SỞ GD&ĐT CÀ MAU<br />
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12<br />
THỜI GIAN: 90 PHÚT<br />
(Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :<br />
Một lần đi thăm một thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh<br />
viên đã nói:<br />
- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một thế giới lạc hậu.<br />
Ngày nay, chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều. Thế hệ các<br />
thầy đâu có máy tính, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như<br />
bây giờ...<br />
Người thầy giáo trả lời:<br />
- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em<br />
nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng<br />
tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng.<br />
Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng.<br />
(Dẫn theo Hạt giống tâm hồn và Ý nghĩa cuộc sống, tập 5, NXB Tổng hợp TP. Hồ<br />
Chí Minh)<br />
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.<br />
Câu 2 (1,0 điểm): Theo cậu sinh viên, điều gì làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế<br />
hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi?<br />
Câu 3 (1,0 điểm): Người thầy giáo muốn nói gì với cậu sinh viên qua câu: “Thời trẻ, những<br />
người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và<br />
đào tạo những con người thừa kế và áp dụng chúng”.<br />
Câu 4 (0,5 điểm): Nêu một bài học mà anh/chị cho là thấm thía sau khi đọc văn bản trên.<br />
<br />
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1 (2,0 điểm)<br />
Phải chăng lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của con người, đặc biệt là giới trẻ<br />
hiện nay?<br />
Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý<br />
kiến trên.<br />
Câu 2 (5,0 điểm)<br />
"Tây tiến đoàn binh không mọc tóc<br />
Quân xanh màu lá dữ oai hùm<br />
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới<br />
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm<br />
Rải rác biên cương mồ viễn xứ<br />
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh<br />
Áo bào thay chiếu anh về đất<br />
Sông Mã gầm lên khúc độc hành".<br />
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt<br />
Nam, 2016)<br />
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận nét mới lạ trong cách cảm nhận về hình<br />
tượng người lính của Quang Dũng.<br />
---------------------HẾT----------------------<br />
<br />
SỞ GD & ĐT CÀ MAU<br />
Trường THPT Phan Ngọc Hiển<br />
<br />
Phần<br />
<br />
Câu<br />
<br />
I<br />
1<br />
<br />
ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 12<br />
<br />
Nội dung<br />
ĐỌC HIỂU<br />
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản là Tự sự.<br />
<br />
Điểm<br />
3,0<br />
0,5<br />
<br />
2<br />
<br />
Điều làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu<br />
và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi: là do thời đại, hoàn cảnh<br />
sống.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
3<br />
<br />
Qua câu: “Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những<br />
thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo<br />
những con người thừa kế và áp dụng chúng”, người thầy giáo<br />
muốn cậu sinh viên hiểu: Mặc dù thế hệ những người thầy giáo đã<br />
sống trong thời đại có thể là thời của những điều cũ kĩ, của một thế<br />
giới lạc hậu, nhưng họ đã kiến tạo nên thế giới văn minh, hiện đại<br />
mà cậu sinh viên đang sống.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
HS nêu được bài học cho bản thân. Nội dung bài học phải gắn với<br />
chủ đề của văn bản.<br />
4<br />
<br />
II<br />
1<br />
<br />
Thế hệ trẻ phải biết trân trọng, kế thừa, phát huy những thành tựu,<br />
di sản của lớp người đi trước để lại.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
LÀM VĂN<br />
<br />
7,0<br />
<br />
Trình bày suy nghĩ về ý kiến<br />
Phải chăng lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của<br />
con người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay<br />
<br />
2,0<br />
<br />
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn<br />
Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng 0,25<br />
– phân – hợp, móc xích hoặc song hành.<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận<br />
Lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của con người, 0,25<br />
đặc biệt là giới trẻ hiện nay.<br />
c. Triển khai vấn đề nghị luận<br />
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn<br />
đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõlối sống thực dụng<br />
đang làm băng hoại đạo đức của conngười, đặc biệt là giới trẻ hiện<br />
<br />
1,0<br />
<br />
nay. Có thể theo hướng sau:<br />
- Lối sống thực dụng là lối sống coi nặng giá trị vật chất, chạy đua<br />
theo những nhu cầu trước mắt, đặt lợi ích của bản thân lên trên tất<br />
cả, gần với sự ích ki, trục lợi.<br />
- Nguyên nhân của lối sống thực dụng: do ý thức của bản thân; do<br />
môi trường giáo dục còn chưa chú trọng đến đạo đức, nhân cách,<br />
kĩ năng sống; do gia đình thiếu sát sao, quan tâm; do xã hội chưa<br />
tổ chức được những hoạt động hữu ích thu hút giới trẻ,...<br />
- Tác hại của lối sống thực dụng: Lối sống thực dụng sẽ làm tha<br />
hóa con người, khơi dậy những ham muốn bản năng, cơ hội, chạy<br />
theo hưởng lạc, những lợi ích trực tiếp trước mắt, xa rời những<br />
mục tiêu phấn đấu.<br />
- Giải pháp:<br />
+ Sống phải có khát vọng, lí tưởng, có hoài bão, mục đích sống,<br />
động lực để phấn đấu. Dám nghĩ, dám làm, không uổng phí thời<br />
gian, loại bỏ lối sống ích kỉ, vượt qua cám dỗ đời thường.<br />
+ Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm hơn tới giáo dục tạo<br />
động lực phấn đấu và thu hút, trọng dụng giới trẻ vào những việc<br />
làm có ích.<br />
- Bài học nhận thức và hành động:<br />
+ Cần đấu tranh với bản thân loại trừ lối sống thực dụng.<br />
+ Có những hành động tích cực, chủ động để nắm bắt cơ hội,<br />
hướng tới tương lai của chính mình. Hội nhập với cuộc sống hiện<br />
đại nhưng không đánh mất những giá trị truyền thống tốt đẹp.<br />
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
e. Sáng tạo<br />
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần 0,25<br />
nghị luận.<br />
2<br />
<br />
Cảm nhận đoạn thơ và bình luận nét mới lạ trong cách cảm<br />
nhận về hình tượng người lính của Quang Dũng<br />
<br />
5,0<br />
<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận<br />
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề,<br />
Kết bài khái quát được vấn đề.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
b. Xác định vấn đề cần nghị luận<br />
Cảm nhận đoạn thơ và bình luận về nét mới lạ trong cách cảm 0,25<br />
nhận về hình tượng người lính của Quang Dũng.<br />
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận<br />
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và<br />
dẫn chứng.<br />
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, bài thơ Tây Tiến, đoạn thơ.<br />
* Cảm nhận đoạn thơ<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các<br />
yêu cầu sau:<br />
- Về nội dung:<br />
+ Chân dung hiện thực của người lính Tây Tiến được khắc họa<br />
bằng nét lạ hóa, gân guốc nhưng lại bắt nguồn từ hiện thực khắc<br />
nghiệt của cuộc chiến. Ngoại hình khác thường “không mọc<br />
tóc”, “xanh màu lá” nhưng toát lên hét oai phong, dữ dằn của<br />
những con hổ nơi rừng thiêng “dữ oai hùm”.<br />
+ Bên trong: toát lên dũng khí anh hùng và dũng mãnhcủa “đoàn<br />
binh không mọc tóc”<br />
+ Tâm hồn đầy mơ mộng thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn) về dáng<br />
kiều thơm.<br />
<br />
2,0<br />
<br />
+ Lí tưởng, khát vọng: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Đó<br />
là lời thề quyết liệt, dứt khoát. Sẵn sang hy sinh vì mục đích cao<br />
cả.<br />
+ Sự hy sinh anh dũng (bi tráng)<br />
Sự hy sinh của những người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm<br />
đẫm tinh thần bi tráng.<br />
- Về nghệ thuật:<br />
+ Độc đáo trong việc sử dụng từ ngữ: từ láy, từ Hán –Việt.<br />
+ Nghệ thuật đối lập; cách nói giảm, nói tránh.<br />
+ Xây dựng hình tượng nhân vật ấn tượng, độc đáo.<br />
* Bình luận nét mới lạ trong cách cảm nhận về hình tượng người<br />
lính của Quang Dũng.<br />
Tác giả sử dụng bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng trong việc<br />
<br />
1,0<br />
<br />