intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Hàn Thuyên

Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

35
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì 1 sắp tới cũng như giúp các em củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua việc giải Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Hàn Thuyên sau đây. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Hàn Thuyên

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn - Lớp 11 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn: (1) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi. (2) Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bé vẫn nắm tay ngủ kĩ. Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi. (3) Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét. (Thạch Lam, gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam, NXB Văn học, 2014, tr.7) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên. Câu 2. Tìm những từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong đoạn (1). Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ ngữ, hình ảnh đối lập trong đoạn (1) và đoạn (2). Câu 4. Nhân vật Sơn đã cảm nhận thời khắc chuyển mùa bằng những giác quan nào? Từ đó em có nhận xét gì về nhân vật Sơn? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Phân tích đoạn văn sau của nhà văn Vũ Trọng Phụng: Đến huyệt, lúc hạ quan tài, cậu tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ... để cậu chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt. Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau. Xuân Tóc Đỏ đứng cầm mũ nghiêm trang một chỗ, bên cạnh ông Phán mọc sừng. Lúc cụ Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi, thì ông này cũng khóc to "Hứt!... Hứt!... Hứt!...”. Ai cũng để ý đến ông cháu rể quý hóa ấy. Ông ta khóc quá, muốn lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi ngã. Nó chật vật mãi cũng không làm sao cho ông đứng hẳn lên được. Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng trắng loè xoè, ông Phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi: -"Hứt!... Hứt!... Hứt!..." Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách ra thì chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư... Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy, rồi đi tìm sư cụ Tăng Phú lạc trong đám ba trăm người đương buồn rầu và đau đớn về những điều sơ suất của khổ chủ. (Trích Hạnh phúc của một tang gia, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 127-128) --------- Hết ---------
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 (Hướng dẫn chấm có 02 trang) Môn: Ngữ văn - Lớp 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 Các phương thức biểu đạt: Phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm…. 1 0.75 Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời “Phương thức tự sự, miêu tả” 0,75 điểm. Những từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong đoạn (1): Buổi sáng hôm nay; mùa đông; ngày hôm qua; cuối tháng mười; ngoài cánh đồng. 2 0.75 Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng mỗi ý đạt 0,25 điểm; - Học sinh trả lời đúng 03 ý trở lên đạt điểm tối đa. Hiệu quả nghệ thuật của các từ ngữ, hình ảnh đối lập, tương phản trong đoạn (1) và đoạn (2). - Tác giả nhấn mạnh: sự thay đổi đột ngột của tời tiết. 3 1.0 - Lời văn cụ thể, sinh động, giàu giá trị biểu cảm. Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng nhưng có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa; trả lời được mỗi ý đạt 0,5 điểm. - Nhân vật Sơn đã cảm nhận cảnh chuyển mùa bằng các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác. 4 - Nhận xét về nhân vật: Cậu bé có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm… 0.5 Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng nhưng có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa; trả lời được mỗi ý đạt 0,25 điểm. LÀM VĂN II Phân tích đoạn văn trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” của nhà văn 7.0 Vũ Trọng Phụng a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được 0.5 vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích đoạn văn về cảnh hạ huyệt trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” của nhà văn Vũ Trọng Phụng. 0.5 Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận đạt 0,5 điểm; xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận đạt 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Trọng Phụng (0,25 điểm) và đoạn trích (0,25 0.5 điểm) *Phân tích đoạn trích về cảnh hạ huyệt. 4.5 - Tóm tắt đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. 0.5 - Nội dung: cảnh hạ huyệt trong đám tang cụ Cố tổ - tình huống bi hài từ những bức chân dung biếm họa độc đáo qua hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, suy nghĩ của các nhân vật. + Cậu Tú Tân bắt bẻ mọi người tạo dáng để cậu chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt, bạn của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác để chụp cho ảnh khỏi giống nhau (Sung sướng vì nhờ cái chết của ông nội mà được thể hiện sở thích chụp ảnh 3.0 của mình - bất nhân, vô lương tâm, đáng lên án). + Cụ cố Hồng giả vờ ho khạc mếu máo, ngất đi (sự giả dối, bất hiếu). + Ông Phán mọc sừng: Khóc thật to Hứt!... Hứt!... Hứt! Và trong lúc oặt người đi, khóc mãi không thôi Phán mọc sừng đã tranh thủ dúi vào tay Xuân một cái giấy bạc (vô liêm sỉ, lợi dụng cái chết của người thân để trục lợi, kiếm tiền).
  3. + Xuân Tóc Đỏ: Giả vờ đứng cầm mũ nghiêm trang một chỗ, đỡ ông Phán mọc sừng, điềm nhiên nhận cái giấy bạc năm đồng gấp tư của Phán mọc sừng và nắm tay lại cho khỏi có người nom thấy (diễn xuất đại tài, giả dối, bất nhân). - Nghệ thuật: xây dựng tình huống bi hài; giọng điệu mỉa mai, châm biếm; thủ pháp tương phản, đối lập; phóng đại, cường điệu … Hướng dẫn chấm: Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn văn: Phân tích đầy đủ, sâu sắc (4,0 điểm); phân tích đầy đủ nhưng chưa sâu (2,5 điểm – 3,5 điểm); phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu (1,0 điểm - 2,0 điểm; phân tích sơ lược, không rõ nội dung, nghệ thuật ( 0,5 điểm). *Đánh giá: - Đoạn văn tái hiện cảnh hạ huyệt phê phán mạnh mẽ bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 0.5 và khẳng định nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng. Hướng dẫn chấm: Đánh giá nội dung đoạn trích (0,25 điểm), đánh giá sự sáng tạo về nghệ thuật (0,25 điểm) d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25 Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của 0.25 đoạn trích; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 1 yêu cầu đạt 0,25 điểm. TỔNG ĐIỂM 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2