intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

  1. SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN Năm học: 2022 -2023 Môn: Ngữ văn - Lớp: 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 26/12/2022 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau : Có thể vẫn còn không ít bạn cho rằng lẽ sống là khái niệm to tát, không cần nghĩ đến làm gì, song, tiến sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh: "Lẽ sống là điều bạn tự giải mã khi trả lời câu hỏi, mình sống vì điều gì? Phải chăng đó là sống có ích, sống nhân hậu; biết lạc quan, biết ước mơ và biết phấn đấu, phân khúc cuộc đời để thực hiện những kế hoạch mình ấp ủ. Lẽ sống cần được bắt đầu bằng nội lực của bạn. Mỗi ngày, bạn hãy chọn cho mình một niềm vui và làm một việc có ích". Thật vậy, tuổi trẻ không đến hai lần. Xác định lẽ sống không là điều gì... ghê gớm. Tiến sĩ Đinh Phương Duy, Phó hiệu trưởng Trường đào tạo cán bộ TP đã "đơn giản hóa" những gì cần hiểu về lẽ sống khi trao đổi những quan điểm: "Nhiều bạn trẻ còn sống lơ lửng, không mục đích. Chúng ta phải có khát vọng và nó phải rõ ràng, thậm chí là cần có cả tham vọng, bởi điều đó làm chúng ta đi xa hơn. Tuổi trẻ cần dám nói, sống hết mình, sống thật với mình, biết kiên nhẫn, dám làm và dám chơi - chơi làm sao để đó là phương tiện hữu ích cho cuộc sống. Quan trọng nhất, các bạn vẫn luôn là chính mình, không phải là bản sao ai khác". Vậy với bạn, lẽ sống của bạn là gì? Nếu bạn chưa từng nghĩ đến thì có lẽ không quá sớm để bạn nghĩ về nó. Nếu bạn đã từng nghĩ đến, bạn đã làm gì để trả lời... (Trích Lẽ sống của giới trẻ ngày nay: đừng để tuổi trẻ lãng phí, Bích Dậu, tuoitre.vn, 20/12/2006) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, lẽ sống là gì? Câu 2. Theo anh/chị, điều gì làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản? Câu 3. Theo anh/chị “Mỗi ngày, …chọn cho mình một niềm vui và làm một việc có ích" có tác dụng gì đối với cuộc sống con người? Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm sau của Phó hiệu trưởng Trường đào tạo cán bộ TP “Chúng ta phải có khát vọng và nó phải rõ ràng, thậm chí là cần có cả tham vọng, bởi điều đó làm chúng ta đi xa hơn” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn nghị luận trả lời câu hỏi sau: “Lẽ sống của bạn là gì?” Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài Việt bắc của Tố Hữu Ta về, mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng
  2. Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.” (Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.111) - Hết-
  3. Thiết lập ma trận Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Chủ đề I. ĐỌC HIỂU Nhận biết những– Hiểu như thế - Đưa ra quan ý kiến của tác giảnào về ý nghĩađiểm đồng tình trong văn bản câu nói, quanhay không điểm của tác giả đồng tình? Giải -Đưa ra quanthích vì sao điểm của bản thân. Lí giải vì sao 1 2 1 4 Số câu: 0,5 1,5 1,0 3,0 Điểm: 5% 15% 10% 30% Tỉ lệ: % II. LÀM VĂN Dạng đề nghịXác định vấn đềHiểu đề , lậpVận dụng kiến - Tạo lập vănluận tư tưởng đạonghị luận dàn ý và cácthức kĩ năng về bản NLXH.lí thao tác văn nghị luận Nghị luận về bàn về một tư một tư tưởng, tưởng đạo lí. đạo lí Vận dụng các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội Số câu: 1 2 Số câu: 1 Số điểm: 2 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20 % 20% Tỉ lệ: 20% Nghị luận tácCách làm một bàiCách làm mộtVận dụng kiếnNâng cao năngSố câu: 1 phẩm văn học văn nghị luận vănbài văn nghị luậnthức kĩ năng vềlực tư duy tổngSốđiểm:5.0 học về đoạn tríchvăn học về đoạnnghị luận đoạnhợp so sánh đốiTỉ lệ: 50% trong tác phẩmtrích trong táctrích chiếu để làm rõ thơ phẩm giá trị nội dung và nghệ thuật. Xây dựng được luận điểm, luận cứ và dẫn chứng xác thực. Số câu: 1 1 Số câu: 1 Số điểm: 5 50 % Sốđiểm:5,0 Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 0%
  4. SỞ GD-ĐT TỈNH ĐỒNG THÁP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN Năm học: 2022-2023 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Ngày thi: 26/12/2022 Hướng dẫn chấm gồm có: 02 trang A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Nếu học sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án nhưng đúng, chính xác, chặt chẽ thì cho đủ số điểm của câu đó.
  5. - Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải bảo đảm không làm sai lệch hướng dẫn chấm và phải được thống nhất thực hiện trong tổ chấm. B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM PHẦ CÂU Nội dung yêu cầu Điểm N "Lẽ sống là điều bạn tự giải mã khi trả lời câu hỏi, mình sống vì điều gì? 0,5 Phải chăng đó là sống có ích, sống nhân hậu; biết lạc quan, biết ước mơ và 1 biết phấn đấu, phân khúc cuộc đời để thực hiện những kế hoạch mình ấp ủ. Lẽ sống cần được bắt đầu bằng nội lực của bạn. Mỗi ngày, bạn hãy chọn cho mình một niềm vui và làm một việc có ích". - Bàn về vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi người. 0,25 ĐỌC 2 - Trích dẫn ý kiến, lý giải sâu sắc của những nhà chuyên môn. HIỂU 0,5 Học sinh có thể trả lời theo quan điểm riêng nhưng phải hợp lý, thuyết phục.Gợi ý: 3 0,25 - Tạo động lực, phấn chấn trong công việc, cuộc sống. 0, 5 - Gắn kết mối quan hệ giữa người với người. HS trả lời theo quan điểm cá nhân nhưng phải hợp lý, thuyết phục. 1,00 4 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn. 0,25 LÀM VĂN 1 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: sự bền gan vững chí trước những thử 0,25 thách của cuộc sống. c.Triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. 0,25 - Giải thích lẽ sống là gì? - Phân tích biểu hiện: Nêu lẽ sống của bản thân. 0,25 -Bàn luận: Lý giải vì sao lựa chọn lẽ sống đó (có thể trình bày ý nghĩa của 0,25 lẽ sống). -Bài học bản thân: Hướng hành động để thực hiện lẽ sống đã chọn. 0,25 d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sang tạo, thể hiện cảm nhận sâu sắc, mới mẻ 0,25 về vấn đề e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 2 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài 0,5 và kết bài; mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao 3,5 tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 1. Mở bài - Giới thiệu về tác giả Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ trữ tình chính
  6. PHẦ CÂU Nội dung yêu cầu Điểm N trị, thơ ông luôn phản ánh những chặng đường đấu tranh gian khổ song cũng 0,5 nhiều thắng lợi của dân tộc. - Giới thiệu bài thơ Việt Bắc: là bài thơ xuất sắc của Tố Hữu tổng kết về cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, là lời tri ân sâu nặng về tình nghĩa cách mạng. - Bức tranh tứ bình được xem là những vần thơ tuyệt bút trong bài thơ Việt Bắc. 2. Thân bài: Khái quát chung về bài thơ Việt Bắc - Hoàn cảnh sáng tác: nhân sự kiện chiến dịch Điện Biên phủ thắng lợi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu từ Việt Bắc đến thủ đô, Tố Hữu đã viết bài thơ này. 0,25 - Những câu thơ trong bức tranh tứ bình là lời của người ra đi gửi đến người ở lại. - Hai câu thơ đầu của đoạn thơ là lời ướm hỏi của người ra đi băn khoăn về tình cảm ở lại với mình để từ đó giãi bày tâm tư, nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc. * Luận điểm 1: Bức tranh mùa đông - “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: sử dụng bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền 0,5 xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối (màu đỏ hoa chuối gợi liên tưởng đến hình ảnh ngọn đuốc xua đi cái lạnh của của núi rừng mùa đông) và màu vàng của những đốm nắng. - “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng gợi dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống. * Luận điểm 2: Bức tranh mùa xuân - “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn ngập không gian núi rừng, thiên nhiên tràn đầy nhựa sống khi xuân về. 0,5 - Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “chuốt từng sợi giang”: hành động chăm chút, tỉ mỉ với từng thành quả lao động của mình. * Luận điểm 3: Bức tranh mùa hạ - “Ve kêu rừng phách đổ vàng”: toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như đột ngột chuyển sang sắc vàng qua động từ “đổ” + Có thể liên tưởng màu vàng hòa quyện với tiếng ve kêu tưng bừng, đầy sức 0,5 sống + Cũng có thể chính tiếng ve đã đánh thức rừng phách nở hoa. - “Nhớ cô em gái hái măng một mình”: “cô em gái” - cách gọi thể hiện sự trân trọng, yêu thương của tác giả với con người Việt Bắc, hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt Bắc. * Luận điểm 4: Bức tranh mùa thu 0,5 - “Rừng thu trăng rọi hòa bình”: ánh trăng nhẹ nhàng chiếu sáng núi rừng Việt Bắc, đó là ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do. - Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng thủy chung, nặng ân tình. * Đánh giá nghệ thuật: - Nêu cảm nhận chung về bức tranh tứ bình: Nghệ thuật tứ bình tạo sự cân đối hài hòa và có tác dụng khắc họa toàn diện vẻ đẹp của đối tượng, bốn bức tranh 0,25 trên tôn lên giá trị của nhau, không thể tách riêng, chúng là bức tranh tuyệt sắc có sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. - Đánh giá chung 0,5 - Khái quát lại những nét nghệ thuật đặc sắc và phong cách thơ Tố Hữu: tính dân tộc đậm đà (thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp trong văn học dân gian, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thơ gần gũi, giọng thơ thiết tha.) - Tổng kết giá trị nội dung toàn bài thơ: là khúc hùng ca và khúc tình ca về cách
  7. PHẦ CÂU Nội dung yêu cầu Điểm N mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. d.Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 0,25 về vấn đề nghị luận. e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2