Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Trần Phú
Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5
lượt xem 4
download
Sau đây là Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Trần Phú được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Trần Phú
- TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ĐỀ THI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2020 – 2021 TỔ NGỮ VĂN Môn: NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, khả năng vận dụng kiến thức ấy vào việc đọc -hiểu và tạo lập văn bản. 2.Khảo sát một số kiến thức, kỹ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10, theo các nội dung; Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá mức độ nhận thức cụ thể theo những yêu cầu đặt ra cho các nội dung học tập. 3. Đánh giá năng lực: Đọc - hiểu và tạo tập văn bản theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức: Kiến thức về đọc hiểu: nhận diện phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ và tác dụng, quan điểm của tác giả, bài học ý nghĩa mà đoạn trích đề cập. Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội: về một vấn đề xã hội được đặt ra ở phần đọc hiểu. Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: cảm nhận về một đoạn trích văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 10, tập hai. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: tự luận, thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN Mức độ Thông Vận dụng Tổng Nhận biết Chủ đề hiểu Vận dụng Vận dụng cộng thấp cao 1. Chủ đề 1: Đọc Nhận diện Nêu hiệu Bày tỏ thái hiểu được phương quả nghệ độ về một - Ngữ liệu: một thức biểu đạt thuật của vấn đề trong đoạn trích văn và biện pháp tu biện pháp đoạn trích bản. từ trong đoạn tu từ trong - Tiêu chí: chọn trích. đoạn trích. lựa ngữ liệu: 01 -Hiểu đoạn trích dài được quan khoảng 300 chữ. điểm của tác giả thể hiện trong văn bản Số câu: 1 (5% x 10 điểm (15% x 10 10% x10 30% x 10
- Tỉ lệ: 30% = 0,5 điểm) điểm = điểm = = 3,0 1.5, điểm) 1điểm điểm 2. Làm văn Viết một Nghị luận xã hội đoạn văn - Viết đoạn văn nghị luận về nghị luận xã hội một vấn đề khoảng 200 chữ. xã hội được - Trình bày suy nêu ra ở nghĩ về vấn đề xã phần Đọc hội đặt ra ở phần hiểu. Đọc hiểu. Số câu: 1 (20% x 10 20% x 10 Tỉ lệ: 20% điểm = 2,0 = 2,0 điểm) điểm 3. Làm văn Vận dụng được những Nghị luận văn kiến thức về tác giả, tác học phẩm, đặc trưng thể loại, Viết bài văn nghị kết hợp các thao tác nghị luận về thơ trong luận và phương thức biểu chương trình Ngữ đạt để viết bài nghị luận văn 10, tập một. văn học về cảm nhận một đoạn thơ theo yêu cầu. Số câu: 1 (50% x10 điểm = 5,0 50% x10 Tỉ lệ: 50% điểm) điểm = 5,0 điểm) Tổng cộng 0,5 điểm 1,5 điểm 8,0 điểm 10 điểm IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO KHUNG MA TRẬN
- TRƯỜNG PHPT TRẦN PHÚ ĐỀ THI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2020-2021 TỔ NGỮ VĂN Môn: NGỮ VĂN LỚP 10 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) Đọc đoạn đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy… (Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 2. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”? (0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ : Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ. (1.0 điểm) Câu 4. Theo em , chúng ta cần có thái độ như thế nào với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên. (1.0điểm) II.TẬP LÀM VĂN.(7điểm) Câu 1. Qua đoạn trích ở phần đọc- hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: giá trị của lao động. Câu 2. Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. ( Sách Ngữ văn 10, NXB Giáo dục, tập I, tr.115, 116) ---------------------------Hết------------------------------
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 20120- 2021 Môn: NGỮ VĂN LỚP 10 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) A.Hướng dẫn chung - Giáo viên cần thống nhất cách chấm . - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. B. Đáp án và thang điểm ĐÁP ÁN Điểm I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) 3,0 Câu 1. Phương thức biểu cảm/ biểu cảm 0,5 Câu 2. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định hạt gạo là sự kết tinh của cả công 0.5 sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất. Vì thế, nó mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần Câu 3. -Phép tu từ so sánh: Nước như ai nấu. 1,0 -Hiệu quả: + Làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn, gợi được sức nóng của nước – mức độ khắc nghiệt của thời tiết + Gợi ra được nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân. Câu 4. HS có thể có những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần bày tỏ được thái độ 1,0 tích cực: nâng niu, trân trọng những sản phẩm lao động; biết ơn và quý trọng những người đã làm ra những sản phẩm ấy. II. LÀM VĂN. Câu 1. Qua câu chuyện ở phần đọc- hiểu anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 2,00 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vai trò của lao động a. Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo đúng cấu trúc đoạn nghị luận, dung lượng 0,25 khoảng 200 chữ. Đoạn văn mạch lạc, rõ ràng; hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Yêu cầu về nội dung: Xác định đúng vấn đề. Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải. Dưới đây chỉ là những định hướng cơ bản: *Giải thích: Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, 0.25 biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. * Bàn luận: 1.0 - Lao động có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người.và xã hội +. Lao động chính là thước đo khẳng định giá trị của mỗi con người. +Lao động làm nên cơ sở vật chất, tinh thần, là điều kiện quyết định để thực hiện ước mơ của con người. + Lao động đem lại niềm vui, khơi dậy những sáng tạo. + . Lao động giúp con người làm chủ bản thân, thực hiện trách nhiệm, bổn phận với gia đình, xã hội. - Nếu con người không lao động, điều gì sẽ xảy ra? Cuộc sống con người sẽ ra sao? - Phê phán thái độ lười biếng lao động, ỷ lại, không sáng tạo, không phát huy hết năng lực cần có của bản thân
- - Bài học nhận thức về hành động: 0,5 + Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, là hạnh phúc của mỗi con người. + Cần năng động, tự giác, tìm cơ hội phát huy sự sáng tạo; có kĩ năng, kĩ luật trong lao động để đạt hiệu quả cao nhất (liên hệ thực tế bản thân) d. Trình bày sáng tạo, dùng từ đặt câu, lỗi chính tả 0,25 Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ 5.0 a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài 0.5 nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão 0.5 c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và 3. vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng * Giới thiệu khát quát về tác giả Phạm Ngũ Lão, bài thơ Tỏ lòng 0.5 * Cảm nhận 2 - Vẻ đẹp của tráng sĩ và quân đội thời trần: + Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) thể hiện tư thế rắn rỏi, tự tin, sẵn sàng trấn giữ đất nước với tinh thần bền bỉ, kiên trì (trải mấy thu). Đó là hình ảnh của con người mang tầm vóc vũ trụ với tư thế hiên ngang, kì vĩ. + Hình ảnh “ba quân” – quân đội thời Trần với sức mạnh như hổ báo: hình ảnh so sánh, ẩn dụ nói lên sức mạnh vô địch của quân đội thời Trần. Khí thế: Nuốt trôi trâu, cách nói cường điệu chỉ hùng khí dũng mãnh, ào ào ra trận, không một thế lực nào, một kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi. =>Đánh giá: hình tượng người anh hùng vệ quốc mang tầm vóc vũ trụ, được lồng trong vẻ đẹp của hình tượng dân tộc, đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thời đại nhà Trần. Đây chính là vẻ đẹp và sức mạnh của hào khí Đông A. - Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: + Quan niệm về chí làm trai: lập công; lập danh. Là tâm sự của Phạm Ngũ Lão về hoài bão lập công danh luôn canh cánh bên lòng. + Qua cái thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu, ta thấy được vẻ đẹp hiên ngang, hùng dũng của người anh hùng không chỉ có vẻ đẹp ý chí mà còn có cái “Tâm” cao đẹp. => Hai câu thơ còn là lời nhắc nhở đối với bậc nam nhi sống trong thời đại phải có ý thức cầu tiến, xả thân vì nghĩa lớn, điều đó có ý nghĩa lớn với tuổi trẻ hôm nay và mai sau. - Nhận định chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 0.75 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề 0.5 nghị luận . e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ nghĩa 0.25 tiếng Việt ------------------------------------------------------Hết-------------------------------------------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 438 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 346 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 483 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 517 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 330 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 947 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 566 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 376 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 232 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 450 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 302 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 350 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 279 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 430 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 200 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 131 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Đình Xuyên
4 p | 190 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn