intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản, Châu Đức" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản, Châu Đức

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC 2024 - 2025 I. PHẦN LỊCH SỬ Chủ đề 2: Đông Nam Á từ nữa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX * Quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á * Nguyên nhân: + Sau các cuộc phát kiến địa lí, nền sản xuất của các nước phương Tây phát triển, đặt ra nhu cầu ngày càng lớn về: nguyên liệu, nhân công, thị trường tiêu thụ,… + Đông Nam Á là khu vực có vị trí quan trọng cho giao thương trên biển; giàu hương liệu, nguyên liệu và nhân công,… + Mặt khác, từ nửa sau thế kỉ XVI, chế độ phong kiến ở nhiều nước Đông Nam Á đã bắt đầu bộc lộ dấu hiệu khủng hoảng. => Các nước Đông Nam Á nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây. * Quá trình xâm nhập, xâm lược: - Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca. Sự kiện này đã mở đầu quá trình xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây. - Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia trong khu vực: + Hà Lan cai trị In-đô-nê-xi-a (Indonesia); + Anh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a (Malaya), phía Bắc đảo Booc-nê-ô (Borneo) và Mi-an-ma (Myanmar) + Pháp đặt ách đô hộ lên ba nước Đông Dương. + Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ chiếm Phi-líp-pin. - Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập, do tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao khôn khéo. * Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây Tình hình chính trị
  2. + “Chia để trị” (chia một nước hoặc một vùng thuộc địa thành các đơn vị hành chính với những chính sách cai trị khác nhau) + Mua chuộc, khống chế bộ phận phong kiến đầu hàng. + Quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương và cử người bản xứ cai quản ở địa phương. Tình hình kinh tế + Cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt" + Chú trọng phát triển các ngành: công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản… khai thác khoáng sản, đẩy mạnh nhu cầu của nền kinh tế chính quốc. + Phát triển hệ thống giao thông vận tải nhằm phục vụ cho các chương trình khai thác thuộc địa và mục đích quân sự. Tình hình xã hội, văn hóa: - Chính sách cai trị: + Kì thị chủng tộc, tôn giáo; chia rẽ khối đoàn kết dân tộc… + Áp đặt chính sách văn hóa mang đậm tính “ngu dân” - Tác động: + Về xã hội: giai cấp cũ phân hóa, xuất hiện các lực lượng xã hội mới; mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân dâng cao. + Về văn hóa: văn hóa phương Tây du nhập vào Đông Nam Á. Chủ đề 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII * Em hãy cho biết những nét chính của vương triều nhà Mạc. * Việc chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa như thế nào? (đề mở) * Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn? (đề mở) * Qua hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm (1785), quân Thanh (1789), em hãy rút ra phong trào Tây Sơn với những vấn đề thực tiễn hiện nay? (đề mở) Chủ đề 4: Châu Âu và nước Mĩ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX * Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri - Tháng 7/1870, chiến tranh giữa Pháp và Phổ xảy ra, Na-pô-lê-ông cùng 10 vạn quân thất trận ở Xơ-đăng và bị bắt làm tù binh. “Chính phủ Vệ quốc" của giai cấp tư sản được thành lập.
  3. - Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” đầu hàng, trong khi đó, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ thủ đô. - Ngày 18/3/1871, từ đồi Mông-mác, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ huy của “Ủy ban Quốc dân quân” đã tiến vào Pa-ri, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai. - Sau cuộc bầu cử ngày 26/3/1871, Hội đồng Công xã Pa-ri ra đời. * Ý nghĩa của công xã Pa-ri - Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản tại Pa-ri, lập ra chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. - Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng Công xã Pa-ri đã cổ vũ tinh thần cách mạng cho nhân dân lao động và để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản. II. PHẦN ĐỊA LÍ Câu 1: Nêu và giải thích đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam? - Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). - Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: + Mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc + Mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam. Câu 2: Khí hậu mang lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với đời sống, sản xuất năng lượng Việt Nam? - Thuận lợi: + Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi trong phát triển ngành trồng trọt cây nhiệt đới. + Lượng mưa quanh năm cao nên cung cấp đủ nguồn nước để sản xuất và phục vụ đời sống. + Lượng nhiệt quanh năm cao nên cung cấp đủ sức sưởi ấm và được sử dụng để phát triển ngành năng lượng mặt trời. + Tùy theo mùa và độ cao nên có thể trồng được cái loại cây nhiệt đới, một số cây cận nhiệt và ôn đới. - Khó khăn: + Có nhiều thiên tai: bão, lũ, hạn hán, gió mạnh... + Đất dễ xói mòn khi có mưa bão. + Sâu bệnh phát triển cao. + Khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp gây hậu quả lớn. Câu 3: Vì sao sông ngòi nước ta có 2 mùa nước? - Chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của khí hậu.
  4. - Khí hậu nước ta có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, vì thế sông ngòi nước ta có một mùa lũ và một mùa cạn khác nhau rõ rệt. Câu 4: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn nước ta và nêu giải pháp ứng phó? A. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậy và thủy văn. Đối với khí hậu - Thay đổi về nhiệt độ: + Làm tăng nhiệt độ trung bình năm của nước ta 0,89°C (thời kì 1958 - 2018). + Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng. - Thay đổi về lượng mưa: + Làm lượng mưa trung bình năm của cả nước ta có nhiều biến động. + Các đợt mưa lớn diễn ra bất thường, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan. + Số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, hạn hán lũ lụt xuất hiện nhiều. Đối với thủy văn - Tác động tới thủy chế của sông ngòi: làm chế độ nước sông biến đổi thất thường. + Mùa lũ: lượng nước tăng, gây sạt lở ở hai bên bờ sông, ngập úng trên diện rộng. + Mùa cạn: lượng nước ở các hệ thống sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài. - Tác động tới hồ, đầm và nước ngâm: + Với sự gia tăng của số ngày hạn hán làm cho mực nước của các hồ, đầm xuống thấp. + Mực nước ngầm cũng hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. B. Giải pháp ứng phó. Có 2 nhóm giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu: * Nhóm giảm nhẹ biến đổi khí hậu: - Kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải nhà kính từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. - Khai thác hợp lý và bảo vệ tự nhiên. - Sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguồn năng lượng tái tạo. * Nhóm thích ứng với biến đổi khí hậu: - Nhiệt độ tăng: bảo vệ, chống nắng cho người và vật nuôi... - Biến động thất thường lượng mưa: quản lí hiệu quả nguồn tài nguyên nước... - Mực nước biển dâng: bảo vệ, trồng rừng, chuyển đổi tập quán canh tác... - Đối với các ngành sản xuất, dịch vụ: mỗi lĩnh vực có phương án riêng để thích ứng với biến đổi khí hậu. - Địa phương: trồng cây phù hợp, nâng cao nhận thức người dân về biến đổi khí hậu... - Quốc gia: xây dựng kè biển, kênh mương để hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ…
  5. MA TRẬN ĐỀ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng Chương/ Nội dung/Đơn vị kiến TT Nhận Thông Vận Vận % Chủ đề thức biết hiểu dụng dụng cao điểm PHÂN MÔN LỊCH SỬ Chủ đề 2: Đông Nam Bài 3. Tình hình Đông Á từ nửa Nam Á từ nữa sau thế kỉ sau thế kỉ 1TL 20% XVI đến thế kỉ XIX XVI đến thế kỉ XIX Chủ đề 3: Việt Nam từ đầu thế Bài 8. Phong trào Tây Sơn 1TL 1TL 20% kỉ XVI đến thế kỉ XVIII Chủ đề 4: Châu Âu và nước Mĩ từ cuối thế kỉ Bài 10. Công xã Pa-ri 1871 1TL 10% XVIII đến đầu thế kỉ XX Tổng 1TL 1 TL 1TL 1 TL 4 TL Tỉ lệ 20% 10% 10% 10% 50% PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
  6. Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi Đặc điểm chung của địa 1 lãnh thổ; hình Việt Nam. 1TL 20% Địa hình và khoáng sản Việt Nam. Những thuận lợi và khó Chủ đề 2: khăn khí hậu mang lại đối 1TL 20% Khí hậu và với đời sống, sản xuất năng 2 thủy văn lượng Việt Nam. Việt Nam Phân tích vì sao sông ngòi 1TL 10% nước ta có hai mùa nước Tổng 1TL 1TL 1TL 3TL Tỉ lệ 20% 20% 10% 50% Tổng hợp chung 40% 30% 20% 10% 100% BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ Nội dung/ nhận thức T Chương/ đơn vị kiến Mức độ đánh giá Vận T Chủ đề Nhận Thông Vận thức dụng biết hiểu dụng cao PHÂN MÔN LỊCH SỬ Chủ đề 2: Bài 3. Tình - Nêu được những nét nổi Đông Nam Á từ hình Đông Nam Á bật về tình hình chính trị, nửa sau thế kỉ từ nữa sau thế kỉ kinh tế, văn hoá – xã hội của 1 1TL XVI đến thế kỉ XVI đến thế kỉ các nước Đông Nam Á dưới XIX XIX ách đô hộ của thực dân phương Tây.
  7. Đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung Chủ đề 3: trong phong trào Tây Sơn. Việt Nam từ đầu Bài 8. Phong Liên hệ, rút ra được bài học 1TL 1TL thế kỉ XVI đến trào Tây Sơn từ phong trào Tây Sơn với thế kỉ XVIII những vấn đề của thực tiễn hiện nay. Hiểu được ý nghĩa lịch sử Chủ đề 4: của việc thành lập nhà nước Châu Âu và nước Bài 10. Công kiểu mới – nhà nước của Mĩ từ cuối thế kỉ 1TL xã Pa-ri 1871 giai cấp vô sản đầu tiên trên XVIII đến đầu thế giới. thế kỉ XX Số câu/loại câu 1TL 1 TL 1TL 1 TL Tỉ lệ 20% 10% 10% 10% PHẦN ĐỊA LÝ Đăc điểm về Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi địa hình Việt Nêu được đăc điểm chung lãnh thổ; Địa 1TL Nam. của địa hình Việt nam hình và khoáng sản Việt Nam. Hiểu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất 1TL Chủ đề 2: Khí Đặc điểm về ở Việt Nam. hậu và thủy văn thủy văn Việt Việt Nam Nam Phân tích vì sao sông ngòi 1TL nước ta có hai mùa nước
  8. Số câu/loại câu 1TL 1 TL 1 TL Tỉ lệ 20% 20% 10% Tổng hợp chung 40% 30% 20% 10%
  9. Trường THCS Võ Trường Toản KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên……………………….. NĂM HỌC 2024-2025 Lớp 8A…. SBD…….. MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 8 Thời gian làm bài 60 phút. Ngày…tháng 1 năm 2025 Điểm Nhận xét của GV Giám thị Đề bài: Câu 1. (2 điểm) Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây? Câu 2. (1 điểm) Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn? Câu 3. (1 điểm) Qua hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm (1785), quân Thanh (1789), em hãy rút ra nhận xét từ phong trào Tây Sơn với những vấn đề thực tiễn hiện nay? Câu 4. (1 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới? Câu 5. (2 điểm). Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? Câu 6. (2 điểm). Khí hậu mang lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với đời sống, sản xuất năng lượng Việt Nam? Câu 7. (1 điểm). Phân tích vì sao sông ngòi nước ta có 2 mùa nước? BÀI LÀM ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………
  10. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………
  11. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Câu Nội dung Điểm 1 Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của các nước Đông Nam Á 2 điểm dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây Tình hình chính trị + “Chia để trị” (chia một nước hoặc một vùng thuộc địa thành các đơn vị hành chính với những chính sách cai trị khác nhau) + Mua chuộc, khống chế bộ phận phong kiến đầu hàng. + Quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương và cử người bản xứ cai quản ở địa phương. Tình hình kinh tế + Cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt" + Chú trọng phát triển các ngành: công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản… khai thác khoáng sản, đẩy mạnh nhu cầu của nền kinh tế chính quốc. + Phát triển hệ thống giao thông vận tải nhằm phục vụ cho các chương trình khai thác thuộc địa và mục đích quân sự. Tình hình xã hội, văn hóa: - Chính sách cai trị: + Kì thị chủng tộc, tôn giáo; chia rẽ khối đoàn kết dân tộc… + Áp đặt chính sách văn hóa mang đậm tính “ngu dân” - Tác động: + Về xã hội: giai cấp cũ phân hóa, xuất hiện các lực lượng xã hội mới; mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân dâng cao. + Về văn hóa: văn hóa phương Tây du nhập vào Đông Nam Á. 2 * Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây 1 điểm Sơn? - Ông có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất, xây dựng đất nước và kháng chiến chống giặc ngoại xâm. - Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, lập ra vương triều Tây Sơn (1778 - 1802).
  12. - Vua Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc. - Khi có quân xâm lược Xiêm, Thanh, Nguyễn Huệ đã kêu gọi quần chúng nhân dân, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, để bảo vệ nền độc lập dân tộc. - Là người chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó. 3 * Qua hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm (1785), quân 1 điểm Thanh (1789), em hãy rút ra nhận xét từ phong trào Tây Sơn với những vấn đề thực tiễn hiện nay? + Bài học về tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc: Chúng ta cần tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, đoàn kết, thống nhất, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. + Bài học về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Chúng ta cần đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. + Bài học về vai trò của người lãnh đạo: Chúng ta cần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập. 4 * Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước của giai 1 điểm cấp vô sản đầu tiên trên thế giới. - Công xã Pari là một cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới do nhân dân lao động thực hiện, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản tại Pari, lập ra chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Các chính sách của Hội đồng Công xã đều hướng tới quyền lợi của đại đa số quần chúng. - Tuy tồn tại 72 ngày như Công xã Pari đã cổ vũ tinh thần cách mạng cho nhân dân lao động và để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản. 5 */ Đặc điểm chung của địa hinh Việt nam: 2 điểm - Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Địa hình được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. - Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng, có 2 hướng chính là tây bắc- đông nam và hướng vòng cung. - Đia hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
  13. 6 */ Khí hậu mang lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với đời sống, sản 2 điểm xuất năng lượng Việt Nam: - Thuận lợi: + Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi trong phát triển ngành trồng trọt cây nhiệt đới. + Lượng mưa quanh năm cao nên cung cấp đủ nguồn nước để sản xuất và phục vụ đời sống. + Lượng nhiệt quanh năm cao nên cung cấp đủ sức sưởi ấm và được sử dụng để phát triển ngành năng lượng mặt trời. + Tùy theo mùa và độ cao nên có thể trồng được cái loại cây nhiệt đới, một số cây cận nhiệt và ôn đới. - Khó khăn: + Có nhiều thiên tai: bão , lũ, hạn hán , gió mạnh,... + Đất dễ xói mòn khi có mưa bão. + Sâu bệnh phát triển cao. + Khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp gây hậu quả lớn. 7 */ Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: 1 điểm - Chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của khí hậu. - Khí hậu nước ta có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, vì thế sông ngòi nước ta có một mùa lũ và một mùa cạn khác nhau rõ rệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2