Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk
lượt xem 0
download
Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk" để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk
- TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề kiểm tra gồm có 02 trang) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra. Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhớ. Nhưng người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mị về làm người nhà quan thống lí. Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ. Cho tới năm ấy Mị đã lớn, Mị là con gái đầu lòng. Thống lí Pá Tra đến bảo bố Mị: - Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xoá hết nợ cho. Ông lão nghĩ năm nào cũng phải trả một nương ngô cho người ta, thì tiếc ngô, nhưng cũng lại thương con quá. Ông chưa biết nói thế nào thì Mị bảo bố rằng: - Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu. Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị. Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước ra. Mị vừa bước ra lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi. (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Truyện Tây Bắc, tr. 206-207) Trang 1
- Chú thích: Tô Hoài (1920 – 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen, là một trong những nhà văn nổi tiếng của văn học hiện đại Việt Nam. Phong cách viết của ông thường thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng miền, và được thể hiện qua lối trần thuật sinh động, hóm hỉnh, và sử dụng vốn từ vựng phong phú đầy tài ba. Tô Hoài đã để lại dấu ấn lớn trong văn học Việt Nam thông qua sự đa dạng và độc đáo trong sáng tác của mình. Vợ chồng A Phủ (1952) được in trong tập Truyện Tây Bắc - tập truyện được giải Nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 - 1955. Đoạn trích thuộc phần đầu của tác phẩm. Thực hiện yêu cầu sau: Câu 1 (0,5 đ): Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2 (0,5 đ): Trong đoạn trích, thống lí Pá Tra đã nói với bố Mị điều gì? Câu 3 (1,0 đ): Nêu và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Câu 4 (1,0 đ): Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau của Mị: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”? Câu 5 (1,0 đ): Qua đoạn trích, anh/chị rút ra bài học nào có ý nghĩa đối với mình? Vì sao? PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 đ) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về giá trị của lòng tự trọng đối với con người trong cuộc sống. Câu 2 (4,0 đ) Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích ở phần đọc hiểu. --------- HẾT---------- (Học sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm) Trang 2
- TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC 2024 – 2025, MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11 (Đáp án có 04 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Ngôi kể: Ngôi thứ ba 0,5 2 Trong đoạn trích, Thống lí Pá Tra đã nói với bố Mị: Cho 0,5 tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xoá hết nợ cho. - Biện pháp tu từ: Liệt kê - Tác dụng: + Giúp cho câu văn giàu hình ảnh, biểu cảm, cụ thể, sinh động; tạo giọng điệu vừa gấp gáp, vội vã vừa trầm buồn, da 1,0 3 diết. + Tác giả liệt kê một loạt những công việc nối tiếp nhau, không dứt gợi nỗi vất vả khổ cực của Mị; nhấn mạnh dáng vẻ lầm lũi, tâm trạng buồn tủi, cô đơn của Mị trong những ngày làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Qua đó, tác giả bày tỏ niềm cảm thông, đau xót cho cuộc đời, số phận nhỏ bé, đáng thương của nhân vật Mị. Trang 3
- 4 - Câu nói cho thấy Mị đã nhận thức được mình đã lớn, đã trưởng thành, có khả năng lao động và muốn gánh vác trách nhiệm trả nợ thay cho bố mẹ. Mị thiết tha, cầu khẩn bố đừng bán Mị cho nhà giàu, Mị không muốn sống kiếp 1.0 nô lệ. - Qua đó, người đọc nhận ra Mị là một cô gái có lòng hiếu thảo, có trách nhiệm với gia đình; giàu lòng tự trọng và khao khát một cuộc sống tự do. HS có thể rút ra một/ một số bài học có ý nghĩa cho bản thân và lí giải hợp lí, thuyết phục. 5 Gợi ý bài học: - Dù hoàn cảnh có khó khăn, thử thách đến đâu, con người 1.0 cũng cần giữ lòng tự trọng; giữ cho mình khát khao sống một cuộc đời tự do; sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình; giữ đạo hiếu với cha mẹ; … - HS đưa ra những lí giải phù hợp VIẾT 6,0 II 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200) chữ bàn về vai trò 2,0 của lòng tự trọng. a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của 0,25 đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của lòng tự trọng. c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo những nội dung theo gợi ý sau - Giải thích: Tự trọng là ý thức được bản thân, coi trọng danh dự, phẩm giá của chính mình. Tự trọng là biết mình, biết người, không gây ra những việc làm xấu khiến bản thân hổ thẹn… 1,0 Trang 4
- - Phân tích, bàn luận: Giá trị của lòng tự trọng đối với cuộc sống con người: + Giúp chúng ta biết cách tôn trọng bản thân cũng như tôn trọng người khác. + Tạo động lực để chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống và gặt hái nhiều thành công. + Nâng cao phẩm giá và sự uy tín cho bản thân mỗi con người + Được nhiều người yêu quý, nể phục và tôn trọng - Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện… - Rút ra bài học cho bản thân. (HS có thể đưa ra ý kiến khác nhưng cần đảm bảo phù hợp, thuyết phục) d. Diễn đạt: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn e. Sáng tạo: 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích giá trị 4,0 nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích trên. a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: 0,25 Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn học b. Xác định vấn đề cần nghị luận: 0.5 Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích ở phần ngữ liệu đọc hiểu Trang 5
- c. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp với bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: *Mở bài: Giới thiệu tác giả Tô Hoài, truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhân vật Mị, trích đoạn truyện. *Thân bài: Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích - Sự xuất hiện của Mị tạo được sự chú ý của người đọc: + Một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như gắn vào những vật vô tri, vô giác: Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên 2,5 tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. + Một cô con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu sang nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng nhưng lúc nào cũng cúi mặt, buồn rười rượi. => Hình ảnh Mị hiện lên trong cách miêu tả của Tô Hoài hoàn toàn tương phản với cái gia đình mà Mị đang ở. Sự tương phản ấy ám ảnh cho người đọc về một kiếp người héo hắt, tàn tạ, đau khổ, báo hiệu một cuộc đời không bằng phẳng, một số phận nhiều ẩn ức, một bi kịch của kiếp người làm dâu gạt nợ trong nhà thống lý Pá Tra. - Câu chuyện Mị về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: + Nguyên nhân do món nợ truyền kiếp từ đời bố mẹ Mị: Bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ. Thống Lí Pá Tra muốn bố Mị đồng ý gả Mị về làm dâu gạt nợ. + Phản ứng của Mị “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” cho thấy Mị là cô gái biết suy nghĩ, có trách nhiệm, có lòng hiếu thảo, biết tự trọng, khao khát tự do. + Mị xinh đẹp và tài năng “trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”. Mị sống trong những tháng ngày tươi đẹp của tuổi thanh xuân, tràn trề cơ hội được hưởng thụ tình yêu và hạnh phúc. Mị cũng đã có người yêu, một tình yêu đẹp với người có ngón tay đeo nhẫn và tín hiệu gõ vách hẹn hò. + Một cô gái trẻ đẹp với bao khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, nhưng bàn tay vô hình lừa Mị, bắt Mị đi làm dâu gạt nợ cho nhà giàu, bắt đầu cho những chuỗi ngày tăm tối như địa ngục trần gian của Mị tại nhà thống lí Pá Tra:“Một bàn tay dắt Mị bước ra. Mị vừa bước ra lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi”. Trang 6
- - Khái quát: + Qua đoạn trích, Tô Hoài đã khắc họa được vẻ đẹp tâm hồn Mị đồng thời cũng bày tỏ sự đồng cảm, xót thương cho số phận bất hạnh của nhân vật Mị. - Gián tiếp tố cáo mạnh mẽ sự áp bức bóc lột của bọn địa chủ phong kiến miền núi đối với người lao động nghèo khổ. * Nghệ thuật - Truyện được kể ở ngôi thứ ba, cuộc đời của nhân vật Mị được kể lại bằng lời văn của tác giả Tô Hoài khiến cho câu chuyện về cuộc đời Mị hiện lên chân thực, tự nhiên. - Nhịp điệu trần thuật chậm, trầm lắng, giọng điệu đầy xót xa thương cảm…Chính điều này đã tạo nên những trang văn giàu cảm xúc, chân thực về cuộc đời, số phận tủi nhục của Mị. - Cách giới thiệu nhân vật ấn tượng, hấp dẫn - Tô Hoài sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: liệt kê, ẩn dụ kết hợp với sự am hiểu về phong tục tập quán của người dân miền núi tạo được màu sắc, dấu ấn riêng cho câu chuyện. (Giám khảo linh hoạt khi chấm bài) d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; 0.5 có cách diễn đạt mới mẻ. Trang 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 641 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 813 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 463 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 360 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 524 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 182 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 472 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 284 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 436 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 160 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn