intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Thống Nhất A

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Thống Nhất A” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Thống Nhất A

  1. TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn, lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: NGHÊU, SÒ, ỐC, HẾN (Trích Hồi thứ II, cảnh 1) […] Lý trưởng (bưng mâm lễ gồm hai chai rượu quỳ trước tri huyện) (nói lối) Trước công đường đốn thủ1 Con: Lý trưởng Đại – giang Đem lễ bẩm dâng quan Nhờ đèn trời soi xử. Tri huyện (nhìn mâm lễ): Thằng lí trưởng Đại – giang này vô lễ thật. Mầy dám bưng lễ đến quan như thế à? Càng ngày bọn chúng mày càng dễ mặt. Bữa sau đừng làm “như thế” nữa nghe không? (lấy mắt ra hiệu cho lính lệ B2 thu lễ) Lý trưởng: Dạ vâng ạ (lính lệ B ra thu lễ lý trưởng giao rồi đứng dậy về chỗ cũ) Tri huyện (nói lối)3: Vừa xét ra mọi sự Chưa phân rõ gian nguy Khá khai lại rõ ràng Để quan thầy cứu nghĩ Trùm sò: Bẩm quan, quả thật con bị trộm. Tri huyện: Khoan, hỏi đứa nào đứa ấy khai. Thị Hến! Thị Hến (bước đến cạnh bàn giấy, mắt vẫn đưa tình): Dạ, quan dạy em ạ! Đề lại (với Thị Hến): Qua bên này đứng khai (chỉ chỗ cạnh bàn giấy mình) Tri huyện (giữ lại): Thôi được, đứng đây khai cũng được. Nghe quan hỏi. Thị Hến: Vâng ạ. Tri huyện: Thị Hến có nhìn nhận lại lời khai không? Nghĩa là Lý trưởng có đòi hối lộ trăm bạc. (Lý trưởng run sợ) Thị Hến: Bẩm quan lớn em xin nhìn nhận ạ. Tri huyện (gọi): Lý trưởng Đại – giang. Lý trưởng (run): Dạ… Tri huyện: (với Lý trưởng) Rõ là mày rất quỷ Toàn mưu mẹo tham gian Sắm quan ra cho mày bán mày ăn Bán không được mới bày ra trò giả nạp. Dĩ nhất suy chi4, trước đến nay mầy đã qua mặt quan bao nhiêu vụ rồi, không thể tha thứ được. Lý trưởng (run): Bẩm lạy quan lớn con trót dại… Tri huyện: Đáng phạt đòn ba chục. Lý trưởng (hốt hoảng): Tội con quá, bẩm lạy quan lớn, tội con quá… Tri huyện: Đáng là thế nhưng nghĩ tình, mầy cũng là tay chân quan nghĩ phạt trừng giới5 năm mươi quan tiền, về lo kiếm tiền đem lên nộp. Muốn thế hay muốn chịu đòn? Lý trưởng: Bẩm con xin phạt, bẩm đội ơn quan lớn ạ (lui ra chỗ cũ) […]
  2. (Nghêu, Sò, Ốc, Hến, NXB Phổ thông – Hà Nội 1957) Chú thích: Tóm tắt vở tuồng: Một đêm nọ, Ốc (kẻ chuyên nghề “đào ngạch”) nhờ Nghêu (thầy bói) gieo quẻ chỉ huớng vào ăn trộm nhà Trùm Sò (địa chủ). Nghêu bị bắt giữ, còn Ốc chạy thoát đuợc. Trong lúc Ốc đem của trộm được bán cho Thị Hến, một gái góa trẻ đẹp, ma mảnh, làm nghề buôn bán thì Trùm Sò và Lý trưởng dẫn nguời nhà đen bắt quả tang. Lý trưởng giam giữ Thị Hến cùng tang vật đòi Thị Hến đút lót. Việc không thành, tất cả dắt nhau lên huyện đường. Tại đây, Ốc bị phạt tù, Nghêu và Lý trưởng bị đánh đòn. Riêng Lý trưởng, Trùm Sò còn phải chi tiền để hối lộ Tri huyện. Nhờ có nhan sắc, Thị Hến không những được thắng kiện mà còn được Tri huyện và Đề lại “chiếu cố” hẹn hò. Lũ háo sắc ấy (có thêm cả Lý trưởng) rơi vào bẫy của Thị Hến khi giáp mặt nhau tại nhà chị ta và bị các bà vợ đến đánh ghen. (Theo Tổng tập văn học Việt Nam, tập 12, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000) (1) Đốn thủ: rập đầu mà lạy (2) Lính lệ B: tên của lính hầu do tác giả dân gian đặt (3) Nói lối: một kiểu nói có giọng điệu riêng của tuồng (4) Dĩ nhất suy chi: vì sao phải cân nhắc (5) Phạt trừng giới: phạt để răn đe Câu 1: Xác định các nhân vật chính trong văn bản trên? (0,5 điểm) Câu 2: Chỉ ra các chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích sau: (0,5 điểm) Lý trưởng (bưng mâm lễ gồm hai chai rượu quỳ trước tri huyện) (nói lối) Trước công đường đốn thủ Con: Lý trưởng Đại – giang Đem lễ bẩm dâng quan Nhờ đèn trời soi xử. Tri huyện (nhìn mâm lễ): Thằng lí trưởng Đại – giang này vô lễ thật. Mầy dám bưng lễ đến quan như thế à? Càng ngày bọn chúng mày càng dễ mặt. Bữa sau đừng làm “như thế” nữa nghe không? (lấy mắt ra hiệu cho lính lệ B thu lễ) Câu 3: Trong văn bản, Tri huyện đã đưa ra cách xử Lý trưởng như thế nào? (0,5 điểm) Câu 4: Lý trưởng bưng mâm lễ gồm hai chai rượu đến gặp Tri huyện nhằm mục đích gì? (1,0 điểm) Câu 5: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói “Rõ là mày rất quỷ/Toàn mưu mẹo tham gian” của Tri huyện dành cho Lý trưởng? (1,0 điểm) Câu 6: Qua văn bản, tác giả dân gian thể hiện thái độ gì với nhân vật Lý trưởng và Tri huyện? (1,0 điểm) Câu 7: Theo anh/chị, tiếng cười trong đoạn trích trên còn có ý nghĩa với cuộc sống ngày nay không? Vì sao? (1,0 điểm) Câu 8: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 3-5 câu) trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật mà mình ấn tượng nhất. (0,5 điểm) II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn công việc trong cuộc sống. ..........................Hết.........................
  3. TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 10 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm ... trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Lý trưởng và Tri huyện 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 trong 2 nhân vật: 0,25 điểm - Học sinh trả lời 1 trong 2 nhân vật hoặc cả 2 nhân vật trên và thêm nhân vật khác như:Thị Hến, Trùm Sò… :0,25 điểm - Học sinh không trả lời đúng không cho điểm 2 Chỉ dẫn sân khấu: bưng mâm lễ gồm hai chai rượu quỳ trước tri huyện, 0,5 lối nói, nhìn mâm lễ, lấy mắt ra hiệu cho lính lệ B thu lễ Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm - Trả lời được 3-4 ý: 0,5 điểm; 1-2 ý: 0,25 điểm - Học sinh không trả lời đúng không cho điểm 3 Phạt trừng giới năm mươi quan tiền. 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh không trả lời đúng không cho điểm 4 Mục đích: hối lộ (đút lót) để tri huyện xử thắng kiện cho mình 1,0 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời nếu có từ “hối lộ”: 1,0 điểm - Học sinh chỉ trả lời “để tri huyện xử thắng kiện cho mình”: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng không cho điểm 5 Tri huyện chỉ trích Lý trưởng là một người thường xuyên tham gia vào 1,0 những kế sách, mưu mẹo để đạt được lợi ích cá nhân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời 1 trong 2 ý: 0,5 điểm - Học sinh không trả lời đúng không cho điểm 6 Thái độ của tác giả dân gian: phê phán, lên án kẻ xu nịnh, tham lam… 1,0 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương với đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời 1 trong 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng không cho điểm
  4. 7 -Tiếng cười trong đoạn trích còn nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống hôm 1,0 nay - Tiếng cười trong đoạn trích là tiếng cười châm biếm, phê phán bộ mặt tham lam của tầng lớp quan lại phong kiến; Trong bối cảnh xã hội hôm nay, tiếng cười giải trí, phê phán và có tính thời sự. Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời 1 ý: 0,5 điểm - Học sinh không trả lời đúng không cho điểm 8 Học sinh chọn nhân vật trong đoạn trích mà bản thân thấy ấn tượng 0,5 nhất và nêu cảm nhận. Học sinh có thể bày tỏ quan điểm cá nhân miễn thuyết phục và hợp lí. Hướng dẫn chấm *Lưu ý: trả lời thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. II VIẾT 4,0 1 Viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn công việc a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn 0,25 - Bài văn có bố cục 3 phần: Mở bài- thân bài – kết bài. - Học sinh có thể trình bày bài văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thuyết phục từ mọi người từ bỏ 0,25 thói quen trì hoãn công việc c. Triển khai vấn đề nghị luận 2,5 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề cần nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: – Giải thích: + Công việc là gì? Công việc là những mục tiêu, dự định trước mắt mà chúng ta cần thực hiện. + Trì hoãn là gì? Trì hoãn là kéo dài, làm gián đoạn tiến độ công việc. - Trì hoãn công việc là hành vi lệch khỏi lịch trình dự định, chủ động trì trệ, kéo dài công việc. Thói quen trì hoãn công việc lại là thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần ở con người. - Những lí do để từ bỏ thói quen trì hoãn công việc + Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc. + Trì hoãn công việc khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. + Thói quen trì hoãn làm cho con người hình thành tâm lí ỷ lại, lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực,… - Lợi ích của việc từ bỏ thói quen trì hoãn công việc: Giúp hoàn thành đúng tiến độ công việc, mở ra nhiều cơ hội phát triển bản thân,… - Dự đoán lập luận của người có thói quen trì hoãn công việc (ví dụ: Tôi là người làm việc tốt dưới áp lực, công việc nào quan trọng mới làm liền,…) và đưa ra lập luận phản biện phù hợp.
  5. - Đề xuất phương án khắc phục: + Lập kế hoạch hợp lí + Duy trình thói quen làm việc hàng ngày… Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (2,5 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (1.5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (1.0 điểm). Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2