intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

55
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: Ngữ văn lớp 11 Đề kiểm tra có 02 trang Thời gian làm bài: 90 phút, khhông kể thời gian phát đề Họ và tên………………………………Lớp………. Số báo danh………………… PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Anh/Chị hãy đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. (Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm - Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985) Câu 1: Chỉ ra các phương thức biểu đạt có trong bài thơ. Câu 2: Từ "quả" trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tả thực? Từ "quả" trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tượng trưng? Câu 3: Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của bài thơ trên. Nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ đó. Câu 4: Nhận xét của anh/chị về tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ cuối (trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu). “Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau: “...Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp
  2. một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo? (.....) Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình đẫm bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu, thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, hay trận ốm thay đổi hắn về sinh lí cũng thay đổi cả tâm lí nữa? Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn, hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị: - Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ? Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị: - Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.” Thị lườm hắn. Một người thật xấu khi yêu cũng lườm. Hắn thích chí, khanh khách cười. Lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền. Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm. Bây giờ thì mấy bát cháo ý chừng đã ngấm. Hắn thấy lòng rất vui...” (Trích Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXBGD Việt Nam, 2020, tr 150 -151) .......................Hết.......................... Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
  3. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 11 PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I ĐỌC - HIỂU 4.0đ 1 Các phương thức biểu đạt có trong bài thơ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. 0,5 2 - Từ "quả" có ý nghĩa tả thực trong các câu thơ 1,3. 0,75 - Từ "quả" có ý nghĩa tượng trưng trong các câu thơ 9,12. 3 - 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của bài 1,25 thơ: + Điệp cấu trúc câu: Những mùa quả mẹ tôi hái được/Những mùa quả lặn rồi lại mọc. + So sánh: Như mặt trời, như mặt trăng. - Tác dụng: Gợi lên hình ảnh người mẹ tần tảo bao năm sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các con mà không quản nhọc nhằn. 4 - Hai câu thơ không chỉ hàm ý về lòng biết ơn mà còn là sự ân hận 1,5 của một người con về sự trưởng thành chậm trễ của mình. Mình chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ. Đó là suy nghĩ của một người con có hiếu. - Hai câu thơ cũng là nỗi lòng của biết bao kẻ làm con nên có sức ám ảnh, khiến người đọc không khỏi trăn trở, tự nhìn lại chính mình. (Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục) II LÀM VĂN 6,0 Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn... 1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, 0,25 thân bài, kết luận. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự thức tỉnh, hồi sinh của nhân 0,5 vật Chí Phèo khi được Thị Nở quan tâm, chăm sóc. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: học sinh lựa 4,5 chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đềnghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý sau: a. Giới thiệu về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo. 0,5 b. Từ người nông dân hiền lành lương thiện, Chí Phèo đã bị tha 0,5 hóa, trở thành thằng lưu manh, con quỷ dữ của làng Vũ Đại c. Sự thức tỉnh, hồi sinh của nhân vật Chí Phèo khi được Thị Nở 3,0 quan tâm, chăm sóc. * Nội dung: 2,5 - Ngạc nhiên khi thấy Thị Nở đem “một nồi cháo hành còn nóng nguyên” vào. - Thấy “mắt mình hình như ươn ướt” (xúc động), bâng khuâng vì lần đầu tiên “hắn được một người đàn bà cho” - Thấy Thị Nở có duyên - Có những xúc cảm vừa vui vừa buồn vừa ăn năn - Thấy cháo hành thật thơm và ngon. - Thấy lòng thành trẻ con, muốn làm nũng với Thị như với mẹ. - Hối hận về những việc làm trước kia của mình và mơ hồ nghĩ tới tình trạng thê thảm của mình trong tương lai. - Khao khát được làm hòa với mọi người, mong muốn được trở lại làm người lương thiện. Hy vọng Thị Nở sẽ là người mở đường cho mình.
  4. - Khao khát hạnh phúc về một mái ấm gia đình: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ ?”, “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” - Khanh khách cười, cái cười nghe thật hiền, thấy lòng rất vui. ⇒ Sự quan tâm, chăm sóc đầy tình yêu thương của Thị Nở đã giúp Chí Phèo cởi bỏ cái vỏ “quỷ dữ” để được sống với những xúc cảm của một con người và khát khao hoàn lương. * Nghệ thuật: 0,5 - Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. - Miêu tả và phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật. - Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, linh hoạt. - Ngôn ngữ sống động, giản dị. d. Nhận xét, đánh giá: 0,5 - Nam Cao khẳng định sức sống bất diệt của “thiên lương”. Lương thiện, khao khát hạnh phúc là bản tính tự nhiên, tốt đẹp và mạnh mẽ của mỗi con người, không thế lực bạo tàn nào có thể hủy diệt, ngay cả khi con người bị tha hóa, đẩy vào con đường lưu manh. - Đoạn văn đã góp phần thể hiện sinh động tư tưởng của Nam Cao: tin tưởng vào khả năng cảm hóa của tình người. Sống trên đời cần có sự quan tâm, chia sẻ và tình cảm yêu thương giữa con người với con người. Chỉ có tình người mới cứu được tính người. => Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0,5 vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc, quy định trong 0,25 tiếng Việt Tổng điểm toàn bài: Câu I + II = 10,00 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2