intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Ngữ văn – Lớp: 10 Thời gian làm bài: 90 phút; (04 câu trắc nghiệm,05 câu tự luận) (Đề thi gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) (Lược dẫn: Buổi sáng hôm nay, khi thức dậy, Sơn cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ và ba mẹ con cùng nhớ về Duyên - người em gái đã mất khi nhìn thấy chiếc áo bông cũ… Sau đó, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc…) Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo màu nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau. Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ, Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tặc lưỡi, nói: - Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ? Đứa khác nói: - Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất. Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn: - Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không? Sơn ưỡn ngực đáp: - Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia. Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi: - Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi. Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi: - Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói: - Hết áo rồi, chỉ còn cái này. - Sao không bảo u mày may cho? Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm: - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ. - Ừ, phải đấy. Để chị về lấy. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui […] (Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam tuyển tập, NXB Văn học, 2016, trang 207-209) Lựa chọn đáp án đúng:
  2. Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện: A. Ngôi thứ ba. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ nhất. D. Ngôi thứ nhất và thứ ba. Câu 2. Chi tiết: “Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay” có ý nghĩa gì? A. Miêu tả hoàn cảnh khó khăn, cơ cực của cô bé Hiên. B. Thể hiện sự tự ti, mặc cảm về hoàn cảnh nghèo khổ của cô bé Hiên. C. Tấm lòng cảm thông thương xót của nhà văn Thạch Lam đối với số phận của những người dân nghèo. D. Tất cả các phương án trên. Câu 3: Tại sao Sơn lại nghĩ đến việc đem chiếc áo bông của em Duyên cho Hiên? A. Hiên và Duyên là bạn chơi với nhau. B. Hiên trạc tuổi Duyên nên chắc sẽ mặc vừa áo Duyên. C. Vì Hiên mặc áo rách, bị rét, Sơn rất thương. D. Vì Duyên đã mất không cần dùng áo nữa. Câu 4. Qua đoạn trích nhà văn Thạch Lam ca ngợi điều gì? A. Ca ngợi tấm lòng thơm thảo thương yêu, giúp đỡ nhau trong cảnh bần hàn. B. Ca ngợi sự hiếu thảo của người con. C. Ca ngợi tình cảm anh em trong gia đình. D. Tình yêu thương vô điều kiện của mẹ đối với con. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 5. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích? Câu 6. Anh/chị có nhận xét gì về nhân vật Sơn trong câu chuyện? Câu 7. Anh/chị có đồng tình với hành động lấy áo cho Hiên của chị em Sơn không? Vì sao? Câu 8. Từ truyện ngắn trên, anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của sự cảm thông, sẻ chia giữa người với người trong cuộc sống? (Viết đoạn văn ngắn khoảng 150 từ) II. VIẾT (4,0 điểm) Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá đoạn thơ sau: Đã thấy xuân về với gió đông, Với trên màu má gái chưa chồng. Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong. Từng đàn con trẻ chạy xun xoe, Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe. Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc Gió về từng trận, gió bay đi... (Trích Xuân về - Nguyễn Bính, Đến với thơ Nguyễn Bính, NXB Thanh Niên 1998. Tr 221) .................... Hết ..................... * Nguyễn Bính (1918-1966) là một trong những gương mặt tiêu biểu của Phong trào Thơ Mới. Ông được coi là “thi sĩ của đồng quê”. Thơ ông mang đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương, đất nước, tình người đằm thắm, thiết tha cùng lối ví von mộc mạc, duyên dáng, mang phong vị dân gian. Bài thơ Xuân về trích trong tập Tâm hồn tôi(1940) là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Bính.
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ MÔN NGỮ VĂN 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 D 0,5 3 C 0,5 4 A 0,5 Nội dung của đoạn trích: - Phản ánh số phận của những con người nghèo khổ, cơ cực. - Tấm lòng nhân đạo của nhà văn Thach Lam khi cảm thương cho số phận con 5 người, ngợi ca tấm 0,75 lòng nhân ái, sự sẻ chia giữa người với người. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời được ý 1: 0,25 điểm - HS trả lời được ý 2 0,5 điểm Nhận xét về nhân vật Sơn: - cậu bé có trái tim ấm áp (động lòng thương), tâm hồn trong sáng (lòng tự nhiên thấy ấm áp, vui 6 vui), biết sẻ chia với 0,75 hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Hướng dẫn chấm: - Hs trả lời được 1 ý : 0,25 điểm - Hs trả lời đúng như đáp án 0,75 điểm 7 - Hs đưa ra ý kiến của bản thân: có thể đồng tình, hoặc không, 1,0
  4. hoặc đồng tình một phần. - HS có cách lí giải hợp lý, thuyết phục, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời đồng tình, không đồng tình, đồng tình một phần: 0,25 điểm - HS có cách lí giải hợp lý, thuyết phục, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật: 0,75 điểm. Viết một đoạn văn (khoảng 150 từ) về ý về giá trị của sự cảm thông, sẻ chia giữa người với người trong cuộc sống - HS viết đúng hình thức đoạn văn, có thể triển khai nhiều cách khác nhau nhưng cần xoay quanh làm rõ yêu cầu của đề bài. Gợi ý: - Giúp con người gắn 8 kết, xích lại gần nhau 1,5 - Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống - Cuộc sống của mỗi người trở nên ý nghĩa hơn.. v.v… Hướng dẫn chấm: - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 0,25 điểm. - Nội dung: 1,25 điểm II PHẦN VIẾT 4.0 Viết bài văn nghị luận
  5. phân tích, đánh giá đoạn thơ trong bài thơ Xuân về. a. Đảm bảo cấu trúc 0.25 bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn 0.5 đề cần nghị luận: Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. c. Triển khai vấn đề 2.75 Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, đánh giá nội dung và hình thức nghệ thuật của đoạn thơ trong bài thơ Xuân về. - Giới thiệu khái quát 0.25 về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ - Phân tích nội dung 2.0 đoạn thơ với những dẫn chứng phù hợp từ văn bản: + Một bức tranh xuân với cảnh vật nõn nà tràn trề sức sống và vẻ đẹp trong sáng, thanh tân của con người. + Tâm trạng say đắm với vẻ đẹp thiên nhiên và con người của nhân vật trữ tình.
  6. - Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật: thể thơ, giọng điệu, cách ngắt nhịp, từ ngữ hình ảnh …. với những dẫn chứng chứng phù hợp lấy từ văn bản. Hướng dẫn chấm: + Học sinh phân tích, đánh giá đầy đủ, sâu sắc: 2.0 điểm. + Học sinh phân tích, đánh giá chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,0 điểm – 1,75 điểm. + Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện, chưa đánh giá: 0,5 điểm - 0,75 điểm. + Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện, chưa đánh giá: 0,25 điểm. + Học sinh không trình bày được: 0 điểm - Khẳng định giá trị 0.5 của đoạn thơ; Nêu ý nghĩa đối với bản thân và người đọc. Hướng dẫn chấm: + Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. +Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. + Học sinh không trình bày được: 0 điểm d. Chính tả, ngữ 0.25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm:
  7. +Học sinh không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp: 0.5 + Học sinh mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp: 0.25 + Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0.25 - So sánh với văn bản thơ trữ tình khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề cần nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. - Không đáp ứng được yêu cầu: 0 điểm Tổng điểm I+ II 10.00
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2