intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

46
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai là tài liệu luyện thi học kì 1 hiệu quả dành cho các bạn học sinh lớp 10. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Toán hữu ích giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức, nhằm học tập tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi quan trọng khác. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI Năm học: 2019 – 2020  Môn: VĂN – Khối 10 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)           Họ tên học sinh: ……………………………………………………SBD: ……………….. PHẦN I.  ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)  Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Cuôc đ ̣ ời cua tôi la môt chu ̉ ̀ ̣ ỗi nêu nh ́ ư. Từ nho, tôi chi muôn lam môt ông chu tr ̉ ̉ ́ ̀ ̣ ̉ ại   như bô tôi, va không chiu hoc nêu nh ́ ̀ ̣ ̣ ́ ư me tôi không băt tôi sông  ̣ ́ ́ ở Luân Đôn. Tôi se tr ̃ ượt   ̣ ̣ trong ki thi đai hoc y, nêu nh ̀ ́ ư tôi không phai la môt thanh niên gioi b ̉ ̀ ̣ ̉ ơi lôi, co thê đai diên ̣ ́ ̉ ̣ ̣   cho nha tr̀ ương trong nh ̀ ưng ky thi Olympic thê thao cua sinh viên. Tôi se suôt đ ̃ ̀ ̉ ̉ ̃ ́ ời lam môt ̀ ̣  thây thuôc nông thôn, nêu nh ̀ ́ ́ ư giao s ́ ư Wright không chon tôi lam phu ta cho ông tai phong ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ̀   ̣ thi nghiêm riêng, n ́ ơi tôi tim ra Penicillin. Phat minh nay tôi d ̀ ́ ̀ ự tinh phai 15 – 20 năm m ́ ̉ ới   ̉ triên khai đ ược trong thực tê, nêu nh ́ ́ ư  chiên tranh thê gi ́ ́ ới không xay ra, th̉ ương vong   ̀ ́ ưc cac loai thuôc ch nhiêu đên m ́ ́ ̣ ́ ưa kiêm tra cung đ ̉ ̃ ược phep ś ử dung, thi Penicillin ch ̣ ̀ ưa   chưng minh đ ́ ược công hiêu cua minh va ban thân tôi ch ̣ ̉ ̀ ̀ ̉ ưa được giai Nobel.”̉                                     ( Trích bài phát biểu của Alexander Fleming, trong dịp nhận   giải Nobel,  về phát minh ra Penicillin, năm 1945 ­ Báo “Hóa học ngày nay” ­ 3/1993) Câu 1 (0,5 điểm):  Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, vì sao phát minh Penicillin được sử  dụng sớm và giúp  tác giả đạt giải Nobel? Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn  bản trên.  Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp mà anh/ chị rút ra được từ văn bản trên. PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. Nghị luận xã hội (2,0 điểm) Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của  anh/chị về ý nghĩa của cơ hội trong cuộc sống.    Câu 2. Nghị luận văn học (5,0 điểm)   Cảm nhận của anh (chị) về quan niệm sống nhàn của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm  qua sáu câu thơ đầu bài thơ “Nhàn”  ­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI  KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2019 – 2020  Môn: VĂN – Khối 10 PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3 ĐIỂM) Câu 1. (0,5 điểm) ­ Phương thức biểu đạt chính của văn bản : Phương thức tự sự. Câu 2. (0,5 điểm) ­ Sản phẩm thuốc Pênixilin của tác giả được đưa ra sử dụng sớm và giúp ông đạt  giải Nobel vì chiên tranh thê gi ́ ́ ới xảy ra, thương vong nhiêu đên m ̀ ́ ức cac loai thuôc  ́ ̣ ́ chưa kiêm tra cung đ ̉ ̃ ược phep ś ử dung. ̣   Câu 3. (1.0 điểm) ­  Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích: điệp ngữ ( Tôi sẽ, nếu như), điệp  cấu trúc ( Tôi sẽ…nếu như…). ­ Tác dụng:  + Tạo nhịp điệu cho câu văn, làm cho câu văn nhịp nhàng hơn.  + Nhấn mạnh những tình huống sẽ xảy ra nếu tác giả không biết nắm bắt cơ hội  giúp tác giả đạt được những thành công trong cuộc sống.  Học sinh gọi tên được biện pháp (0.25 điểm); chỉ ra cụ thể (0.25 điểm); nêu  được hai tác dụng biểu đạt và ý nghĩa (0.5 điểm)  Câu 4. (1,0 điểm)  Học sinh có thể rút ra các thông điệp khác nhau, nhưng cần phải sát với nội  dung của văn bản. Sau đây là một số gợi ý:   ­ Mỗi tình huống trong cuộc sống là cơ hội để con người phát huy tài năng.  ­ Bản thân mỗi người cần biết nắm bắt cơ hội và nỗ lực phấn đấu học tập, lao động  để tạo nên thành công trong cuộc sống.  PHẦN II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn NLXH a/ Yêu cầu về kĩ năng:  Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ), biết triển khai luận   điểm, diễn đạt mạch lạc. b/ Yêu cầu về nội dung:  Học sinh có thể  trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu lên được ý   nghĩa của cơ hội đối với cuộc sống của chúng ta: ­ Cơ hội là hoàn cảnh thuận tiện gặp được để làm việc chúng ta mong ước. Cơ  hội đồng nghĩa với thời cơ, dịp may. Cơ hội có thể do bản thân tự tạo ra hoặc có thể do  một yếu tố khách quan đưa đến. ­ Mỗi cơ hội xuất hiện trong cuộc sống đều mang một ý nghĩa riêng. Cơ hội chính  là tấm vé thông hành giúp bạn sớm đạt đến những ước mơ, những dự định mà bản thân  còn đang ấp ủ. ­ Nắm bắt được cơ hội chính là lúc bạn có dịp để thách thức giới hạn của bản  thân. Đó là cách để bạn trưởng  thành, mạnh mẽ và tự tin hơn. 
  3. ­ Khi biết tạo ra cơ hội cho chính mình và biết nắm bắt cơ hội đó là bạn đang thử  sức mình, tôi luyện mình trở nên nghị lực hơn ­ một yếu tố không thể thiếu của người  thành công.  c/Biểu điểm: ­ Điểm 2:  Đạt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức nêu trên, có ý tưởng mới mẻ,   sáng tạo, văn viết lưu loát. ­ Điểm 1:  + Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề, còn mắc lỗi diễn đạt + Đạt các yêu cầu về kiến thức, văn viết lưu loát, nhưng chưa đảm bảo yêu cầu  hình thức (đoạn văn) ­ Điểm 0,5: không hiểu rõ đề, bài quá sơ sài     *Lưu ý:  ­ Giáo viên chấm điểm khuyến khích đối với những bài viết sáng tạo.   Câu 2. Nghị luận văn học: ( 5 điểm) a/ Yêu cầu về kỹ năng:  HS biết cách làm bài văn nghị luận văn học, kết cấu bài viết chặt chẽ, biết dùng  từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, bố cục cân đối, trình bày bài viết rõ ràng, tôn  trọng người đọc.  b/ Yêu cầu về kiến thức:  Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ “Nhàn”, học sinh  biết cách xây dựng luận đề, luận điểm và phân tích để làm sáng tỏ quan niệm sống nhàn  của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần  nêu bật được những ý sau:  @ Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, bài thơ “Nhàn”; vấn  đề nghị luận và giới hạn tư liệu: quan niệm sống nhàn của tác giả Nguyễn Bỉnh  Khiêm qua sáu câu thơ đầu (0.5 điểm)   @ Cảm nhận để làm sáng tỏ quan niệm sống nhàn của tác giả: (4.0 điểm)  * Luận điểm 1: Nhàn là sự thảnh thơi, ung dung trong lòng với thú điền viên  (câu 1, 2) (1.5 điểm)  ­ Những hình ảnh bình dị, thân thuộc: mai, cuốc, cần câu: chỉ những công việc lao   động cụ thể của người nông dân quê đào đất, vụn xới, câu cá. ­ Số từ “một” được lặp lại kết hợp với phép liệt kê: thể hiện công việc lao động  bận rộn, vất vả thường xuyên. →  Câu thơ  đầu cho ta biết cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm  ở  quê nhà với  những công việc nặng nhọc, vất vả, lấm láp.  “Thơ thẩn”: Dáng vẻ ung dung, tự tại. ­ Cụm từ “dầu ai vui thú nào”: phủ nhận những thú vui đời thường mà người đời  ganh nhau theo đuổi. →  Tâm thế  của tác giả: vui vẻ, xem những công việc nặng nhọc  ấy là thú vui  điền viên. ⇒ Quan niệm sống nhàn: Dù thân bận rộn, cực nhọc nhưng tâm hồn luôn          ung dung, tự tại, thư thái. * Luận điểm 2: Nhàn là quan niệm sống lánh đục về trong (câu 3, 4)(1.5  điểm)
  4. ­ Phép đối: ta – người, dại – khôn, nơi vắng vẻ ­ chốn lao xao: nhấn mạnh quan   niệm và triết lí sống của tác giả. ­ Phép ẩn dụ:      + Nơi vắng vẻ: Chốn làng quê yên bình, tĩnh tại, chốn bình yên của tâm hồn.      + Chốn lao xao: Chốn quan trường bon chen, ngổn ngang tranh giành, đấu đá. ­ Cách nói ngược: Ta dại – người khôn: Cái dại của một nhân cách thanh cao và  cái khôn của những con người vụ lợi. → Cách nói hóm hỉnh pha chút mỉa mai, vừa để răn mình vừa để dạy đời. ⇒  Quan niệm sống nhàn: Xa lánh chốn quan trường với những bon chen   danh lợi, trở về với cuộc sống thôn dã giản dị, bình yên. * Luận điểm 3: Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên (câu 5, 6) (1.0 điểm) ­ Xuất hiện bức tranh 4 mùa: Xuân – hạ ­ thu – đông: gợi về thiên nhiên làng quê   Bắc bộ. ­ Thức ăn: thu ăn măng trúc, đông ăn giá: thức ăn đơn sơ, giản dị, có sẵn trong tự  nhiên, mùa nào thức đấy. ­ Sinh hoạt: Xuân tắm hồ  sen, hạ  tắm ao: sinh hoạt theo sự  thay đổi của thiên  nhiên, sống hòa vào cùng thiên nhiên, thanh cao, giản dị. ­ Cách ngắt nhịp 4/3 rất nhịp nhàng, cùng giọng điệu vui tươi thoải mái: gợi nhịp   sống thong dong, ung dung. ⇒ Quan niệm sống nhàn: sống thuận theo tự nhiên, hưởng thụ  những gì có   sẵn trong thiên nhiên, không mưu cầu, bon chen. @ Đánh giá chung: (0.5 điểm) ­ Về nội dung: bài thơ  thể hiện rõ quan niệm sống tích cực của tác giả  Nguyễn   Bỉnh Khiêm, đặc biệt trong bối cảnh xã hội loạn lạc. Qua đó, chúng ta hiểu thêm về vẻ  đẹp trí tuệ và nhân cách của tác giả. ­ Về  nghệ  thuật: tác phẩm có ngôn ngữ  giản dị, tự  nhiên; giọng thơ  nhẹ  nhàng  hóm hỉnh; sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: đối, điệp…      * Lưu ý:  ­ Khi làm bài, học sinh kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật, không diễn   xuôi thơ.  ­ Chấm điểm khuyến khích đối với những bài viết sáng tạo.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2