SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn thi: Ngữ văn 11 - CB<br />
Ngày thi: ………………………<br />
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
MA TRẬN ĐỀ:<br />
Mức độ<br />
nhận thức<br />
I. Đọc hiểu<br />
Đoạn trích.<br />
<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
Tỉ lệ<br />
II.Làm văn<br />
1. Nghị luận<br />
xã hội: viết<br />
đoạn<br />
văn<br />
(khoảng 200<br />
chữ).<br />
2.<br />
Nghị<br />
luận<br />
văn<br />
học về một<br />
đoạn<br />
văn<br />
hoặc một<br />
tác<br />
phẩm<br />
văn<br />
xuôi<br />
(giai đoạn<br />
30 – 45).<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
Tỉ lệ<br />
Tổng chung<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
Nhận biết<br />
- Xuất xứ,<br />
thể loại,<br />
phương<br />
thức biểu<br />
đạt, …<br />
của đoạn<br />
trích.<br />
<br />
1<br />
1,0<br />
10%<br />
<br />
Thông hiểu<br />
<br />
Vận dụng<br />
thấp<br />
- Nội dung<br />
Thể hiện<br />
đoạn trích.<br />
quan điểm<br />
Quan điểm, tư cá nhân về<br />
tưởng của tác<br />
vấn đề đặt ra<br />
giả.<br />
trong đoạn<br />
Nghệ thuật và trích (nhận<br />
tác dụng trong xét, đánh<br />
đoạn văn, đoạn giá, rút ra<br />
thơ.<br />
bài học,…)<br />
1<br />
1<br />
1,0<br />
1,0<br />
10%<br />
10%<br />
<br />
Vận dụng cao<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
3<br />
3,0<br />
30%<br />
Vận dụng tổng hợp kĩ<br />
năng và kiến thức về<br />
xã hội, văn học để viết<br />
đoạn văn ngắn về vấn<br />
đề xã hội trong đoạn<br />
trích phần đọc hiểu.<br />
<br />
1<br />
1,0<br />
10%<br />
<br />
1<br />
1,0<br />
10%<br />
<br />
1<br />
1,0<br />
10%<br />
<br />
Vận dụng tổng hợp<br />
những hiểu biết về tác<br />
giả, tác phẩm đã học<br />
và kĩ năng tạo lập văn<br />
bản để viết bài nghị<br />
luận văn học: Nghị<br />
luận về một đoạn hoặc<br />
tác phẩm văn xuôi.<br />
(HKI - Ngữ văn 11).<br />
2<br />
7,0<br />
70%<br />
<br />
2<br />
7,0<br />
70%<br />
<br />
2<br />
7,0<br />
70%<br />
<br />
5<br />
10,0<br />
100%<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn thi: Ngữ văn 11 - CB<br />
Ngày thi: ………………………<br />
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):<br />
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:<br />
Khi rời Tokyo, thay vì đi taxi và tàu điện ra sân bay chúng tôi đã lựa chọn xe bus<br />
chạy tuyến nối trung tâm thành phố ở trạm xe bus gần nhà ga trung tâm ở khu Ikebukuro<br />
với sân bay quốc tế Tokyo Hadena.<br />
Xe bus chỉ có duy nhất một người phục vụ hành khách với rất nhiều vali hành lý.<br />
Anh vừa là lái xe vừa là người bán vé vừa là người phục vụ. Khi xe tới anh xuống xe nhận<br />
từng vali hành lý của khách, xếp gọn gàng vào hầm chứa đồ của xe một cách cực kỳ cẩn<br />
trọng nhưng cũng rất nhanh chóng. Thái độ làm việc đầy trách nhiệm này chắc chắn là bắt<br />
nguồn từ tinh thần kỷ luật rất cao đối với cá nhân khi thực hiện công việc của mình.<br />
Sau khi nhận hành lý của hành khách, anh lên xe để thực hiện việc bán vé tuyến<br />
Ikebukuro - sân bay Hadena cho từng khách với một thái độân cần và kính cẩn, luôn miệng<br />
cảm ơn từng người và cần mẫn trả tiền thừa cho mọi người, nhất là khi có rất nhiều du<br />
khách dùng tiền xu còn sót lại của mình để thanh toán cho tiền vé 1200 yên cho hành trình<br />
này.<br />
Khi xe tới sân bay anh lại một mình dỡ và gửi từng vali cho hành khách cũng nhẹ<br />
nhàng và cẩn trọng như chính hành lý của mình vậy, và luôn miệng cảm ơn hành khách<br />
chúng tôi.<br />
Tôi kính phục anh, kính phục tinh thần kỷ luật cá nhân của anh cũng như của người<br />
Nhật trong công việc. Nếu không có tinh thần kỷ luật cá nhân, người Nhật không bao giờ<br />
có thể làm công việc của mình một cách cần mẫn, chu đáo và chi tiết tới mức tỉ mỉ đến vậy.<br />
(Theo Fanpage Câu chuyện Nhật Bản)<br />
<br />
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.<br />
Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích.<br />
Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao nhân vật tôi nể phục anh lái xe bus?<br />
Phần II. Làm văn (7,0 điểm):<br />
Câu 1 (2 điểm):<br />
Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình<br />
bày suy nghĩ của mình về giá trị của tính kỷ luật trong cuộc sống.<br />
Câu 2 (5 điểm):<br />
Phân tích bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo (từ khi Chí Phèo bị Thị Nở cự tuyệt<br />
đến khi Chí Phèo đâm chết Bá Kiến rồi tự sát) trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam<br />
Cao. Từ bi kịch đó, hãy trình bày giá trị tư tưởng của tác phẩm (giá trị hiện thực và<br />
nhân đạo).<br />
---------- HẾT --------<br />
<br />
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn: Ngữ văn 11 - CB<br />
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):<br />
Câu<br />
1<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Nội dung<br />
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.<br />
Câu chuyện kể một anh lái xe bus người Nhật làm tốt công việc của mình,<br />
để lại sự nể phục ở tác giả.<br />
– Nhân vật tôi kính phục anh lái xe người Nhật vì anh ta có tinh thần kỷ<br />
luật cao.<br />
– Xe buýt rất đông khách nhưng cả lúc khách lên và xuống anh không hề<br />
gắt gỏng, vội vã, ngược lại, anh đối đãi với khách với thái độ niềm nở,<br />
lịch sự và làm việc rất cẩn trọng, tỉ mỉ.<br />
Tổng điểm<br />
<br />
Điểm<br />
1,0<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
3,0<br />
<br />
Phần II. Làm văn (7,0 điểm):<br />
1 Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội và<br />
văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể<br />
hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi<br />
chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.<br />
2. Yêu cầu cụ thể:<br />
Câu<br />
Nội dung<br />
Điểm<br />
Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ)<br />
1<br />
trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của tính kỷ luật trong cuộc sống.<br />
a) Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận.<br />
0,25<br />
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.<br />
0,25<br />
Tính kỉ luật và sự cần thiết của nó trong đời sống của con người.<br />
c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:<br />
c1) Giới thiệu vấn đề nghị luận.<br />
- Từ nội dung câu chuyện: một tài xế xe bus tuân thủ tính kỉ luật, đã làm rất<br />
tốt công việc của mình.<br />
- Nêu vấn đề: tính kỉ luật và sự cần thiết của nó trong đời sống của con<br />
người.<br />
1,0<br />
c2) Phân tích vấn đề:<br />
* Giải thích:<br />
Tính kỉ luật: tuân thủ nghiêm khắc những nguyên tắc trong công việc và đời<br />
sống của con người.<br />
* Phân tích biểu hiện:<br />
- Tại sao muốn thành công, cần tuân thủ tính kỉ luật?<br />
+ Mục tiêu đặt ra và đạt được thành quả cuối cùng, không bỏ dở giữa chừng<br />
<br />
khi gặp khó khăn.<br />
+ Có tính kỉ luật, dễ hoàn thành tốt công việc và đạt đến thành công.<br />
* Bình luận:<br />
- Trong cuộc sống, còn nhiều người không tuân thủ kỉ luật của bản thân và<br />
tập thể ( cần phê phán).<br />
- Cần phải có sự quyết tâm, ý chí để vượt qua những cám dỗ, hướng đến<br />
những mục tiêu cao đẹp trong cuộc đời và có ích cho xã hội.<br />
c3) Kết luận:<br />
Tính kỉ luật là tiêu chí quan trọng nhất quyết định sự thành công ở mỗi<br />
con người.<br />
d) Sáng tạo.<br />
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình<br />
ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng,<br />
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.<br />
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt.<br />
Tổng điểm<br />
Câu<br />
2<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
2,0<br />
<br />
Nội dung<br />
Điểm<br />
Cảm nhận bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.<br />
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.<br />
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài 0,5<br />
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.<br />
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.<br />
0,5<br />
Bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo và giá trị tư tưởng của tác phẩm.<br />
c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:<br />
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề NL: bi kịch bị cự tuyệt<br />
của Chí Phèo được thể hiện ở đọan cuối của truyện, qua đó chúng ta cảm<br />
nhận về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.<br />
* Phân tích bi kịch :<br />
(1). Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo:<br />
(a) Ứớc mơ muốn làm người lương thiện :<br />
- Chí đã gặp thị Nở. Người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn ấy với tình<br />
yêu thương mộc mạc, chân thành, đã đánh thức phần nhân tính còn lại trong<br />
con người Chí, khiến Chí muốn trở lại làm người lương thiện.<br />
- Mùi cháo hành đã đẩy lùi hơi ruợu trong Chí, và ngọn lửa lương tri<br />
3,0<br />
tưởng đã tắt, giờ lại bùng lên với một ước mơ được sống luơng thiện.<br />
(2). Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người :<br />
- Thị Nở từ chối sống cùng Chí Phèo, bởi lẽ bà cô thị kiên quyết ngăn cản<br />
mối tình này.<br />
- Khi thấy không cách gì níu giữ được thị Nở, Chí rơi vào tình thế tuyệt<br />
vọng. Lúc này Chí thật sự thấm thía sâu sắc cái “bi kịch tinh thần của con<br />
người sinh ra làm người nhưng lại không được làm người”:<br />
+ Vật vã, đau đớn .<br />
+ Uống rượu, nhưng càng uống càng tỉnh.<br />
+ Chí ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo<br />
hành. (chi tiết này được nhắc đi nhắc lại nhằm tô đậm nỗi khát khao tình<br />
yêu thương và nhất là bi kịch tinh thần của Chí.)<br />
<br />
(3). Giải quyết bi kịch biến thành thảm kịch. .<br />
Bi kịch phải được giải quyết:<br />
- Giết Bá Kiến: sự phản kháng lại kẻ đã đẩy mình vào con đường bi thảm.<br />
+ Nhận ra và thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của<br />
mình.<br />
+ Hiểu ra nguồn gốc nỗi đau của mình, nguyên nhân bị đẩy vào con đường<br />
tha hóa.<br />
- Tự sát: Chí Phèo đã thức tỉnh hoàn toàn.<br />
+ Không thể trở về đường cũ: lưu manh, tha hóa, đập phá, chém giết.<br />
+ Không thể sống bình yên lương thiện trong xã hội ấy. (sự bế tắc).<br />
(4). Gía trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm:<br />
+ Gía trị hiện thực :<br />
Tác phẩm ghi lại bức tranh về xã hội thực dân – phong kiến tàn bạo, vô<br />
nhân tính.<br />
Qua đó, tái hiện lại chân thực cuộc sống khốn cùng, bế tắc của người nông<br />
dân bị đẩy vào con đường tha hóa và bế tắc (cái chết).<br />
+ Gía trị nhân đạo:<br />
Nhà văn cảm thông sâu sắc với bi kịch của người nông dân.<br />
Đồng thời ông còn khẳng định sức sống bất diệt của thiên lương. (Lương<br />
thiện, khát khao hạnh phúc là bản tính tự nhiên, tốt đẹp và mạnh mẽ của con<br />
người).<br />
Từ đó, nhà văn kêu gọi mọi người hãy luôn tin vào bản chất tốt đẹp của<br />
con người.<br />
(5). Đánh giá :<br />
- Nhân vật Chí Phèo được xây dựng thành công, vừa khái quát, vừa cá<br />
tính (tính điển hình).<br />
- Bằng tấm lòng yêu thương trân trọng với những người khốn khó, Nam<br />
Cao đã kêu gọi: Hãy đấu tranh chống lại các thế lực đen tối để mỗi con<br />
người được sống lương thiện và hạnh phúc.<br />
d) Sáng tạo.<br />
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình<br />
ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng,<br />
sâu sắc.<br />
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt.<br />
Tổng điểm<br />
<br />
Giáo viên ra đề<br />
<br />
Nguyễn Xuân Diện<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
5,0<br />
<br />