intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - KHỐI 9 Thời gian: 60 phút Mã đề: LS&ĐL902 Ngày thi: 24/12/2024 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (5,0 điểm). Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự? A. Tham gia khối quân sự NATO. B. Thành lập nhà nước Cộng hòa liên bang Đức. C. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ. D. Chống lại Liên Xô. Câu 2. Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là A. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. Câu 3. Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là A. chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa. B. tích cực ủng hộ hòa bình và phong trào cách mạng thế giới. C. chỉ quan hệ với các nước lớn. D. muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Câu 4. Ngày 19/8/1945 ở Hà Nội đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì? A. Cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội ở quảng trường Ba Đình. B. Việt Minh rải truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa. C. Việt Minh tổ chức buổi diễn thuyết công khai ở thành phố. D. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi. Câu 5. Quốc gia nào được coi như “ngọn cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh? A. Chi-lê. B. Ni-ca-ra-goa. C. Bô-li-vi-a. D. Cu-ba. Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì? A. Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng chục thế kỉ ở Việt Nam. B. Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. C. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ. D. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Câu 7. Ý nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của “Chiến tranh lạnh”? A. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới. B. Sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa. C. Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai. D. Sự đối lập về hệ tư tưởng của Liên Xô và Mỹ. Câu 8. Một trong những biểu tượng của Chiến tranh lạnh là A. chủ nghĩa phát xít. B. bức tường Béc-lin. C. chủ nghĩa khủng bố. D. bom nguyên tử. Câu 9. Khối liên minh công - nông ở Việt Nam lần đầu tiên được hình thành trong giai đoạn nào? A. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925. B. Phong trào cách mạng 1930 – 1931. Mã đề LS&ĐL902 Trang 2/3
  2. C. Phong trào dân tộc dân chủ 1925 – 1930. D. Phong trào công nhân 1926 – 1929. Câu 10. Bài học nào được rút ra từ phong trào 1936 - 1939 ở Đông Dương còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay? A. Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. B. Linh hoạt các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao. C. Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. D. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào cách mạng nước ta. Câu 11. Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch nhân văn? A. Các di tích lịch sử. B. Văn hóa dân gian. C. Các công trình kiến trúc. D. Các vườn quốc gia. Câu 12. Trong số các di sản thế giới được UNESCO công nhận, nhóm di sản nào nổi bật với kiến trúc lịch sử và văn hóa của thương cảng xưa sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Cồng chiêng Tây Nguyên, Phố cổ Hội An. B. Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn. C. Hoàng Thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long. D. Phong Nha – Kẻ Bàng, Di tích Mỹ Sơn. Câu 13. Phân bố không tập trung của các mỏ khoáng sản ảnh hưởng như thế nào đến chi phí sản xuất công nghiệp? A. Giảm chi phí sản xuất. B. Không ảnh hưởng. C. Tăng năng suất sản xuất. D. Làm tăng chi phí vận chuyển và khai thác. Câu 14. Vì sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò? A. Nguồn thức ăn cho trâu dồi dào hơn. B. Thịt trâu tiêu thụ tốt hơn trên địa bàn của vùng. C. Trâu dễ thuần dưỡng và đảm bảo sức kéo tốt hơn. D. Trâu khoẻ hơn, ưa ẩm và chịu rét tốt. Câu 15. Sự phát triển kinh tế làm tăng quy mô, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành. A. nông nghiệp B. dịch vụ. C. thuế sản phản phẩm D. công nghiệp. Câu 16. Di sản thiên nhiên thế giới nào sau đây của nước ta được UNESCO công nhận vào năm 1994 và tái công nhận vào năm 2000.? A. Cam Ranh. B. U Minh Hạ. C. Vịnh Hạ Long. D. Cúc Phương. Câu 17. Văn hóa Việt Nam phong phú, giàu bản sắc là do A. nhiều lễ hội truyền thống. B. nhiều dân tộc. C. dân số đông. D. lịch sử phát triển đất nước lâu dài. Câu 18. Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ A. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao. B. khoáng sản phân bố rải rác. C. khí hậu diễn biến thất thường. D. địa hình dốc, giao thông khó khăn. Câu 19. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu dẫn đến vùng Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất nước ta? A. Địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn. B. Tập trung nhiều đồng bào dân tộc. C. Thiếu nguồn năng lượng. D. Thiếu tài nguyên khoáng sản. Câu 20. Vì sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn? A. Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa. B. Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều. C. Địa hình dốc và có nhiều sông lớn. Mã đề LS&ĐL902 Trang 2/3
  3. D. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc. 2.. Câu trắc nghiệm đúng/ sai (2,0 điểm). Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau: “Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.” (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, 1945 – 1946, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.534) a. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào tối ngày 18/12/1946. b. Đoạn tư liệu thể hiện rõ nét tính chất toàn dân trong đường lối kháng chiến chống chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng. c. Đoạn tư liệu nhấn mạnh để đánh thắng thực dân Pháp xâm lược, người dân Việt Nam cần đoàn kết, chung sức đồng lòng, và phải tự lực cánh sinh. d. Nhân dân Việt Nam quyết tâm chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Câu 2. Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa của Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 – 2020. Năm 2010 2015 2021 Diện tích gieo trồng (nghìn ha) 690,0 701,5 674,0 Sản lượng (triệu tấn) 3,4 3,8 3,9 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2021, 2016, 2022) a. Từ 2010 – 2021, diện tích và sản lượng lúa của Bắc Trung Bộ tăng liên tục. b. Từ 2015 – 2021, diện tích và sản lượng lúa của Bắc Trung Bộ đều giảm. c. Từ 2015 – 2021, diện tích lúa giảm 27,5 nghìn ha, còn sản lượng lúa tăng 0,1 triệu tấn. d. Để thể hiện tình hình phát triển về diện tích và sản lượng lúa của Bắc Trung Bộ biểu đồ kết hợp là thích hợp nhất. PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm). Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Câu 2 (1,0 điểm). Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Em có suy nghĩ gì về câu nói đó? Là một học sinh, em có thể làm gì để góp phần xây dựng đất nước? Câu 3 (1,5 điểm). a. Thế mạnh chủ yếu để sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng là gì? b. Dựa vào kiếm thức đã học và hiểu biết, hãy phân tích tầm quan trọng của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng. ------ HẾT ------ Mã đề LS&ĐL902 Trang 2/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2