intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2024 – 2025 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - KHỐI 8 Thời gian làm bài: 60 phút MÃ ĐỀ LS - ĐL 801 Ngày kiểm tra: 24/12/2024 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (3,0 điểm). Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Năm 1527, ai là người đã ép vua Lê nhường ngôi và lập ra Triều Mạc? A. Mạc Mậu Hợp. B. Mạc Toàn. C. Mạc Kính Chỉ. D. Mạc Đăng Dung. Câu 2. Nguyễn Hoàng bắt đầu gây dựng sự nghiệp cho nhà Nguyễn ở đâu? A. Quảng Nam. B. Gia Định. C. Phú Xuân. D. Thuận Hóa. Câu 3. Đến cuối thế kỉ XIX, ba nước đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp là A. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào. B. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào. C. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a. D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. Câu 4. Cuối thế kỉ XVIII, nước nào được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”? A. Pháp. B. Đức. C. Anh. D. Mĩ. Câu 5. Máy tách hạt bông (1793) và máy thu hoạch bông (1831) là phát minh lớn của nước nào ? A. Anh. B. Pháp. C. Mĩ. D. Đức. Câu 6. Đến giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của A. thực dân Anh. B. thực dân Hà Lan. C. thực dân Tây Ban Nha. D. thực dân Pháp. Câu 7. Ở Việt Nam, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất tại khu vực nào sau đây? A. Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 8. Trên đất liền, nước ta không có đường biên giới với quốc gia nào sau đây? A. Lào. B. Cam-pu-chia. C. Trung Quốc. D. Thái Lan. Mã đề LS - ĐL 801 Trang 2/3
  2. Câu 9. Nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1500 - 2000mm/năm. Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao, lượng mưa trung bình năm thường nhiều hơn, khoảng A. 3000 – 3500 mm/năm. B. 2500 – 3500 mm/năm. C. 3500 – 4000 mm/năm. D. 3000 – 4000 mm/năm. Câu 10. Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng? A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng. B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản. C. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày. D. Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố. Câu 11. Tổng diện tích phần đất của nước ta (theo Tổng cục thống kê 2021) là (km²) A. 331 213. B. 331 211. C. 331 214. D. 331 344. Câu 12. Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm A. có hệ thống đê sông và đê biển. B. do phù sa sông ngòi bồi tụ tạo nên. C. diện tích 40 000 km². D. có nhiều sông ngòi, kênh rạch. 2. Câu trắc nghiệm đúng/sai (2,0 điểm). Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau: “Bãi Cát Vàng (quần đảo Hoàng Sa) dài khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm. Họ Nguyễn, mỗi năm vào cuối mùa đông, cử 18 chiếc thuyền đến đó lấy hàng hoá.” (Theo Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 40) a. Các chúa Nguyễn đã thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa vào khoảng thế kỉ XVII – XVIII. b. Các chúa Nguyễn chỉ quan tâm đến việc thu lượm hàng hóa trôi dạt trên quần đảo Hoàng Sa bởi các tàu bị đắm ở ngoài biển. c. Các chúa Nguyễn tiến hành hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hàng năm. d. Các chúa Nguyễn cho rằng quần đảo Hoàng Sa chỉ là bãi cát vàng, nổi giữa biển, không có giá trị. Câu 2. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ không khí trung bình tháng/ năm tại trạm khí tượng Lạng Sơn và Cà Mau (0C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB năm Lạng Sơn 13,1 14,7 18,0 22,3 25,5 26,9 27,1 26,6 25,2 22,3 18,4 14,6 21,3 Độ cao 259m Vĩ độ 21050’B Cà Mau 25,6 26,2 27,3 28,5 28,2 27,7 27,4 27,3 27,2 27,0 26,8 26,6 27,1 Độ cao 0,9m Vĩ độ 9011’B a. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 200C và tăng đần từ Bắc vào Nam. b. Nhiệt độ trung bình năm của các vùng phía Bắc cao hơn phía Nam. c. Nhiệt độ trung bình năm của các vùng phía Bắc thấp hơn phía Nam vì miền Bắc có mùa đông lạnh. d. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước là 200C và tăng đần từ Bắc vào Nam Phần II. Tự luận (5,0 điểm) Mã đề LS - ĐL 801 Trang 2/3
  3. Câu 1 (1,0 điểm). Em có nhận xét gì về chính sách đô hộ của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á? Câu 2 (1,5 điểm). a. Làm rõ hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều. b. Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra ít nhất hai lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn. Câu 3 (1,0 điểm). a. Hãy kể tên các dãy núi ở phía Bắc được coi như bức chắn địa hình ở Việt Nam. b. Phân tích tác động của một trong các dãy núi đó đến sự phân hoá tự nhiên ở hai sườn núi. Câu 4 (1,5 điểm). Dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học, em hãy lấy ví dụ chứng minh khai thác khoáng sản ở ở Hà Nội ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. ------ HẾT ------ Mã đề LS - ĐL 801 Trang 2/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2