. + Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu sông.
- - Phần hải đảo: + Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa. - Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ… b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan - Khí hậu: mang tính chất gió mùa. + Mùa hạ: gió tây nam nóng ẩm, mang mưa nhiều cho khu vực. + Mùa đông: gió có tính chất lạnh, khô. - Vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão nhiệt đới, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. c, Sông ngòi: + Phần đất liền: có một số sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa- lu-en, I-ra-oa-đi... + Phần hải đảo có sông nhỏ, ngắn, dốc. d, Cảnh quan: - Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.
- MA TRẬN ĐỀ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng Chương/ Nội dung/Đơn vị kiến TT Nhận Thông Vận Vận % Chủ đề thức biết hiểu dụng dụng cao điểm PHÂN MÔN LỊCH SỬ Bài 6: Khái lược tiến trình Chủ đề 2: lịch sử Trung Quốc từ thế 1TL 20% Trung kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX Quốc từ thế Bài 7: Các thành tựu văn kỉ VII đến hóa chủ yếu của Trung giữa thế kỉ 1TL 10% Quốc từ thế kỉ VII đến giữa XIX thế kỉ XIX Chủ đề 3: Ấn Độ từ Những thành tựu văn hóa giữa thế kỉ tiêu biểu của Ấn Độ từ thế ½ TL ½ TL 20% IV đến giữa kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX thế kỉ XIX Tổng 1TL ½ TL 1TL ½ TL 3 TL Tỉ lệ 20% 10% 10% 10% 50% PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Chủ đề : Đặc điểm địa hình khu vực 1 1TL 20% Châu Á Châu Á Trình bày được đặc điểm tự Châu Á nhiên của một trong các khu 1TL 20% vực Đông Nam Á 2 Phân tích ý nghĩa của đặc điểm thiên nhiên đối với Châu Á 1TL 10% việc sử dụng và bảo vệ thiên nhiên.
- Tổng 1TL 1TL 1TL 3TL Tỉ lệ 20% 20% 10% 50% Tổng hợp chung 40% 30% 20% 10% 100% BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/ đơn vị TT Mức độ đánh giá Vận Chủ đề kiến thức Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao PHÂN MÔN LỊCH SỬ Bài 6: Khái lược Nêu được những nét tiến trình lịch sử chính về sự thịnh vượng Trung Quốc từ 1 TL của Trung Quốc dưới Chủ đề 2: thế kỉ VII đến thời Đường. Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX thế kỉ VII đến Bài 7: Các thành - Nhận xét được những giữa thế kỉ tựu văn hóa chủ thành tựu chủ yếu của XIX yếu của Trung văn hoá Trung Quốc từ 1 TL 1 Quốc từ thế kỉ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ VII đến giữa thế XIX kỉ XIX Chủ đề 3: - Giới thiệu được một số Ấn Độ từ giữa thành tựu tiêu biểu về ½ thế kỉ IV đến văn hoá của Ấn Độ từ ½ TL TL giữa thế kỉ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX XIX.
- Nhận xét một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ dưới thời vương triều Gúp-ta và thời vương triều Hồi giáo Đê-li, đế quốc Môn -gôn. ½ Số câu/loại câu 1TL ½ TL 1 TL TL Tỉ lệ 20% 10% 10% 10% PHẦN ĐỊA LÝ Chủ đề Vị trí địa lí Nêu được vị trí địa lí, Châu Á hình dạng và kích thước 1TL khu vực Châu Á Châu Á. Trình bày được đặc điểm Đặc điểm tự tự nhiên của một trong Chủ đề nhiên khu vực 1TL Châu Á các khu vực Đông Nam Đông Nam Á Á Ý nghĩa về Phân tích ý nghĩa của đặc đặc điểm tự nhiên điểm thiên nhiên đối với Chủ đề 1TL Châu Á đối với việc bảo việc sử dụng và bảo vệ vệ thiên nhiên thiên nhiên.. Số câu/loại câu 1TL 1 TL 1 TL Tỉ lệ 20% 20% 10% Tổng hợp chung 40% 30% 20% 10%
- Trường THCS Võ Trường Toản KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên……………………….. NĂM HỌC 2024-2025 Lớp 7A…. SBD…….. MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 7 Thời gian làm bài 60 phút. Ngày…tháng 1 năm 2025 Điểm Nhận xét của GV Giám thị Đề bài: Câu 1. (2 điểm) Em hãy trình bày khái quát và nhận xét một số thành tựu văn hóa tiêu biểu Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX? Câu 2. (2 điểm) Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện như thế nào? Câu 3. (1 điểm) Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX? Câu 4. (2 điểm) Nêu vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của Châu Á? Câu 5. (2 điểm) Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á? Câu 6. (1 điểm) Đặc điểm tự nhiên Châu Á (địa hình, khí hậu) có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên? BÀI LÀM ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………
- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Câu Nội dung Điểm 1 Em hãy trình bày khái quát và nhận xét một số thành tựu văn hóa tiêu 2 điểm biểu Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX? * Tôn giáo: 0,25đ - Đạo Bà La Môn phát triển thành thành đạo Hindu (Ấn Độ giáo). - Phật giáo có sự phân hóa thành 2 giáo phái: Đại thừa và Tiểu thừa. - Hồi giáo được du nhập và phát triển trở thành một tôn giáo lớn dưới thời Vương triều Hồi giáo Đê-li. 0,25đ * Chữ viết: Chữ Phạn đạt đến mức hoàn chỉnh, trở thành ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học. Đồng thời là nguồn gốc chữ viết Hindi ngày nay. * Văn học: 0,25đ - Đa dạng – phong phú với nhiều thể loại như: thơ ca, lịch sử, kịch thơ, thần thoại… - Các tác phẩm tiêu biểu là: vở kịch Sơ-kun-tơ-la của Ka-li-đa-sa… * Kiến trúc – điêu khắc: 0,25đ - Chịu ảnh hưởng sâu sắc của 3 tôn giáo lớn là: Phật giáo, Hin-đu giáo và Hồi giáo. - Công trình tiêu biểu: chùa hang A-gian-ta; đền Kha-giu-ra-hô; Lăng Taj Mahanl * Nhận xét: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến là một trong những cái nôi của nền văn hóa nhân loại, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ với nhiều màu sắc khác nhau. 1đ Văn hóa Ấn Độ không chỉ được lưu truyền trong lãnh thổ Ấn Độ mà còn ảnh hưởng lớn đến thế giới bên ngoài. Trong đó, Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ. 2 Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện như thế 1điểm nào? * Chính trị: - Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế. - Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
- * Kinh tế: sản xuất nông nghiệp phát triển - Giảm tô thuế, bớt sưu dịch. - Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân. * Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân ấm no. * Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng. Kết luận: Đất nước thống nhất, thực hiện hiệu quả một số chính sách chính trị, kinh tế, xã hội. Là cơ sở để xây dựng một chính quyền vững mạnh, phát triển kinh tế đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến phát triển cường thịnh nhất Châu Á. 3 Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX? - Những thành tựu văn hóa của Trung Quốc có sự kế thừa các di sản văn hóa thời cổ đại, trung đại, có sự giao thoa với văn hóa nước ngoài. - Sáng tạo ra những thành tựu văn hóa mới rực rỡ và độc đáo, nổi bật nhất là về mặt tư tưởng - tôn giáo, sử học - văn học, kiến trúc - điêu khắc, nghệ thuật và một số lĩnh vực khoa học kĩ thuật.... - Những thành tựu lớn lao trên tất cả các lĩnh vực giúp Trung Quốc trở thành trung tâm văn hoá quan trọng ở Viễn Đông và trên thế giới. 4 Nêu vị trí địa lí,hình dạng,kích thước của Châu Á? 2 điểm - Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, diện tích (kể cả các đảo) khoảng 44,4 triệu km², tiếp giáp với hai châu lục (châu Âu và châu Phi) và ba đại dương (Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương) Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á: - Vị trí địa lí: Châu Á nằm trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10 độ N, tiếp giáp với châu Phi, châu Âu và các đại dương là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. - Hình dạng: Châu Á có dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển. - Kích thước: Đây là châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền của châu Á khoảng 41,5 triệu km, nếu tính cả phần đảo và quần đảo thì diện tích
- lên tới khoảng 44,4 triệu km2 (bao gồm phần lãnh thổ của Liên bang Nga thuộc châu Á). 5 Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á: 2 điểm a) Địa hình: - Phần đất liền: + Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng Bắc- Nam và Tây Bắc- Đông Nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xẻ mạnh. + Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu sông. - Phần hải đảo: + Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa. - Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ,… b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan - Khí hậu: mang tính chất gió mùa. + Mùa hạ: gió tây nam nóng ẩm, mang mưa nhiều cho khu vực. + Mùa đông: gió có tính chất lạnh, khô. - Vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão nhiệt đới, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. c, Sông ngòi: + Phần đất liền: có một số sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi,... + Phần hải đảo có sông nhỏ, ngắn, dốc. d, Cảnh quan: - Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi. 6 Ý nghĩa: 1 điểm (*) khí hậu:
- Khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sống và hoạt động của các hệ sinh thái trên trái đất. - Khí hậu ảnh hưởng đến môi trường sống,năng xuất nông nghiệp, nguồn nước ,động thực vật cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của một khu vực . -Việc hiểu và quản lý khí hậu là cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. (*) địa hình: Các khu vực Cao Nguyên và đồng bằng sông lớn : thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất. - Đồi núi : phần lớn có diện tích làn núi cao hiểm trở gây khó khăn cho giao thông ,sản xuất và đời sống => địa hình chia cắt mạnh nên cần chú ý chống xói mòn sạt lở đất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 642 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 813 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 463 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 360 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 524 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 182 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 472 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 284 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 437 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 160 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn