intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Phòng GD&ĐT huyện Giao Thủy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Phòng GD&ĐT huyện Giao Thủy" hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Phòng GD&ĐT huyện Giao Thủy

  1. Phòng GD&ĐT huyện Giao Thủy 1. Hội đồng coi thi: …………………………………... Khảo sát chất lượng học kì I 2. Họ, tên: ……………………………………………. Năm học 2024 - 2025 Giám thị 1 Giám thị 2 3. SBD: ………… 4. Phòng số: …… 5. Lớp: ………. (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Môn thi: Lịch sử và Địa lí lớp 9 Mã đề: 902 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề Mã phách: Mã đề Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giám khảo 1 Giám khảo 2 902 Đề Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (8,0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 32. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh không là nguyên nhân chủ quan đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít. B. Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương. C. Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường của nhân dân ta. D. Quá trình chuẩn bị lâu dài của Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 2. Sự kiện đánh đấu sự tan rã của Liên bang Xô viết là A. cải tổ chính trị với khẩu hiệu “dân chủ hóa”, “công khai hóa”. B. thực hiện đa nguyên, đa đảng và hệ thống chính quyền tổng thống. C. một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiến hành đảo chính. D. Tổng thống M. Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức (tháng 12-1991). Câu 3. Một trong những thành tựu quan trọng của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là A. tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm. B. xóa bỏ được tình trạng đói nghèo và lạc hậu. C. giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường. D. đi đầu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ. Câu 4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là A. Thừa nhận chế độ đa nguyên, đa đảng. B. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. C. Tập trung cải cách chính trị. D. Duy trì nền kinh tế bao cấp. Câu 5. Nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) vào thời gian A. những năm 60 của thế kỉ XX. B. những năm 80 của thế kỉ XX. C. những năm 50 của thế kỉ XX. D. những năm 70 của thế kỉ XX. Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản Tây Âu đã tham gia vào tổ chức quân sự nào do Mỹ đứng đầu? A. Vác-sa-va. B. NATO. C. ASEAN. D. SEATO. Câu 7. Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu nổi bật nào trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật? A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. Phóng tàu vũ trụ có người lái vào quỹ đạo Trái Đất. C. Xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. D. Chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 8. Trong nông nghiệp, Ấn Độ không chỉ tự túc mà còn xuất khẩu được lương thực là nhờ tiến hành A. cách mạng chất xám. B. cải cách ruộng đất. C. cách mạng 4.0. D. cách mạng xanh. Câu 9. Tháng 3-1947, quốc gia thực hiện Chiến lược toàn cầu là A. Mỹ. B. Trung Quốc. C. Tây Âu. D. Liên Xô. Câu 10. Lần đầu tiên, phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1931 ở Việt Nam đã hình thành A. khối liên minh công - nông. B. giai cấp địa chủ phong kiến. C. giai cấp tư sản dân tộc. D. chính phủ liên hiệp quốc dân. Câu 11. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1936 - 1939 là gì? A. Trình độ chính trị và công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao. B. Xây dựng được lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng. C. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đường lối của Đảng được phổ biến trong nhân dân. D. Là cuộc diễn tập chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 12. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ tám (tháng 5- 1941) được tiến hành ở Mã đề 902-Trang 1/4
  2. A. Tân Trào (Tuyên Quang). B. Hương Cảng (Trung Quốc). C. Bà Điểm (Hóc Môn). D. Pắc Bó (Cao Bằng). Câu 13. Vì sao Cu-ba được coi là nước đi tiên phong trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở khu vực Mỹ La-tinh? A. Là nước đầu tiên tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ thắng lợi và cổ vũ cho phong trào cách mạng ở Mỹ La-tinh. B. Là nước đầu tiên ở Mỹ La-tinh tiến hành nhiều cải cách dân chủ tiến bộ đem lại quyền lợi cho nhân dân. C. Đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thay đổi bộ mặt đất nước. D. Lật đổ được chế độ độc tài thân Mỹ và thành lập được chính phủ dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 14. Từ việc Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12-1989), các quốc gia cần phải làm gì để giữ gìn hòa bình an ninh thế giới? A. Can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. C. Thành lập các tổ chức liên minh kinh tế - chính trị. D. Điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm. Câu 15. Điểm mới được đề ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ tám (tháng 5-1941) so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ sáu (tháng 11-1939) là A. thành lập chính phủ nhân dân sau khi giành được chính quyền. B. giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương. C. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức. D. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc. Câu 16. Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 xuất hiện khi A. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. B. chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam sụp đổ. C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn sắp kết thúc. D. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Câu 17. Một trong những xu hướng phát triển mới trong ngành du lịch của nước ta hiện nay là A. phát triển du lịch thương mại. B. phát triển du lịch nội địa. C. phát triển du lịch quốc tế. D. phát triển du lịch bền vững. Câu 18. Vì sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn? A. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. Địa hình dốc và sông có nhiều phù sa . C. Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều sông lớn. D. Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều. Câu 19. Loại hình giao thông quan trọng nhất ở nước ta hiện nay là A. đường biển. B. đường ô tô. C. đường sắt. D. đường sông. Câu 20. Cho bảng số liệu sau: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước và Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010 - 2021 (đơn vị: nghìn tỉ đồng) Năm 2010 2021 Lãnh thổ Cả nước 1 677,3 4 407,8 Đồng bằng sông Hồng 363,7 1 143,1 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2016, 2022) Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2021 gấp bao nhiêu lần năm 2010? A. 4,1 lần. B. 5,1 lần C. 3,1 lần. D. 2,1 lần. Câu 21. Hai trung tâm bưu chính viễn thông phát triển nhất nước ta là A. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. B. Hải Phòng và Hà Nội. C. Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. D. Hà Nội và Đà Nẵng. Mã đề 902-Trang 2/4
  3. Câu 22. Phát triển thương mại điện tử giúp ngành thương mại đạt được điều gì? A. Nâng cao chất lượng dịch vụ. B. Giảm số lượng khách hàng. C. Tăng chi phí vận hành. D. Tăng cường giao dịch trực tuyến và tiếp cận thị trường toàn cầu. Câu 23. Nguồn nước ở Đồng bằng sông Hồng không có thế mạnh để phát triển A. nuôi trồng thủy sản nước ngọt. B. sản xuất nông nghiệp. C. thủy điện. D. công nghiệp sản xuất đồ uống và du lịch. Câu 24. Nhận định nào sau đây không đúng về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Dân cư chủ yếu sinh sống ở nông thôn. B. Các tỉnh trung du có mật độ dân số cao hơn các tỉnh miền núi. C. Mật độ dân số toàn vùng thấp hơn so với trung bình cả nước. D. Tây Bắc có mật độ dân số cao hơn Đông Bắc. Câu 25. Cây công nghiệp nào là thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Cao su. B. Chè. C. Điều. D. Cà phê. Câu 26. Hoạt động dịch vụ nào góp phần vào việc nâng cao đời sống của người dân, tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế? A. Bưu chính viễn thông. B. Giao thông vận tải. C. Thương mại. D. Du lịch. Câu 27. Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2010 và năm 2021 (đơn vị: nghìn tỉ đồng) Năm 2010 2021 Lãnh thổ Cả nước 3 045,6 13 026,8 Đồng bằng sông Hồng 859,5 4 806,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2016, 2022) Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2010 và năm 2021 là A. biểu đồ đường biểu diễn. B. biểu đồ miền. C. biểu đồ hình tròn. D. biểu đồ cột chồng. Câu 28. Ba cảng hàng không quốc tế quan trọng của nước ta là A. Vân Đồn, Nội Bài, Tân Sơn Nhất. B. Đà Nẵng, Nội Bài, Tân Sơn Nhất. C. Đà Nẵng, Phú Quốc, Tân Sơn Nhất. D. Vân Đồn, Nội Bài, Đà Nẵng. Câu 29. Tuyến đường sắt quan trọng nhất nước ta là? A. Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng. B. Đường sắt Thống Nhất. C. Đường sắt Hà Nội – Lào Cai. D. Đường sắt đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 30. Cho bảng số liệu sau: Một số tiêu chí về dân số của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cả nước năm 2021. Lãnh thổ Trung du và miền núi Bắc Bộ Cả nước Tiêu chí Số dân (nghìn người) 12,9 98,5 Mật độ dân số (người/km²) 136 297 Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) 1,05 0,94 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022) Năm 2021 vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm bao nhiêu % dân số cả nước ? A. 23,1%. B. 13,9%. C. 13,1%. D. 12,1%. Câu 31. Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với những vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên. Câu 32. Năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước là do A. sử dụng nhiều phân bón, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. B. diện tích rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, ít bị sâu bệnh. C. trình độ thâm canh cao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. D. người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Mã đề 902-Trang 3/4
  4. Phần II: Trắc nghiệm lựa chọn đúng/sai (2,0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 33 đến câu 34. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng (Đ) hoặc sai (S). Câu 33. Đọc những thông tin trong bảng sau đây: DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 Một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh ở nhiều xã, huyện thuộc các tỉnh đồng Ngày 14 - 8 bằng châu thổ sông Hồng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,... đã phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đơn vị Giải phóng quân xuất phát từ Tân Trào tiến Ngày 16 - 8 về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đường tiến về Hà Nội. Nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền Ngày 18 - 8 ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước. Tại Hà Nội, quần chúng cách mạng có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu lần Ngày 19 - 8 lượt chiếm Phủ Khâm sai, Sở Cảnh sát Trung ương, Trại Bảo an binh,... Đến tối, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn. Tại Huế, hàng vạn nhân dân nội, ngoại thành thành phố Huế kéo về biểu tình thị Ngày 23 - 8 uy, chiếm các công sở, giành chính quyền về tay nhân dân. Tại Sài Gòn, tối ngày 24-8, cuộc khởi nghĩa cơ bản giành thắng lợi. Ngày 25-8, hàng chục vạn nhân Ngày 24, 25 - 8 dân Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định và các tỉnh lân cận kéo về trung tâm thành phố dự cuộc mít tinh khổng lồ chào mừng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, chính quyền cách mạng ra mắt nhân dân. Ngày 28 - 8 Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là hai tỉnh cuối cùng giành được chính quyền. (Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 38) a) Những thông tin trong bảng trên đã phản ánh thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. b) Nhân dân Hà Nội đã giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước, quyết định tới thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. c) Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 diễn ra giành thắng lợi nhanh chóng, tương đối ôn hòa và ít đổ máu. d) Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử nhân loại: kỉ nguyên độc lập, tự do dưới chế độ dân chủ cộng hòa. Câu 34. Hãy xác định câu đúng hoặc sai về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng. a) Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh tài nguyên thiên nhiên trong phát triển nông nghiệp với địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ. b) Đồng bằng sông Hồng có khí hậu phân hai mùa: mưa – khô, nền nhiệt cao và ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. c) Đồng bằng sông Hồng có tài nguyên sinh vật nghèo nàn. d) Một trong những thế mạnh nổi bật của vùng Đồng bằng sông Hồng đối với phát triển thủy sản là vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ và vùng trũng. Bài làm Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đáp án Câu 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Đáp án Câu 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 Đáp án Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu 33 a b c d Đáp án Câu 34 a b c d Đáp án -------- HẾT ------- Lưu ý: Học sinh không được sử dụng Atlat Địa lí. Họ và tên thí sinh: ………………………………………… Họ tên, chữ ký GT 1: ………………………………………... Số báo danh: …………………………………………………... Họ tên, chữ ký GT 2: ………………………………………... Mã đề 902-Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2