intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế An, Quế Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế An, Quế Sơn" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quế An, Quế Sơn

  1. PHÒNG GDĐT QUẾ SƠN KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS QUẾ AN MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ LỚP 8 Thời gian: 70 phút (không tính thời gian giao đề) A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 điểm) I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau (Từ câu 1 đến câu 8 và ghi vào giấy kiểm tra - Ví dụ chọn phương án A câu 1, ghi là 1A) Câu 1. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, trung tâm buôn bán lớn nhất Đàng Ngoài là A.Thăng Long. B. Phố Hiến. C. Hội An D. Gia Định. Câu 2. Nhận thấy sự bất lực của nhà Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã A. tiến hành khởi nghĩa lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc. B. ép vua Lê nhường ngôi, lập ra Triều Mạc. C. cùng vua Lê Cung Hoàng củng cố lại triều đình. D. cầu viện nhà Minh để lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc. Câu 3. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ năm 1771 là do nguyên nhân nào sau đây? A. Nguy cơ xâm lược của quân Xiêm. B. Yêu cầu khai phá vùng đất phía Nam. C. Mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền chúa Nguyễn. D. Mâu thuẫn giữa ba anh em Tây Sơn với chính quyền chúa Trịnh. Câu 4. Đến cuối thế kỉ XIX, Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về A. sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. B. xuất khẩu tư bản và sản xuất công nghiệp. C. hệ thống thuộc địa và sản xuất công nghiệp. D. xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Câu 5. Tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” do ai biên soạn? A. C. Mác. B. G. Rút-xô. C. V. I. Lê-nin. D. Ph. Ăng-ghen. Câu 6. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Thái tử Áo - Hung bị ám sát ở Xéc-bi. B. Đức đánh chiếm vùng An-dát và Lo-ren của Pháp. C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. D. mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội. Câu 7. Cơ quan quyền lực cao nhất của Công xã Pa-ri là A. Ủy ban Tư pháp. B. Hội đồng Công xã.. C. Ủy ban Đối ngoại. D. Ủy ban Tài chính Câu 8. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, về đối ngoại, giới cầm quyền Đức chủ trương A. dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới. B. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân. C. tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế. D. không can thiệp vào các vấn đề bên ngoài châu Âu. II/ TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày một số thành tựu tiêu biểu về lĩnh vực khoa học trong các thế kỉ XVIII – XIX. Theo em các thành tựu nào của khoa học vẫn còn để lại dấu ấn trong đời sống hiện tại? Câu 2. (1,0 điểm) Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa và tác động như thế nào đối với nước Nga và lịch sử nhân loại?
  2. B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM) I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau (Từ câu 1 đến câu 8 và ghi vào giấy kiểm tra - Ví dụ chọn phương án A câu 1, ghi là 1A) Câu 1. Địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta chiếm? A. 1% diện tích lãnh thổ. B. 2% diện tích lãnh thổ. C. 10% diện tích lãnh thổ. D. 20% diện tích lãnh thổ. Câu 2. Đỉnh núi Phan-xi-Păng cao 3147m nằm ở khu vực nào? A. Đông Bắc. B. Tây bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 3. Vào mùa hạ, hướng gió chủ yếu ở nước ta là A. đông bắc. B. đông nam. C. tây nam. D. tây bắc. Câu 4: Khi có gió mùa đông hoạt động, ở Tây Nguyên và Nam Bộ có thời tiết A. lạnh, ẩm. B. nóng, ẩm. C. khô, lạnh. D. nóng, khô. Câu 5. Khí hậu nước ta mang tính chất A. nhiệt đới khô. B. ôn đới lục địa. C. cận nhiệt đới gió mùa. D. nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 6. Số giờ nắng nước ta nhận được mỗi năm là A. 1300 - 4000 giờ /năm. B. 1400 - 3500 giờ/ năm. C. 1400 - 3000 giờ/ năm. D. 1300 - 3500 giờ / năm. Câu 7. Lượng mưa của nước ta lớn, trung bình dao động từ A. 1000-1500mm/năm. B. 1.500-2000 mm/năm C. 2000- 2500 mm/năm. D. 2.500-3000mm/năm. Câu 8. Gió mùa đông hoạt động ở nước ta từ A. tháng 11 đến tháng 4 năm sau. B. tháng 4 đến tháng 11. C. tháng 5 đến tháng 10. D. tháng 10 đến tháng 5 năm sau. B. TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày và giải thích đặc điểm chung của khoáng sản Việt nam. Câu 2. (1,0 điểm) Lấy một số ví dụ chứng minh khai thác khoáng sản có ảnh hưởng đến môi trường ở nước ta. Câu 3. (0,5 điểm). Từ đặc điểm khí hậu nước ta, liên hệ khí hậu của địa phương em có đặc điểm như thế nào?
  3. PHÒNG GDĐT QUẾ SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 8 TRƯỜNG THCS QUẾ AN KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM) I/ TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Đúng mỗi câu được 0.25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C D D C B A II/ TỰ LUẬN: (3.0 điểm) CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM Một số thành tựu tiêu biểu về lĩnh vực khoa học trong các thế kỉ XVIII – XIX: – Lĩnh vực khoa học tự nhiên: + Đầu thế kỉ XVIII: Thuyết vạn vật hấp dẫn của I. Niu-tơn 0,2đ + Giữa thế kỉ XVIII: Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng 0,2đ 1 của M. Lô-mô-nô-xốp. (2.0 điểm) + Giữa thế kỉ XIX: Thuyết tiến hoá của S. Đác-uyn 0,25đ – Lĩnh vực khoa học xã hội: + Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng với những đại diện xuất sắc là L. Phoi-ơ-bách và G. Hê-ghen. 0,2đ + Học thuyết kinh tế chính trị học tư sản của A. Xmít và D. Ri-các- đô. 0,2đ + Chủ nghĩa xã hội không tưởng của C. H. Xanh Xi-mông, S. Phu-ri- ê và R. Ô-oen. 0,2đ +Chủ nghĩa xã hội khoa học của C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Các thành tựu khoa học vẫn còn để lại dấu ấn trong đời sống 0,25đ hiện tại: - Thuyết vạn vật hấp dẫn của Niu-tơn. 0,13đ - Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng của Lô-mô-nô-xốp. 0,13đ - Thuyết tiến hóa và di truyền của Đác-uyn. 0,13đ - Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ăng-ghen 0,13đ (Nêu được từ 2 thành tựu vẫn đạt 0,5 đ) 2 Ý nghĩa và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: (1.0 điểm) Đối với nước Nga: - Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga. 0,33đ Đối với thế giới: - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. 0,33đ
  4. -Tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa. 0,33đ ĐỐI VỚI HS KHUYẾT TẬT: TT Họ tên HS Loại khuyết tật Yêu cầu cần đạt Điểm 1 KK về nhìn -Làm 8 câu phần trắc nghiệm (mỗi 5.0đ (nặng) câu đúng được 0,62đ) Hà Trần Sang 2 Trần Thị Lệ Hiệp -Làm 8 câu phần trắc nghiệm (mỗi 5.0đ 3 Ông Thị Nhật Kim KK về trí tuệ câu đúng được 0,5đ) 4 (nhẹ) -Nêu được 1-2 thành tựu trong lĩnh vực khoa học ở câu 1 phần tự luận Trần Oai Tuấn (1đ) B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM) I/ TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Đúng mỗi câu được 0.25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C D D C B A II/ TỰ LUẬN: (3.0 điểm) CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1. (1,5 Trình bày và giải thích đặc điểm chung của khoáng sản Việt nam điểm) -Khoáng sản VN khá phong phú và đa dạng; đã thăm dò được hơn 60 0,5đ loại khoáng sản khác nhau như khoáng sản năng lượng, kim loại, phi 0,25đ kim loại. 0,25đ -Phần lớn khoáng sản nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ, không thuận lợi cho việc khai thác và quản lí tài nguyên khoáng sản. 0,5đ -Phân bố: ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam. - Sự phong phú và đa dạng của khoáng sản do VN nằm ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, đồng thời có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp.
  5. Câu 2 HS nêu từ 2-3 ví dụ để chứng minh khai thác khoáng sản có ảnh (1,0 điểm) hưởng đến môi trường như: - Khai thác than ở Quảng Ninh: Đã phá huỷ hàng trăm km rừng tạo 0,33đ ra xói mòn, bồi lấp ở các sông suối và làm ô nhiễm Vịnh Hạ Long. Tại các vùng khai thác than đã xuất hiện những núi đất, đá thải cao gần 200m, những moong khai thác sâu khoảng 100m. Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá, 0,33đ khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ, dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, 0,33đ Cẩm Phả… - Trong khai thác mỏ kim loại, tác động rõ nét nhất là tàn phá mặt đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật. Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất như đá vôi làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước nghiêm trọng. Do quy trình khai thác lạc hậu, không có hệ thống thu bụi nên hàm lượng bụi tại những nơi này thường lớn gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép. - Khai thác cát trên các sông suối ở nước ta: nhất là ở miền nam nước ta, khai thác cát làm đục nước sông, cản trở thuyền bè qua lại và nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông đường thủy. Đặc biệt là gây sạt lở nghiêm trọng các bờ sông, nhất là ở sông Đồng Nai và sông Sài Gòn đã và đang sạt lở nặng nề nhất. ( HS nêu được 2 ví dụ, trình bày theo ý khác nhưng hợp lý vẫn đạt 1.0 đ) Câu 3 Đặc điểm khí hậu của địa phương em (0,5 điểm) - Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt mùa khô và mùa 0,12đ mưa. 0,12đ -Nhiệt độ TB năm 25-26,50C 0,12đ -Lượng mưa TB năm 2.000-2.500mm. 0,12đ -Mưa tập trung từ tháng 9- tháng 12 ĐỐI VỚI HS KHUYẾT TẬT: TT Họ tên HS Loại khuyết tật Yêu cầu cần đạt Điểm 1 KK về nhìn - Làm 8 câu phần trắc nghiệm (mỗi 5.0đ (nặng) câu đúng được 0,62đ) Hà Trần Sang 2 Trần Thị Lệ Hiệp -Làm 8 câu phần trắc nghiệm (mỗi 5.0đ 3 Ông Thị Nhật Kim KK về trí tuệ câu đúng được 0,5đ) 4 (nhẹ) -Nêu được 1-2 ý về đặc điểm chung của khoáng sản ở câu 1 phần tự Trần Oai Tuấn luận (1đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2