intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Xương, Tân Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Xương, Tân Châu” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Xương, Tân Châu

  1. UBND THỊ XÃ TÂN CHÂU KIỂM TRA CUỐI HKI KHỐI 8 TRƯỜNG THCS VĨNH XƯƠNG NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ. Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây? A. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca. B. Mỹ tấn công, đánh chiếm Phi-líp-pin. C. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam). D. Thực dân Anh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a. Câu 2. Vào năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn vào khai hoang, lập ấp tại vùng đất thuộc tỉnh nào của Việt Nam ngày nay? A. Bình Định. B. Phú Yên C. Khánh Hòa. D. Gia Lai. Câu 3. Cuối thế kỉ XVII, phủ Gia Định được thành lập, gồm 2 dinh là A. dinh Quảng Bình và dinh Quảng Đức. B. dinh Trấn Biên và dinh Phiên Trấn. C. dinh Quảng Nam và dinh Quảng Trị. D. dinh Biên Hòa và dinh Vĩnh Tường. Câu 4. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên cho chiếc chùa Cầu (Hội An) là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa “Cầu đón khách phương xa” để bày tỏ sự hiếu khách và cởi mở trong giao thương với thương nhân nước nào? A. Tây Ban Nha. B. Trung Quốc. C. Hà Lan. D. Nhật Bản. Câu 5. Trong quá trình hoạt động, nghĩa quân do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo đã nêu cao khẩu hiệu nào dưới đây? A. “Cướp của nhà giàu, chia cho dân nghèo”. B. “Phù Trịnh - diệt Nguyễn”. C. “Phá cường địch, báo hoàng ân”. D. “Phù Lê - diệt Trịnh”. Câu 6. Sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Đàng Ngoài đã tác động như thế nào đến xã hội Đại Việt thê kỉ XVIII? A. Dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Lê - Trịnh. B. Làm lung lay chính quyền chúa Nguyễn C. Làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”. D. Dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền chúa Nguyễn. Câu 7: Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? A. Tây Sơn hạ đạo B. Quảng Nam. C. Tây Sơn thượng đạo D. Bình Thuận Câu 8. Nguyễn Huệ chọn địa điểm nào để làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm?
  2. A. Sông Gián Khẩu (sông Đáy) B. Sông Bạch Đằng C. Khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút D. Sông Trường Giang Câu 9: Ở khu vực đồi núi, loại đất nào sau đây là phổ biến nhất? A. Đất feralit. B. Đất badan. C. Đất mùn alit. D. Đất phù sa. Câu 10: Hoạt động kinh tế nào sau đây là thế mạnh ở khu vực đồng bằng? A. Trồng cây lương thực, thực phẩm. B. Làm muối và khai thác hải sản. C. Chăn nuôi gia súc lớn. D. Trồng cây công nghiệp lâu năm. Câu 11 : Vào mùa lũ, ở khu vực đồng bằng xảy ra thiên tai chủ yếu nào? A. Lũ quét. B. Động đất. C. Hạn hán. D. Ngập lụt. Câu 12: Nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta có nhiều loại, phần lớn có trữ lượng A. rất nhỏ B. rất lớn. C. vừa và nhỏ. D. khá lớn. Câu 13: Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Vùng biển Trung Bộ, các đảo. C. Thềm lục địa phía Đông Nam D. Vùng đồng bằng Sông Hồng. Câu 14: Tích chất gió mùa của khí hậu nước ta thể hiện qua: A. Độ ẩm và lượng mưa nhiều B. Khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt C. Phân hóa theo độ cao D. Phân hóa bắc - nam Câu 15: Phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng là: A. Tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. B. Vòng cung và đông bắc - tây nam. C. Tây - đông hoặc gần bắc - nam. D. Tây bắc - đông nam và tây - đông. Câu 16: Nguồn cung cấp nước sông chủ yếu của sông ngòi ở nước ta là: A. Băng tuyết. B. Nước ngầm. C. Hồ và đầm. D. Nước mưa. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Phân tích những nét chính về tình hình phát triển của thương nghiệp thế kỉ XVI - XVIII. Câu 2. (1,0 điểm) Em hãy cho biết tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đối với xã hội Đại Việt?. Câu 3. (0,5 điêm) Cách đánh độc đáo của bộ chỉ huy quân Tây Sơn tiêu biểu là Nguyễn Huệ trong trận Rạch Gầm-Xoài Mút được thể hiện như thế nào? Câu 4: (1,5 đ). Trình bày đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản nước ta. Câu 5: ( 1,0 đ). Phân tích vai trò của hồ, đầm đối với hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Câu 6: (0,5 điểm). Bản thân em cần làm gì để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu?. (Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong quá trình làm bài). ---Hết---
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HKI. NĂM HỌC: 2024-2025 Môn: Lịch sử và địa lí 8. ( Đề 1. Mã đề 01) I.Trắc nghiệm: (4,0đ) Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B B D A B C C Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A A D C C B A D II. TỰ LUẬN: ( 6, 0 đ) CÂ NỘI DUNG ĐIỂ U M 1 * Nét chính về tình hình thương nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII:- Nội thương: 0,5 + Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến. + Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường hợp theo phiên. - Ngoại thương phát triển mạnh: 1,0 + Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản,… + Nhiều đô thị hưng khởi do sự phát triển của thương mại: Ở Đàng Ngoài có: Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên),… Ở Đàng Trong có: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Bến Nghé - Sài Gòn,… 2 Tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đối với xã hội Đại Việt 1,0 - Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê, … - Làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”, chuẩn bị “mảnh đất” thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII. 3 Cách đánh độc đáo của bộ chỉ huy quân Tây Sơn tiêu biểu 0,5 là Nguyễn Huệ Tài thao lược của bộ chỉ huy quân Tây Sơn tiêu biểu là Nguyễn Huệ: Ông đã chọn khúc sông có vị trí chiến lược quan trọng, chiến thuật nghi binh, dụ quân Xiêm vào trận địa mai phục, rồi bất ngờ chặn đánh, kết hợp dùng thuyền, bè lửa đốt cháy chiến thuyền giặc. Câu 4 Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản nước ta 0,5 (1,5 đ) - Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng: có trên 5000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại KS khác nhau 0,5
  4. - Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ, cũng có một số khoáng sản có trữ lượng lớn: Bôxit, Titan… 0,5 -Khoáng sản phân bố tương đối rộng: Dầu khí ( thềm lục địa phí nam, Than đá( Đông bắc) Bôxit ( Tây Nguyên)… Câu 5 Vai trò của hồ, đầm: (1,0đ) - Đối với sản xuất: nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cảnh đẹp 0,75 phát triển du lịch, thủy điện, công nghiệp, điều tiết nước của các dòng chảy… ( Học sinh nêu được 3 ý vẫn đạt 0,75đ) 0,25 - Đối với sinh hoạt: cung cấp nước sinh hoạt (hoặc đảm bảo sinh kế cho người dân)… Câu 6 - Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, không xã rác, thu gom rác, (0,5đ) …. 0,5 HS nêu được 2 việc làm trở lên phù hợp thì đạt 0,5 đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2