intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Dục

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Dục" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Dục

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I QUẢNG NAM NĂM HỌC 2022 ­ 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DỤC Môn: Ngữ văn ­ Khối: 11 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời  gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)        Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:                 “… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có  mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần  phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt .  Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ … rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành  phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại. …  (2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách  khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ  xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi  chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh  ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn  cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”                                           (Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục &  Thời  đại, Thứ hai ngày 13.4.2015) Câu 1. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,75 điểm) Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,75 điểm) Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc   sách cũng dần phôi pha”? (1,0 điểm) Câu 4.  Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông  tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến  đó không? Vì sao? (0,5 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN ( 7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận ( 150 chữ)  trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý  kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh,chị về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích sau:
  2. “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có   hề  gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế  cũng chẳng sao: đời là tất cả  nhưng   chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng nhủ: “   Chắc nó trừ  mình ra! ” Không ai lên tiếng cả. Tức thật!  ờ  ! Thế  này thì tức thật! Tức chết đi   được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra   điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ thân hắn không? Không biết đứa chết mẹ   nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha ! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn   cứ  chửi đứa chết mẹ  nào đẻ  ra thân hắn, đẻ  ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà   chửi cái đứa đã đẻ  ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ  ra Chí Phèo? Có trời mà biết,   hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết …” (Nam Cao, Chí Phèo, Ngữ văn 11, tập một, 2014, tr.146                                                    ­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­­
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN  DỤC Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thao tác lập luận so sánh 0,75 Hướng dẫn chấm: ­ Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. ­ Học sinh trả lời không chính xác nội dung thông tin; hoặc không trả lời:   không cho điểm. 2  Câu chủ đề: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc  0,75 sống phẳng hiện nay…” Hướng dẫn chấm: ­ Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. ­ Học sinh trả lời không chính xác nội dung thông tin; hoặc không trả lời:   không cho điểm. 3 Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách  1.0 cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn  phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở  nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời  gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha. + Mức đầy đủ: hs trả lời được như nội dung trên: 1,0 + Mức không đầy đủ: sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương  tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo  điện tử trên Internet…0,75 + Mức không tính điểm: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. 4 – Mức đầy đủ: hs bày tỏ ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình và lí giải  0,5 thuyết phục. –  Mức không tính điểm: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. II LÀM VĂN Viết đoạn văn
  4. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể  trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng ­  phân ­ hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bàn về lợi ích, vai trò của việc  0,25 đọc sách c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 2. Thân bài Giải thích:  + Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến  thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa,  đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng… + Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong  cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt  đẹp như nhau mà có nhận định ví von “Một quyển sách tốt là một người  bạn hiền”. Bàn luận:  + Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người  điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình (dẫn chứng qua các tác  phẩm VH). + Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời  ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một  xã hội tốt đẹp. + Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần  thoại,… + Khi đọc sách cần chọn lựa sách hay, giàu ý nghĩa, bổ ích cho người  đọc… + Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc sách, chọn sách ở một  số người… d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: ­ Không cho điểm nếu bài làm có nhiều hơn 03 lỗi chính tả và ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm:  Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm   của bản thân để  bàn luận về  một vấn đề  xã hội; có sáng tạo trong viết   câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. ­ Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
  5. ­ Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Cảm nhận hình tượng nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích  5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái  quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận hình tượng nhân vật Chí  0,5 Phèo trong đoạn trích  Hướng dẫn chấm:  ­ Học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm ­ Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành cách luận điểm  Học sinh có thể  triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các   thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo yêu   cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm (0,25 điểm) , vấn đề nghị luận   0,5 (0,25) *Cảm nhận nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích.  2,5 ­Nêu vị trí của đoạn trích: nằm ở phần đầu của tác phẩm Chí Phèo, diễn  tả tiếng chửi của Chí Phèo sau khi ở tù về. ­Nhân vật Chí Phèo thể hiện qua tiếng chửi:  + Chí Phèo chửi vì hắn say rượu. Hành động chửi của Chí đã thành qui   luật thường kì: Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi.. + Phạm vi tiếng chửi của Chí Phèo hẹp dần: Từ  trời ­ đời ­ cả  làng Vũ   Đại ­ cha đứa nào không chửi nhau với hắn  – đến cuối cùng là đứa chết   mẹ nào đẻ ra hắn. + Nam Cao không nói rõ nguồn gốc của Chí Phèo:   Nhưng mà biết đứa   nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại   cũng không ai biết... nhưng rõ ràng Chí Phèo là một hiện tượng có thật,  một sản phẩm tất yếu cùa xã hội thực dân nửa phong kiến  ở  nông thôn  Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đẻ ra hiện tượng Chí Phèo chính   là chế độ xã hội bất công thối nát đương thời. ­ Ý nghĩa tiếng chửi: + Với Chí Phèo, chửi chính là một cách giao tiếp, một cách thức   biểu hiện niềm khát khao được hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên không   ai lên tiếng đáp lại hắn, điều đó chứng tỏ Chí đã bị loại ra khỏi cuộc sống   của làng Vũ Đại, rộng hơn là cuộc sống của loài người. + Tiếng chửi của Chí Phèo thể  hiện tâm trạng bất mãn của con  người bị xã hội gạt ra khỏi cộng đồng. Tiếng chửi chính là phản ứng của  Chí Phèo với cuộc đời, với cái xã hội dửng dưng, lạnh lùng quay lưng lại  
  6. với hắn, và với chế độ thực dân nửa phong kiến đã nhào nặn biến hắn từ  một người lương thiện thành một “con quỉ dữ” bị cô lập. Mặt khác, tiếng   chửi cũng bộc lộ sự bất lực, bế tắc, sự cô đơn tột độ  của Chí giữa làng   quê, giữa mọi người. ­Nghệ thuật: +Ngôn ngữ trong văn bản là ngôn ngữ trần thuật nửa trực tiếp. Lời văn  không đơn thuần là lời kể của tác giả (Hđn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng   thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời.) mà là lời nhân vật  (Tức thật!  ơ! Thế  này thì tức thật! Tức chết đi được mất!...', Mẹ  kiếp!   Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết   mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha!....  Tưởng  chừng như tác giả đã nhập vào Chí Phèo để  nói lên những suy nghĩ trong  nhân vật. Lời văn nửa trực tiếp thể  hiện sự  thấu hiểu, cảm thông, yêu  thương của tác giả đối với nhân vật của mình. + Lời văn thuật lại tiếng chửi của chí Phèo bằng một giọng văn kể  chuyện lạnh lùng: tác giả gọi nhân vật là hắn, kể chuyện một cách khách  quan, chân thực, không hề  giấu giếm, che đậy hình ành xấu xí của nhân  vật. Tuy nhiên, đằng sau lời văn lạnh lùng tưởng như vô cảm ấy, tác giả  thê’ hiện sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương dành cho nhân vật. Hướng dẫn chấm:  ­ Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 ­ 2,5 điểm. ­ Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,0 ­ 1,75 điểm ­ Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm ­ 0,75 điểm. * Đánh giá 0,5 ­ Đoạn trích thể  hiện thành công bi kịch tha hóa và bi kịch bị  cự  tuyệt  quyền làm người của nhân vật Chí Phèo, tiêu biểu cho số phận chung của   người nông dân Việt Nam trước cách mạng, đồng thời cho thấy niềm xót   xa, cảm thông sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước nỗi đau của con người  và niềm khát khao hòa nhập với cộng đồng để được làm người của họ; ­ Đoạn trích còn bộc lộ  tài năng nghệ  thuật độc đáo của Nam Cao trong  việc sử  dụng ngôn ngữ, đi sâu vào khai thác diễn biến nội tâm của nhân   vật… Hướng dẫn chấm: ­ Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.  ­ Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: ­ Không cho điểm nếu bài làm mắc từ 05 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
  7. Tổng điểm 10,0
  8. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM         NỘI DUNG KIỂM TRA CUỐI  HKI                     TRƯỜNG THPT NGUYỄN DỤC                                                       MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11                                                                                                                        NĂM HỌC 2022­2023  MA TRẬN KIỂM TRACUỐI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2022­2023 Môn: NGỮ VĂN ­ LỚP 11  I. MỤC TIÊU ĐỀ KIÊM TRA. 1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ  đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với một số nội   dung   Đọc hiểu và Làm văn trọng tâm trong chương trình Ngữ Văn 11 học kỳ I. 2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng Đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa và kỹ năng vận dụng các thao   tác lập luận để viết bài văn nghị  luận văn học; kỹ năng trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một   cách rõ ràng, đúng quy cách. 3. Thái độ: Có quan điểm tích cực trước những vấn đề cần nghị luận, có ý thức sống lành mạnh, có tâm  hồn phong phú.  4. Năng lực: Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút 2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Nhận biết Vận dụng Cộng Cấp độ Thông hiểu Cấp  Cấp độ Lĩnh vực độ  thấp  cao ­ Phương thức  ­   Hiểu   được  ­   Trình   bày   quan  I. Đọc­ hiểu biểu đạt. nội  dung chính,  điểm,   suy   nghĩ  ­Ngữ liệu: ­ Thao tác lập  câu chủ  đề  của  của   bản   thân   từ  Đoạn trích  văn bản  luận.  đoạn   trích/   văn  vấn   đề   đặt   ra  khoảng từ 150 đến 300  ­   Phong   cách  bản. trong   đoạn  chữ. ngôn ngữ. ­   Giải   thích  trích /văn bản. ­ Nội dung: Phù hợp với  ­ Từ  ngữ, hình  được   từ   ngữ,  các chuẩn mực đạo  ảnh,   câu   văn,  hình   ảnh   trong  đức, quy phạm pháp  chi   tiết   có  đoạn   trích/văn  luật. trong   đoạn  bản. trích/ văn bản.   Số câu:   2 1 1  4 Số điểm:   1.0  1.0 1.0 3.0 Tỉ lệ %: 10 % 10 % 10 % 30 %
  9. II. Làm văn: 1. NLXH  ­ Nội dung: về một vấn  Viết  đề nêu trong đoạn văn  đoạn  bản đọc hiểu văn  150  chữ 2. NLVH Viết  ­ Nội dung:  bài  + Nghị luận về một  văn  đoạn trích văn xuôi . nghị  ­ Ngữ liệu: Một trong  luận  các văn bản sau:  văn  ­ Hai đứa trẻ( thạch  học  Lam) hoàn  ­ Chữ người tử tù  chỉnh. (Nguyễn Tuân) ­ Số đỏ( Vũ Trọng  Phụng) ­ Chí Phèo( Nam Cao) Số câu:  2 2 Số điểm:  7.0 7.0 Tỉ lệ %: 70 % 70 % Tổng số câu:   2 1  1 2 6 Tổng số điểm:   1.0  1.0 1.0 7.0  10.0 Tỉ lệ %: 10 % 10 % 10 % 70 % 100 % * Lưu ý: Lựa chọn 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2