intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh" được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 ----------------------------------- -------- Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề ------------------------------------------------------------------- (Đề kiểm tra có 02 trang) Đề 1 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: THU VỊNH (Nguyễn Khuyến) Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. (Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984) Chú thích Ông Đào: Tức Đào Uyên Minh (còn gọi Đào Tiềm) tên tự Nguyên Lượng, một người nổi tiếng về tài năng và khí tiết. Đang làm quan, vì không chịu quỵ lụy quan trên, ông đã bỏ quan về ở ẩn. Ông có bài Quy khứ lai từ (Về đi thôi) để tỏ chí mình” Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát C. Thất ngôn bát cú B. Song thất lục bát D. Thất ngôn xen lục ngôn Câu 2. Bài thơ trên sử dụng lối gieo vần nào? A. Vần lưng C. Vần trắc B. Vần hỗn hợp D. Vần chân Câu 3. Điểm nhìn để đón nhận cảnh thu của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Thu vịnh là: A. Điểm nhìn từ trên cao B. Điểm nhìn từ cao xa, về gần thấp rồi lại đến cao xa C. Điểm nhìn từ dưới thấp D. Điểm nhìn từ gần đến cao xa, từ cao xa lại trở về gần Câu 4. Các tính từ được sử dụng trong bài thơ để miêu tả vẻ đẹp mùa thu là: A. Thưa, xanh ngắt C. Xanh ngắt, biếc B. Lơ phơ, thẹn D. Hắt hiu, bóng trăng Câu 5: Bức tranh mùa thu trong Thu vịnh tiêu biểu cho khung cảnh mùa thu ở
  2. vùng miền nào của nước ta? A. Miền núi phía Bắc C. Đồng bằng sông Cửu Long B. Duyên hải Tây Nguyên D. Đồng bằng Bắc Bộ Câu 6. Đặc sắc của việc sử dụng từ ngữ trong bài thơ Thu vịnh? A. Từ ngữ trong sáng, giản dị, tự nhiên và nhiều tính từ gợi hình, gợi cảm B. Từ ngữ trong sáng, giản dị, tự nhiên và nhiều động từ gợi hình, gợi cảm C. Từ ngữ trong sáng, giản dị, tự nhiên và nhiều danh từ gợi hình, gợi cảm D. Từ ngữ trong sáng, giản dị, tự nhiên và nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm Câu 7. Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ là gì? A. Chán chường, ngán ngẩm C. Nhớ nhung, sầu muộn B. U buồn, tủi hổ D. Cô đơn, u hoài Câu 8. Việc sử dụng các từ láy trong câu thơ “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” có tác dụng gì? Câu 9. Nhận xét về bức tranh thiên nhiên trong bài Thu Vịnh? Câu 10. Từ nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa nỗi thẹn của con người trong cuộc sống? II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm) Anh/ chị hãy viết bài luận thuyết phục bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập. ----------Hết---------
  3. SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 ----------------------------- -------------- Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề ------------------------------------------------------------------- (Đề kiểm tra có 02 trang) Đề 2 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: LỤT NĂM BÍNH NGỌ - 1906 (Trần Tế Xương) Thử xem một tháng mấy lần mưa Ruộng hoá ra sông cỏ vật vờ Bát gạo Đồng Nai (1) kinh chuyện cũ Con thuyền Quý Tỵ (2) nhớ năm xưa Trâu bò buộc cẳng coi buồn nhỉ Tôm tép văng mình đã sướng chưa ! Nghe nói miền Nam trời đại hạn Sao không san sẻ nước cho vừa ? (Trần Tế Xương, Thơ chọn lọc – NXB Văn học) Chú thích : (1) : Bát gạo Đồng Nai : Năm trước, Bắc Kỳ bị lụt to, sau đó xảy ra nạn đói, phải chở gạo Nam Kỳ ra phát chẩn, ban tổ chức tham nhũng hết phần lớn rồi làm ẩu, đến nỗi dân đói đến đông quá, giày xéo lên nhau chết thêm một số. (2) : Con thuyền Quý Tỵ : Năm 1893 cũng có lụt to đến nỗi có thể đi thuyền trong đường phố. Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Văn bản được viết theo thể thơ gì? A. Thơ thất ngôn bát cú, vì có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. B. Thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn. C. Thơ thất ngôn, vì mỗi dòng có 7 chữ. D. Thơ thất ngôn tứ tuyệt, vì có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ. Câu 2. Bài thơ sử dụng cách gieo vần gì? A. Vần lưng B. Vần liền C. Vần chân D. Vần cách Câu 3. Bài thơ diễn tả cảm xúc của ai? Về sự việc gì? A. Của nhân vật trữ tình về nỗi lo mất mùa. B. Của nhà thơ về nạn lụt năm 1906. C. Của người dân ở nông thôn về nạn lụt. D. Của người qua đường về nạn lụt của một vùng quê. Câu 4. Nghệ thuật đối thể hiện ở 2 dòng thơ nào? A. Hai câu đề, hai câu luận B. Hai câu luận, hai câu kết C. Hai câu kết, hai câu thực
  4. D. Hai câu thực, hai câu luận Câu 5. Dòng nào sau đây nói lên cảm xúc, tâm trạng của thi nhân trong bài thơ? A. Buồn, lo trước cảnh lụt. B. Tuyệt vọng vì cảnh lụt. C. Mong ngóng hết lụt. D. Dửng dưng, mặc kệ. Câu 6.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: Nghe nói miền Nam trời đại hạn/ Sao không san sẻ nước cho vừa? ? Tác dụng? A. Câu hỏi tu từ . Thể hiện thời tiết đẹp trái ngược ở hai miền Bắc, Nam. B. Phép đối. Thể hiện tình cảnh khổ cực của nhân dân ở mọi miền đất nước. C. Phép đối. Thể hiện thời tiết đẹp trái ngược ở hai miền Bắc, Nam. D. Câu hỏi tu từ. Thể hiện tình cảnh khổ cực của nhân dân ở mọi miền đất nước. Câu 7. Hình ảnh trong bài thơ có đặc điểm nổi bật gì? A. Hình ảnh tươi sáng, vui vẻ. B. Hình ảnh trừu tượng, siêu thực. C. Hình ảnh giản dị, quen thuộc, gợi buồn. D. Hình ảnh chọn lọc, giàu sức tưởng tượng. Câu 8. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ: Trâu bò buộc cẳng coi buồn nhỉ Tôm tép văng mình đã sướng chưa ! Câu 9. Sau khi đọc xong bài thơ, em rút ra bài học gì trong cuộc sống? Vì sao? Câu 10. Theo em, con người cần làm gì để hạn chế những hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu? Trả lời trong khoảng 5 - 7 câu. II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm) Anh/ chị hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đố kị. ----------Hết----------
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn - Lớp 10 ĐỀ 1 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 8 Việc sử dụng các từ láy trong câu thơ “Cần trúc lơ phơ 0,75 gió hắt hiu” có tác dụng gì? Tác dụng các từ láy trong câu thơ “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” - Tăng sức gợi hình, gợi cảm - Thể hiện đặc điểm của các sự vật trong bức tranh mùa thu + Từ láy “lơ phơ” gợi tả vẻ thưa thớt của những lá trúc lay động bởi gió heo may mùa thu. + Từ láy "hắt hiu” gợi tả cơn thu nhẹ, khẽ gợi cảm giác buồn bã, cô đơn Hướng dẫn chấm:
  6. - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 -0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 9 Nhận xét về bức tranh thiên nhiên trong bài Thu Vịnh? 0,75 - Bức tranh đẹp, thanh sơ, yên bình bởi sự xuất hiện của những hình ảnh dân dã, quen thuộc; cảnh vật hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh. - Tuy nhiên không gian vắng người, vắng tiếng cùng hình ảnh gió hắt hiu lại gợi sợ tĩnh lặng, u buồn Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 10 Từ nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ, em hãy viết 1.0 đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa nỗi thẹn của con người trong cuộc sống? + Thẹn là cảm giác thẹn thùng, xấu hổ khi làm điều gì đó sai trái hoặc thua kém so với người khác + Ý nghĩa của nỗi thẹn: Thể hiện sự tự trọng, tự nhận thức về bản thân để tránh mắc sai lầm, những việc làm sai trái hay những dục vọng tầm thường; Biết hổ thẹn vì nhận thấy mình kém cỏi, bị chê bai, bị đem ra so bì sẽ cho người ta động lực để vươn lên, khắc phục những thiếu sót của bản thân. Biết thẹn là một trong những biểu hiện tốt thể hiện một con người có nhận thức đúng đắn về phẩm giá con người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh viết đoạn văn đủ ý như đáp án, diễn đạt tốt: 1,0 điểm. - Học sinh viết đoạn văn có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
  7. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, kết bài khái quát được vấn đề nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thuyết phục bạn em 0,25 từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới những vấn đề sau: - Giải thích: Lười biếng trong học tập là học sinh: Không có tinh thần học tập, chán nản trong học tập, mơ màng đến những thứ khác khi đến trường - Biểu hiện: + Ở nhà: không học bài, làm bài tập; Làm bài qua loa; mượn vở của bạn để chép bài + Trên lớp: Không chú ý nghe lời thầy cô giảng bài, không suy nghĩ, xây dựng bài, không có tinh thần hợp tác làm việc, thảo luận hoàn thành các nhiệm vụ học tập với tập thể - Nguyên nhân: + Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục tiêu phấn đấu, không có ước mơ... + Gia đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái... + Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích... + Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hội tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo... -Tác hại + Tâm lí sợ sệt, chán nản với việc học; Kết quả học tập giảm sút; tạo ra những lỗ hổng kiến thức cho học sinh. Những lỗ hổng này sẽ dẫn đến việc họ dần mất đi nền tảng kiến thức, từ đó gặp khó khăn trong mọi hoạt động, thui chột khả năng tư duy, suy nghĩ + Làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của lớp; khiến các thày cô giáo buồn phiền + Lười học cũng tạo ra nhiều tác động xấu, làm tổn hại đến xã
  8. hội - Dẫn chứng - Giải pháp: + Cân bằng giữa thời gian học và chơi; Lập thời gian biểu hợp lí để tự học; Cố gắng, chăm chỉ, tự giác học hỏi từ bạn bè, thày cô, tự học + Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể trong trường để phát triển các kỹ năng mềm của bản thân. + Sống hòa thuận và yêu thương đồng hành với mọi người xung quanh, tạo dựng một cuộc sống tích cực và đẹp đẽ. * Khái quát vấn đề, rút ra bài học nhận thức, hành động. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,5 tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; 0,5 có cách diễn đạt mới mẻ. I + II 10 ĐỀ 2 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0
  9. 1 A 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 C 0,5 8 Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng 0,75 trong hai câu thơ: Trâu bò buộc cẳng coi buồn nhỉ Tôm tép văng mình đã sướng chưa ! - Học sinh chỉ ra phép đối được sử dụng trong hai câu thơ: Trâu bò buộc cẳng coi buồn nhỉ/ Tôm tép văng mình đã sướng chưa ! - Tác dụng: + Nhấn mạnh tình cảnh thê thảm của con người trong mùa lụt: tôm tép được thoải sức văng minh nhưng trâu bò bị buộc cẳng buồn không được ra đồng làm việc. + Nhà thơ thấu hiểu nỗi khổ của dân chúng ở vùng lụt. + Tăng sức gợi hình, gợi cảm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
  10. 9 Sau khi đọc xong bài thơ, em rút ra bài học gì trong cuộc 0,75 sống? Vì sao? Học sinh có thể rút ra bài học sau: - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. - Khát vọng mưa thuận gió hòa cho nhân dân... - Lí giải: Học sinh tự lí giải cho hợp lí. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 10 Theo em, con người cần làm gì để hạn chế những hiện 1.0 tượng thời tiết cực đoạn do biến đổi khí hậu? Trả lời trong khoảng 5 - 7 câu. Học sinh có thể trả lời những ý như sau: - Bảo vệ môi trường - Sử dụng vật liệu thân thiện và tốt cho thiên nhiên - Hạn chế sử dụng túi ni lông - Thường xuyên tái chế, sử dụng lại các đồ vật nhựa... Hướng dẫn chấm: - Học sinh viết đúng đoạn văn 1,0 điểm. - Học sinh viết đoạn văn có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, kết bài khái quát được vấn đề nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thuyết phục người 0,25 khác từ bỏ thói quen đố kị Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.
  11. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới những vấn đề sau: Giải thích: Đố kị là ganh tị, kèn cựa khi thấy người khác hơn mình ở một công việc hoặc một lĩnh vực nào đó. - Biểu hiện của người có tính đố kị + Cảm giác tức tối khi người khác hơn mình hay ganh ghét với những người giỏi hơn mình. + Khi người có lòng đố kị họ có thể đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh của người khác… - Tác hại của thói đố kị: + Khiến chúng ta mất thời gian vào việc bực tức, kèn cựa với người khác mà không có thời gian để đầu tư phát triển bản thân + Khiến chúng ta rơi vào trạng thái tâm lí tiêu cực + Khiến chúng ta trở nên xấu xí, ti tiểu trong mắt người khác - Dẫn chứng - Lợi ích của việc từ bỏ thói đố kị: + Có thời gian để tập trung đầu tư phát triển bản thân + Có đời sống tinh thần thoải mái, nhẹ nhõm + Được mọi người tôn trọng, yêu mến - Giải pháp để từ bỏ thói đố kị: + Tôn trọng thành quả của người khác + Tập trung tâm trí vào công việc của mình + Bao dung và học hỏi từ những người khác - Khái quát vấn đề, rút ra bài học nhận thức, hành động. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,5 tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; 0,5 có cách diễn đạt mới mẻ. I + II 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1