intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ, ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I: 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Mức độ TT nhận thức Nội Vận dung/đơ Nhận Thông Vận Kĩ năng dụng n vị kiến biết hiểu dụng cao thức TL TL TL TL 1 Đọc -Thần hiểu thoại -Sử thi (Ngữ 3 3 1 1 60 liệu ngoài SGK) 2 Viết Nghị luận xã hội: Từ 1* 1* 1* 1* 40 bỏ thói quen Tỉ lệ % 15 30 10 5 100 10 15 10 5
  2. Tỉ lệ chung 30 70 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Thời gian làm bài: 90 phút Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/ Chương/ Mức độ Thông TT Đơn vị Vận dụng Chủ đề đánh giá Nhận biết hiểu Vận dụng kiến thức cao 1 Đọc hiểu Thần Nhận 3 TL 3 TL 1 TL 1 TL thoại, sử biết: thi (Văn - Nhận bản ngoài biết về SGK) đặc trưng thể loại thần thoại/sử thi: ngôi kể, lời kể, sự kiện, nhân vật, chi tiết nghệ thuật,... - Nhận biết về
  3. không thời gian nghệ thuật Thông hiểu: - Thấy được đặc trưng trong cách xây dựng hình tượng nhân vật (ngoại hình, phẩm chất,...) - Thấy và hiểu được tác dụng của các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng phù hợp theo thể loại văn bản - Hiểu được mối quan hệ giữa ngữ cảnh và giọng điệu lời kể Vận dụng: - Từ vấn đề văn bản liên hệ với kiến thức
  4. thực tiễn -Nêu ý nghĩa từ văn bản/chi tiết trong văn bản gợi ra -Thông điệp từ văn bản.... Vận dụng cao: - Từ vấn đề văn bản liên hệ với kiến thức thực tiễn 2 Viết Viết bài Viết văn 1* 1* 1* 1TL* văn nghị bản nghị xã hội : Từ luận xã bỏ thói hội: Từ quen bỏ thói (Ngoài quen SGK) *Nhận biết: – Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận xã hội: Từ bỏ thói quen – Xác định được kiểu bài thuyết phục
  5. người khác từ bỏ thói quen; vấn đề nghị luận (luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng) – Giới thiệu được vấn đề nghị luận *Thông hiểu: – Xây dựng các luận điểm, luận cứ – Thấy được các vấn đề cần nghị luận (thực trạng, nguyên nhân,biể u hiện, giải pháp) *Vận dụng: – Vận dụng
  6. các thao tác, phương pháp lập luận, nghị luận để làm rõ bài viết – Nhận xét, đánh giá vấn đề nghị luận. *Vận dụng cao: – So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức xã hội để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. – Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn
  7. có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 3 TL 3 TL 3 TL 1 TL Tỉ lệ % 30 30 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH MÔN: NGỮ VĂN 10 Năm học: 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 90 phút) Phần I. Đọc hiểu (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Bà là bạn đời của tôi, là người mẹ thương yêu, là người vợ sinh hạ ra con cái tôi, là tất cả đối với tôi, vậy làm sao tôi tính đến việc lìa bỏ bà cho được? Làm sao tôi có thể đẩy bà tới chỗ chết còn tôi thì lại cứ cố giữ mạng sống của mình? Đứa con gái bé nhỏ kia, Trời đã ban cho vợ chồng ta như một của tin; đến tuổi nó sẽ được gả cho một người có danh giá. Nó là món quà của Trời cho để ta lưu truyền dòng dõi, đem hy sinh nó đi thì ác độc quá, phi lý quá. Cũng không thể nào để cho thằng con trai của chúng ta bị giết được. Nó là niềm an ủi độc nhất khi chúng ta còn sống ở trên đời, là niềm hy vọng của chúng ta về mai hậu. Nếu đẩy nó vào chỗ chết, thì thử hỏi, liệu tôi với bà có sống nổi không? Nếu nó chết đi, ai sẽ là kẻ sẽ thờ cúng chúng ta, thờ phụng tổ tiên? Chao ôi! Tôi bảo rồi, bà không chịu nghe và đấy, do bà sai trái mà kết quả tai hại như thế đấy! Nếu tôi mà vứt bỏ cái mạng tôi đi thì hai đứa con này lấy ai là người che chở? Chắc chắn chúng cũng chết mất thôi. Tôi biết làm sao bây giờ? Tất cả nhà ta nên chết đi cho xong và như vậy còn tốt hơn". Nói rồi người bà-la-môn lại òa lên khóc. (Lược một đoạn: Hai vợ chồng người bà-la-môn thay vì đi dâng hiến những đứa con của mình cho yêu tinh, ông bà bày tỏ ước nguyện, tranh giành nhau việc đi cống nạp mạng sống của mình cho nó thay con. Ngay sau đó, hai người con – một gái, một trai của ông bà nghe thấy, liền bày tỏ sự xót xa khôn nguôi về tấm lòng hi sinh cao cả của thân phụ mẫu, bèn ngỏ ý tranh giành phần nhiệm vụ ấy, quyết đem thân đến lễ tế cho con yêu tinh, với mong muốn nó không còn có ý phá hại dân làng ở đây. Cậu con trai sau đó yêu cầu mọi người chấp thuận phần nhiệm vụ của cậu, đồng thời bày tỏ nỗi niềm xót xa, tuyệt
  8. vọng khi sống dưới chế độ của vị vua Kshatriya bạc nhược, hèn nhát, yếu mọn, trốn chạy, bỏ mặc nhân dân trước cơn đại họa về sự tàn ác của con yêu tinh trong việc ăn bừa giết bãi. Chính vì thế buộc người dân nơi đây vào thế chấp thuận giao kèo về việc cứ một tháng, một lần cống nạp hai con bò đực cùng một người dắt và điều lệ ấy đã được thực thi nhiều năm qua. Nên bây giờ có hi sinh thân xác cho yêu tinh cậu cũng cam lòng. Kunti – mẹ của người anh hùng Bhima khi biết chuyện của thành phố Ekachakra liền đem việc đó bàn bạc với con. Sau đó bà quay lại nhà bà-la-môn ngỏ ý để con trai mình giúp sức, mặc cho nhà bà-la- môn từ chối. Tại nhà Kunti, Bhima thấy mẹ cho phép chàng đi giết yêu tinh, lòng tràn ngập niềm vui và sự phấn khởi. Các anh của Bhima thấy khuôn mặt em rạng rỡ niềm vui, đoán được chàng sắp tham dự một chuyến phiêu lưu mạo hiểm. Các chàng liền đi hỏi mẹ, sau khi nghe quyết định của mẹ về việc cho Bhima đi giết yêu tinh, các anh trai đã phản đối kịch liệt vì cho rằng Bhima là cả nguồn sống của gia đình, là nhân tố giúp gia đình vượt qua khó khăn, nguy hiểm. Nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về bà mẹ Kunti, bà đưa ra một lí do thấu tình, đạt lí, để giải bày cho các con hiểu lí do vì sao mình phải giúp gia đình người bà-la-môn kia, là bởi vì chữ ân nghĩa.) Chiếc xe nhằm phía trước mà tiến trong tiếng nhạc đưa tiễn. Lúc đã tới điểm chia tay thường lệ, dân chúng quay trở về thành phố, để lại một mình Bhima ngồi trên xe tiếp tục đi tới. Cái bãi trống đối diện với hang của con yêu tinh bốc lên mùi hôi thối nồng nặc của xương xẩu, tóc, tai máu đông quánh, lúc nhúc dòi bọ ruồi muỗi. Bhima nom thấy mặt đất ngổn ngang bừa bãi những cánh tay, cẳng chân, đầu bị xước hoặc giập nát; những loài chim quen ăn xác thối rữa bay lượn vòng phía trên các thức ăn nặng mùi. Bhima dừng xe lại và bắt đầu ăn ngấu nghiến các thức ăn định dành cho con yêu tinh. Chàng vừa nhai ngồm ngoàm vừa nghĩ: "Phải ăn cái đã, kẻo lúc đánh nhau với yêu tinh, thức ăn lại rơi đổ lung tung. Vả lại, giết nó xong, mình sẽ bị vấy bẩn do phải cọ xát thân mình nó, như vậy cũng không thể ăn uống gì được". Con yêu tinh đã tức tối vì phải chờ đợi lâu, bây giờ lại thấy Bhima ăn mất thức ăn của nó thì nó phát điên. Bhima trông thấy con yêu tinh liền thách nó đánh nhau. Con yêu tinh thân hình to lớn như thân hình một người khổng lồ, râu tóc đều đỏ hoe, miệng ngoác tận mang tai, lao bổ vào Bhima. Bhima mỉm cười coi bộ như không, chỉ né tránh đôi bàn tay đang vươn ra cố túm lấy chàng, rồi chàng cứ xoay lưng về phía con yêu tinh mà tiếp tục nhai. Con yêu tinh tới tấp giáng những quả đấm vào tấm lưng đang quay về phía nó một cách xấc xược; Bhima vẫn không thèm để ý mà cũng không ngừng ăn. Con yêu tinh nhổ bật một cây to, lao vào Bhima, chàng cũng không buồn ngoảnh lại, mà chỉ đưa tay trái gạt cây roi sang một bên, còn tay kia vẫn ung dung đưa thức ăn lên miệng. Chàng ăn tận cho đến hết hũ đậu cuối cùng, rồi xỉa răng súc miệng xong xuôi đâu đấy, lúc ấy chàng mới đứng lên, thở một hơi dài khoan khoái rồi bắt đầu đối mặt với con yêu tinh. Một trận giao tranh long trời lở đất nổ ra giữa hai bên. Bhima đùa giỡn với con yêu tinh, tùy hứng vật nó ngã xuống, cho phép nó đứng dậy rồi lại đánh nữa. Cứ như vậy, nhiều lần con yêu tinh bị Bhima tung lên chẳng khác tung một túm giẻ rách. Cuối cùng chàng ném nó xuống đất, tì đầu gối lên lưng nó rồi bắt đầu bẻ xương nó. Con yêu tinh rú lên một tiếng đau đớn, ộc máu ra như xối rồi chết. Bhima lôi xác nó về cổng thành. Xong chàng trở lại nhà người bà-la-môn tắm rửa sạch sẽ, rồi thuật lại chiến công ấy của chàng trước nỗi vui sướng của bà mẹ. (Trích “Sử Thi Ấn Độ Vĩ Đại Mahabharata Và Chí Tôn Ca”- Nhà xuất bản văn học) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định ngôi kể của đoạn trích trên. Câu 2: Nêu sự kiện chính trong đoạn trích trên. Câu 3: Chỉ ra không gian nghệ thuật sau khi người anh hùng Bhima giành chiến thắng. Câu 4: Hình tượng người anh hùng Bhima trong đoạn trích trên có nét phẩm chất, tính cách nổi bật nào?
  9. Câu 5: : Nhận xét giọng điệu lời kể của người kể chuyện qua bối cảnh tại nhà người bà-la-môn và bối cảnh trong trận giao chiến giữa Bhima với con yêu tinh trong đoạn trích trên. Câu 6: Nêu tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu “Con yêu tinh thân hình to lớn như thân hình một người khổng lồ, râu tóc đều đỏ hoe, miệng ngoác tận mang tai”. Câu 7: Qua đoạn “Bà là bạn đời của tôi......Nếu nó chết đi, ai sẽ là kẻ sẽ thờ cúng chúng ta, thờ phụng tổ tiên?” Em hãy cho biết đoạn văn thể hiện nét văn hóa đặc trưng, nổi bật nào của người Ấn Độ nói riêng và người dân khu vực Châu Á nói chung? Câu 8: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 - 8 dòng) nêu cảm nhận của em về ý nghĩa chiến thắng của người anh hùng sử thi Bhima qua đoạn trích trên? Phần II. Làm văn (4 điểm) Viết bài văn nghị luận luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen sử dụng ngôn ngữ thiếu lịch sự, văn hóa trong giao tiếp. SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM HDC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH MÔN: NGỮ VĂN 10 Năm học: 2023-2024 (Thời gian làm bài: 90 phút) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Ngôi kể: Ngôi thứ 3 0.5 2 Sự kiện chính trong đoạn 0.5 văn bản Người anh hùng Bhima tiêu diệt con yêu tinh, trả lại cuộc sống bình yên cho thành phố Ekachakra 3 - Không gian sau khi 0.5 người anh hùng Bhima giành chiến thắng là không gian cổng thành “Bhima lôi xác nó về cổng thành.’’ 4 Vẻ đẹp phẩm chất, tính 1.0 cách của người anh hùng Bhima: - Gan dạ - Dũng cảm - Vì nghĩa lớn.. HS có thể nêu ý tương tự (bản lĩnh, hào hiệp...) thể
  10. hiện được phẩm chất, tính cách của nhân vật thì vẫn chấm điểm. Hướng dẫn chấm: -Trả lời được như đáp án: 1.0 điểm -Học sinh trả lời được 2 ý: 0.75 điểm -Học sinh trả lời được 1 ý: 0.25 điểm 5 Lời kể của người kể 1.0 chuyện qua * Bối cảnh tai nhà người bà-la-môn: -Nhịp điệu nhẹ nhàng, chậm rãi, lối kể tỉ mỉ, chi tiết * Bối cảnh trong trận giao chiến giữa Bhima và con yêu tinh: -Nhịp kể sôi nổi, hối hả, gấp rút 6 Tác dụng nghệ thuật của 1.0 BPTT so sánh trong câu văn “Con yêu tinh thân hình to lớn như thân hình một người khổng lồ, râu tóc đều đỏ hoe, miệng ngoác tận mang tai” - Khắc họa rõ nét về vẻ ngoài ghê rợn, gớm ghiếc của con yêu tinh (0.75 điểm ) - Làm cho câu văn sinh động, lôi cuốn người đọc. (0.25 điểm) 7 Những nét đặc trưng văn 1.0 hóa: -Trọng tình nghĩa vợ chồng - Nề nếp, trên dưới (Kính trên, nhường dưới) giữa các mối quan hệ trong gia đình -Coi trọng thần linh,
  11. đấng tối cao có quyền quyết định là “Ông Trời” -Người phụ nữ có vai trò sinh con đẻ cái, nười đàn ông có vai trò lo phụng sự, thờ cúng ông bà. 8 Ý nghĩa chiến thắng của 0.5 người anh hùng sử thi Bhima: *Đảm bảo các ý sau: -Chiến thắng đại diện cho công lí, cho chính nghĩa, cho chân lí chính nghĩa luôn thắng gian tà -Chiến thắng đại diện cho những biến cố, gian nan, khó khăn, thử thách mà người anh hùng buộc phải trải qua, để khẳng định sức mạnh và phẩm chất của mình II VIẾT 4,0 a.Đảm bảo cấu trúc bài 0,25 nghị luận xã hội. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề 0,5 nghị luận: thuyết phục người khác từ bỏ thói quen sử dụng ngôn ngữ khiếm nhã gây tổn thương đến người khác. c. Triển khai vấn đề nghị 2.5 luận thành các luận 0.25 điểm: *Giới thiệu được vấn đề sử dụng ngôn ngữ thiếu lịch sự, văn hóa trong giao tiếp đang diễn ra ngày càng nhiều và càng gia tăng mức độ trầm trọng. 1.0 HS có thể triển khai theo
  12. nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Có thể theo hướng sau: *Nội dung: - Giải thích: Ngôn 1.0 ngữ thiếu lịch sự là gì? Ngôn ngữ thiếu nhã nhặn, thô tục, bỗ bã, gây “sát thương” cao cho người nghe - Phân tích: - + Thực trạng: 0.25 được biểu hiện qua các cách thức, phương tiện sử dụng ngôn ngữ thiếu lịch sự - . Trực tiếp: qua lời ăn tiếng nói hàng ngày -> dùng ngôn ngữ bỗ bã, thiếu lịch sự -> ngày càng nhiều, càng phức tạp và càng thông dụng-> điều hiển nhiên, bình thường - . Gián tiếp: qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các trang mạng xã hội (chỉ số văn minh trên
  13. không gian mạng của VN đúng thứ 5/25 thế giới (Microsoft) + Biểu hiện: . Dùng mọi lúc,mọi nơi và cho là sành điệu, phong cách, là cá tính và sự tự do của mình . Sử dụng trên các trang mạng xã hội: facebook, blog,… . Sử dụng với cả người thân của mình - Nguyên nhân: . Chủ quan: cá nhân người sử dụng ngôn ngữ - Thiếu hiểu biết, thích thể hiện, thiếu sự quan tâm, giáo dục từ trường, gia đình, địa phương, tư duy đạo đức, tính khí nóng nảy, bộp chộp,… . Khách quan: - Sự phát triển bùng nổ của KHKT -> Lạm dụng quyền lợi cá nhân
  14. - Môi trường sống, … - Hậu quả: . Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí, tinh thần (trầm cảm, tự kĩ,..) và thể chất (sức khỏe giảm sút) -> dẫn đến hậu quả nghiêm trọng - Giải pháp: . Cần có biện pháp xử lí kịp thời (an ninh mạng) . Cá nhân mỗi người cần biết tiết chế cảm xúc của bản thân. . Dành thời gian nhiều cho hoạt động bồi dưỡng thế giới tinh thần: đọc sách, xem phim, nghe nhạc, chơi thể thao,… . Khuyên ngăn, tuyên truyền, cổ động mọi người không sử dụng ngôn từ khiếm nhã khi giao tiếp. - Chứng minh: lấy một câu chuyện/một nhân vật từ cuộc sống đưa vào làm dẫn
  15. chứng cho bài viết (đảm bảo yếu tố thực tiễn) - Bàn luận: đưa ra ý kiến, nhận xét, tổng kết, quan điểm, suy nghĩ,... của bản thân về vấn đề - Đánh giá, tổng kết vấn đề - Bài học nhận thức, suy nghĩ và hành động d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bài viết có 0.5 giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. Tổng điểm 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2