intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam" để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK I NGỮ VĂN 11 Nội Mức độ dung nhận kiến thức TT Kĩ năng thức/Đơ Tổng Nhận Thông Vận Vận n vị kĩ % điểm biết hiểu dụng dụng cao năng1 Đọc hiểu Đọc hiểu: Sử dụng một trong hai thể loại: truyện hoặc thơ trữ tình. - Đọc hiểu VB truyện (phương thức biểu đạt, cốt truyện, sự kiện, người kể chuyện , nhân vật, câu chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, các chi tiết, 1 giá trị nội dung, …) Đọc hiểu VB thơ (phương thức biểu đạt, nhân vật trữ tình, cấu tứ, hình ảnh thơ, vần thơ, nhịp điệu, nhạc điệu, thể thơ, hiệu quả của các biện pháp tu từ, nội dung trữ tình của các câu thơ,…) Số câu 3 3 1 1 8 Tỉ lệ % 15 30 10 5 60 điểm 2 Làm văn - Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình 1 Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình được thể hiện trong SGK được giới hạn đến thời điểm tổ chức kiểm tra định kì (giữa kì, cuối kì), đảm bảo theo ma trận, đặc tả đề kiểm tra; phù hợp với thời gian làm bài và năng lực học tập của học sinh.
  2. ảnh của tác phẩm). - Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội: + Con người với cuộc sống xung quanh. + Hình thành lối sống tích cực trong xã hội thời hiện đại. Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  3. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ Môn: Ngữ văn – Lớp 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 01 trang) Phần I. Đọc hiểu (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: “Cỏ dại quen nắng mưa Làm sao mà giết được Tới mùa nước dâng Cỏ thường ngập trước Sau ngày nước rút Cỏ mọc đầu tiên” […] Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa Gần gũi nhất vẫn là cây lúa Trưa nắng khát ước về vườn quả Lúc xa nhà nhớ một dáng mây Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây Một làn khói, một mùi hương trong gió... Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ Mọc vô tình trên lối ta đi Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có. (Trích Cỏ dại – Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh - thơ và đời, Vân Long, NXB Văn hoá thông tin, 2004) Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, giữa những hình ảnh thân thuộc trong cuộc đời bình yên thì hình ảnh nào là gần gũi nhất? Câu 3. (0,5 điểm) Hãy liệt kê những chi tiết thơ khắc họa hình ảnh cỏ dại.
  4. Câu 4. (1,0 điểm) Các hình ảnh cây lúa, dòng sông, vườn quả, ngọn núi, rừng cây,… trong đoạn thơ gợi cho anh/chị cảm nghĩ gì về quê hương? Câu 5. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong các dòng thơ sau: Lúc xa nhà nhớ một dáng mây Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây Một làn khói, một mùi hương trong gió... Câu 6. (1,0 điểm) Theo anh/chị, hình ảnh cỏ dại trong đoạn thơ mang ý nghĩa tượng trưng nào? Câu 7. (1,0 điểm) Nhận xét ngắn gọn tình cảm của tác giả biểu hiện qua đoạn trích trên. Câu 8. (0,5 điểm) Từ nội dung của đoạn thơ trích, viết 5-7 dòng trình bày ý kiến của anh/chị về tinh thần vượt lên gian khó của con người trong cuộc sống. Phần II. Viết (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận bàn về sự cần thiết phải biết quan tâm, trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống của con người. ----Hết---- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NGỮ VĂN 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Phương thức biểu đạt: Biểu cảm/ Phương thức biểu cảm 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5 đ - HS trả lời sai đáp án hoặc không trả lời: 0,0 đ 2 Theo tác giả, giữa những hình ảnh thân thuộc trong cuộc đời bình yên thì 0,5 hình ảnh gần gũi nhất vẫn là cây lúa. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5 đ - HS trả lời sai (hoặc không trả lời): 0,0 điểm 3 Những chi tiết thơ khắc họa hình ảnh cỏ dại: quen nắng mưa; (không) giết 0,5 được; mùa nước dâng, thường ngập nước; ngày nước rút, mọc đầu tiên; mọc vô tình trên lối ta đi; nhỏ nhoi. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời 2/3 các chi tiết như đáp án: 0,5 đ - HS trả lời đúng ½ nội dung đáp án: 0,25 đ - HS trả lời sai đáp án hoặc không trả lời: 0,0 đ 4 HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung 1,0 sau: - Các hình ảnh cây lúa, dòng sông, vườn quả, ngọn núi, rừng cây,… trong đoạn thơ gợi lên hình ảnh quê hương với vẻ đẹp bình dị mà thơ mộng . - Hình ảnh của quê hương luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi người. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 1,0 đ - HS trả lời như đáp án nhưng mắc lỗi diễn đạt: 0,75 đ - HS trả lời đúng ½ đáp án: 0,5 đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 đ 5 Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong các dòng thơ sau: 1,0 Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
  5. Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây Một làn khói, một mùi hương trong gió... - Làm tăng tính biểu cảm cho thơ. - Diễn tả nỗi nhớ quê hương đong đầy trong tâm trí của nhà thơ. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 1,0 đ - HS trả lời đúng ½ đáp án: 0,5 đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 đ 6 Hình ảnh cỏ dại trong đoạn thơ mang ý nghĩa tượng trưng cho những gì nhỏ 1,0 bé, bình dị trong đời sống nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, có sức sống bền bỉ, khó lòng bị khuất phục. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 1,0 đ - HS trả lời đúng ½ đáp án: 0,5 đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 đ 7 HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung: 1,0 Tác giả thể hiện sự trân trọng trước những gì bình dị có trong cuộc sống, đồng thời bộc lộ tình cảm chân thành yêu mến thiết tha với quê hương. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 1,0 đ - HS trả lời như đáp án nhưng mắc lỗi diễn đạt: 0,75 đ - HS trả lời đúng ½ đáp án: 0,5 đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 đ *Trân trọng những ý kiến mới mẻ, sáng tạo 8 HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo cấu trúc 0,5 đoạn văn và đáp ứng nội dung sau: - Chủ đề của đoạn văn: Tinh thần vượt lên gian khó của con người trong cuộc sống. - Ý nghĩa của tinh thần vượt lên gian khó. Hướng dẫn chấm: - Nội dung phù hợp, diễn đạt tốt : 0,5 đ - Nội dung phù hợp, diễn đạt chưa tốt: 0,25 đ - Nội dung không phù hợp, hoặc không trả lời : 0,0 đ II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự cần thiết phải biết quan tâm, trân 0,25 trọng những điều bình dị trong cuộc sống của con người. Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 đ - HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 đ c. Triển khai vấn đề nghị luận: 2,5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Bàn về cách hiểu những điều bình dị trong cuộc sống của con người. - Bàn về các khía cạnh của vấn đề (Vì sao phải biết quan tâm, trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống?): Giá trị nào cũng cần được trân quý; quan tâm, trân trọng những gì nhỏ nhoi để làm nên những điều lớn lao, để
  6. không bỏ lỡ, bỏ phí những giá trị đích thực mà bền vững, để không sống hời hợt với xung quanh; tạo nên một đời sống giản dị, thanh thản;… - Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều: Quan tâm, trân trọng những điều bình dị không đồng nghĩa với việc không hướng tới những điều lớn lao. Phê phán lối sống thiếu hoài bão. - Phân tích tác động của việc nhận thức đúng đắn về vấn đề đối với cá nhân, rút ra bài học hành động từ vấn đề. Hướng dẫn chấm: - Đầy đủ các luận điểm, lập luận chặt chẽ sâu sắc: 2,5 điểm. - Chưa đầy đủ các luận điểm, lập luận chưa thật sự lôgic: 1,5 điểm – 2,0 điểm. - Các ý còn chung chung, sơ sài: dưới 1,0 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5 Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0,5 mới mẻ. Hướng dẫn chấm: - Ý kiến sâu sắc, hạn chế tối đa các lỗi diễn đạt: 0,5 điểm - Ý kiến sâu nhưng còn mắc lỗi diễn đạt: 0,25 điểm - Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt: 0,0 điểm I + II 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2