intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

25
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 1- TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ Văn.- Lớp: 11 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Ma trận đề kiểm tra: - Theo hình thức tự luận: Mức độ nhận thức Nội dung kiến Vận Tổng TT Kĩ năng thức/Đơn vị kĩ Nhận Thông Vận dụng % điểm năng1 biết hiểu dụng cao Đọc -Thơ trữ tình. - Văn nghị luận 1 Số câu 3 3 1 1 8 Tỉ lệ % 15 30 10 5 60 điểm Viết -Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội -Viết văn bản nghị 2 luận về một tác phẩm thơ. Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 1 Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình được thể hiện trong SGK được giới hạn đến thời điểm tổ chức kiểm tra định kì (giữa kì, cuối kì), đảm bảo theo ma trận, đặc tả đề kiểm tra; phù hợp với thời gian làm bài và năng lực học tập của học sinh.
  2. II. Bảng đặc tả Đơn Số câu hỏi theo mức độ nhận vị thức Kĩ T kiến Vận năn Mức độ đánh giá Nhậ Vận T thức/ Thôn dụn g n Dụn Kĩ g hiểu g năng biết g cao 1 Đọc 1. Nhận biết: 3 câu 3 câu 1 câu 1 hiểu câu Thơ - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ - Nhận biết được nhịp điệu, giọng điệu trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. - Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa hay tác động của bài thơ đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân về những vấn đề văn học hoặc cuộc sống.
  3. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ. Vận dụng cao: - Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ. - Đánh giá được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tương trưng (nếu có) trong bài thơ. - So sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau. - Mở rộng liên tưởng về vấn đề đặt ra trong bài thơ để hiểu sâu hơn bài thơ. 2. Nhận biết: Văn - Xác định phương thức biểu đạt. nghị - Nhận biết luận đề, luận điểm… luận - Nhận biết được đề tài, cái tôi trữ tình, kết cấu của văn bản. - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu. - Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong văn bản. Thông hiểu: - Hiểu được nội dung, mục đích, thái độ của tác giả qua văn bản. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu, đề tài, giọng điệu và mối quan hệ giữa các yếu tố này trong văn bản. - Phân tích được sự kết hợp giữa cốt tự sự và chất trữ tình trong văn bản. - Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản. - Phân tích, lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể
  4. hiện qua văn bản; phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của văn bản. - Lí giải được tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra bài học/thông điệp/quan điểm cho bản thân qua văn bản - Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm của bản thân về cuộc sống hoặc văn học. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra trong văn bản. Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm của bản thân về văn học và cuộc sống. Đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. 1. 1* 1* 1* 1 Nhận biết: câu - Xác định được yêu cầu về nội dung và TL hình thức của bài văn nghị luận. Viết - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu bài hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong văn bài viết. 2 Viết nghị - Xác định rõ được mục đích, đối tượng luận nghị luận. về một Thông hiểu: vấn - Triển khai vấn đề nghị luận thành đề xã những luận điểm phù hợp. hội
  5. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, … để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. 2. Nhận biết: Viết - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính văn về tên tác phẩm, tác giả, loại hình nghệ bản thuật,… của tác phẩm. nghị - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn luận bản nghị luận. về một Thông hiểu: tác - Trình bày được những nội dung khái phẩm quát của tác phẩm nghệ thuật. thơ. - Phân tích được những biểu hiện riêng của loại hình nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm. - Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.
  6. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.
  7. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 1- NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: Ngữ Văn - Lớp:11 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC đề có 02 trang) Họ tên học sinh: ……………………………… -Lớp: 11/ I. ĐỌC (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Nhân loại đang điên cuồng bóc lột trái đất: Chúng ta khoan vào trái đất trăm ngàn lỗ thủng, chúng ta làm ô nhiễm các dòng sông, đại dương và không khí, chúng ta tập trung lại một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những công trình kiến trúc kỳ quái, đặt cho nó cái tên mỹ miều là “thành phố”, chúng ta ở trong những thành phố này thoải mái phóng túng những dục vọng của mình, tạo ra những thứ rác rưởi vĩnh viễn khó mà tiêu huỷ được. So với người ở nông thôn, người thành thị là có tội, so với người nghèo, người giàu là có tội, so với nhân dân, quan chức là có tội, theo một ý nghĩa nào đó mà nói, quan càng to, tội càng lớn, vì quan càng cao, phạm vi cai quản càng rộng, dục vọng càng lớn, hao phí tài nguyên càng nhiều. So với các quốc gia chưa phát triển, quốc gia phát triển là có tội, vì dục vọng của các nước phát triển còn lớn hơn, nước phát triển không chỉ làm hại trên lãnh thổ của mình, mà còn ảnh hưởng đến các nước khác, đến Hải phận Quốc tế, đến Bắc cực, Nam cực, lên mặt trăng, đi lên vũ trụ làm những việc có hại một cách mù quáng. Địa cầu bốn bề lửa khói, toàn thân run rẩy, biển cả kêu gào, cát bụi bay khắp nơi, hạn hán lũ lụt, bệnh tật lan tràn… đều liên quan đến sự phát triển bệnh hoạn của khoa học kỹ thuật dưới sự kích thích bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển […] Khi con người ở trong sa mạc, sẽ hiểu được nước và thực phẩm quý giá hơn vàng, bạc và kim cương rất nhiều. Khi gặp động đất và sóng thần, người ta sẽ hiểu, cho dù có bao nhiêu biệt thự hào hoa, khách sạn sang trọng, thì trong bàn tay vĩ đại của tự nhiên cũng chỉ là một đống bùn đất. Khi con người huỷ hoại trái đất tới mức không còn phù hợp để sống được nữa, lúc đó, quốc gia nào, dân tộc nào, chính đảng hay cổ phiếu nào cũng trở nên vô nghĩa… (Mạc Ngôn, Theo Sound Of Hope, Minh Tâm biên dịch)
  8. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? Câu 2. Câu văn nào nói lên luận đề của văn bản? Câu 3. Để tăng tính thuyết phục cho văn bản, tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào? Câu 4. Văn bản trên nói về đề tài gì? Câu 5. Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì? Câu 6. Tác giả bộc lộ thái độ gì qua văn bản trên? Câu 7. Rút ra được thông điệp gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên? Câu 8. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Khi con người ở trong sa mạc, sẽ hiểu được nước và thực phẩm quý giá hơn vàng, bạc và kim cương rất nhiều” không? Lí giải? II. VIẾT (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay. ----------Hết---------- Đáp án và hướng dẫn chấm văn 11 -HKI Phần Câu Nội dung Điểm I. 1 - Nghị luận 0,5 ĐỌC Hướng dẫn chấm: - HS làm đúng phương thức biểu cảm: 0,5 điểm. - Hs làm sai: 0 điểm 2 -Nhân loại đang điên cuồng bóc lột trái đất 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Hs làm sai: 0 điểm 3 - Giải thích 0,5 - Chứng minh Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Hs làm một đáp án: 0,25điểm. - Hs làm sai: 0 điểm 4 - Ô nhiễm môi trường 1,0 Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm.
  9. - Trả lời được ½ yêu cầu : 0,5 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 5 - Lên án những hành động hủy hoại trái đất 1,0 Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Trả lời được ½ yêu cầu : 0,5 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 6 Lo lắng, phẫn nộ 1,0 Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Trả lời được ½ yêu cầu : 0,5 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 7 - Cần có những hành động để bảo vệ trái đất 1,0 - Cần lên án những hành động hủy hoại trái đất Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Trả lời được ½ yêu cầu : 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 8 Học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có những lí giải thuyết 0,5 phục. Tham khảo: - Đồng tình - Lí giải: + Nước và thực phẩm là những nhu yếu phẩm thiết yếu để duy trì sự sống của con người + Khi ở trong sa mạc, dù có nhiều vàng bạc và kim cương, ta cũng không thể dùng chúng để mua nước và thực phẩm + Qua đó ta thấy, vàng, bạc, kim cương dù quý giá, nhưng đối với sự sinh tồn, nó chỉ là cái thứ yếu. Khi con người đã tàn phá trái đất đến mức không còn nước và thực phẩm để dùng, thì dù có giàu có đến đâu, chúng ta vẫn sẽ diệt vong Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm. - Trả lời được ½ yêu cầu : 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
  10. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II. VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Trình bày suy nghĩ về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 3,0 Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Sau đây là một số gợi ý: I. MỞ BÀI - Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Con người đang có những hành động mang tính hủy hoại đối với trái đất – môi trường sống của chính mình, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Một trong những hệ lụy đó là sự biến đổi khí hậu. - Nêu tính cấp thiết của vấn đề: Biến đổi khí hậu có thể nói là một vấn đề vô cùng cấp bách hiện nay, cần được suy ngẫm và bàn luận, từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời. II. THÂN BÀI 1. Giải thích vấn đề: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi khí hậu theo hướng tiêu cực, không còn đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn cho sự sinh tồn của tất cả các giống loài trên trái đất. 2. Nêu thực trạng của vấn đề: Biến đổi khí hậu đang ở tình trạng đáng báo động: băng tan, trái đất nóng lên, ô nhiễm không khí… Những hiện tượng này ngày càng trở nên trầm trọng, đe dọa đến sự sống của loài người nói riêng và các loài sinh vật khác trên trái đất nói chung. 3. Nguyên nhân: - Nguyên nhân khách quan dẫn đến biến đổi khí hậu là do tự nhiên như sự tái phân bố nhiệt trong đại dương, quỹ đạo trái đất thay đổi, quá trình kiến tạo núi, thềm lục địa có sự biến đổi, có sự lưu chuyển trong hệ thống khí quyển... - Nguyên nhân chủ quan là do con người có sự tác động dẫn tới biến đổi khí hậu. Và đây cũng là nguyên nhân chính gây nên những hiện tượng của biến đổi khí hậu. Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch tạo ra điện và nhiệt đã đồng thời tạo ra lượng khí thải rất lớn trên toàn cầu. 4. Nêu tác hại:
  11. - Khiến thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn - Mực nước biển dâng cao do băng tan, đe dọa đến hệ sinh thái biển - Cháy rừng, khiến diện tích rừng bị thu hẹp - Gây ra nạn tuyệt chủng của các loài động vật - Bệnh tật phát sinh, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người. 5. Nêu giải pháp: - Ngăn chặn nạn chặt phá rừng, có biện pháp xử lý với những đối tượng cố ý chặt phá rừng. - Hạn chế sử dụng những nguyên liệu từ hóa thạch trong sản xuất công nghiệp. - Tích cực trồng nhiều cây xanh, phủ xanh rừng. - Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng nhiều công nghệ mới bảo vệ môi trường như bể phốt nhựa của Sơn Hà xử lý các chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, khu dân cư an toàn ra ngoài môi trường... - Cải tạo và nâng cấp hạ tầng. - Tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, sử dụng những thiết bị tiết kiệm năng lượng III. KẾT BÀI - Khẳng định vấn đề: Biến đổi khí hậu thực sự là một vấn nạn cấp bách mà con người hiện nay phải đối mặt và tìm cách giải quyết. - Nêu ý nghĩa thực tiễn của vấn đề: Mỗi cá nhân nói riêng và toàn thể cộng đồng nói chung cần có những hành động thiết thực và mạnh mẽ để cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sống của chính mình. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, 0,25 văn phong trôi chảy. I+ II Tổng 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2