Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị
lượt xem 3
download
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 20222023 TRƯỜNG THPT LÊ MÔN NGỮ VĂN, KHỐI LỚP 12 LỢI Thời gian làm bài: 90 phút; (không kể thời gian phát đề) (Đề có 02 trang) Họ và tên:………………………….. Số báo ………………………............ I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Các em yêu quý! Hãy dành một khoảng thời gian nào đó để đến với miền biên viễn, nơi phên dậu của Tổ quốc, đến với Bạch Đằng giang để nghe hồn thiêng sông núi, đến với Ải Chi Lăng để thấm ngọn nguồn của hào khí Đông A; đến với Trường Sơn hùng vĩ, đến với vùng sông nước miền Tây, đến với Củ Chi đất thép, đến với Vị Xuyên vách đá tai mèo, đến với Thành cổ Quảng Trị một thời bom đạn… hãy đi và hãy đến, để mỗi chúng ta thay đổi chính mình. […] Tuổi trẻ với sức sống căng tràn, với khát vọng tinh khôi, với tấm lòng rộng mở, đẹp và trong trẻo đến vô ngần, hãy đến với những nơi cần các em. Nơi đó sẽ bắt đầu những tình yêu thương chẳng dễ dàng có được, nơi đó có những trẻ thơ ngơ ngác buổi ban đầu, có những bà con chất phác và hiền khô như đất… hãy đến để nuôi dưỡng tình yêu thương. Khi lòng người đẹp thì hành động sẽ cao sang. […] Hôm 5/5, thầy xem một phóng sự ngắn về một cô giáo ở vùng cao Mèo Vạc lần lượt gửi từng đứa con về cho ông bà để tiếp tục ở lại chăm chút đám trẻ nơi rẻo cao cách trở, đành hát ru con qua sóng điện thoại chập chờn. Ai chẳng muốn sum vầy với con cái, gia đình; hành động của cô giáo có lẽ chưa có trong trí tưởng tượng của nhiều người. Hình ảnh ấy cứ ám ảnh thầy, câu hỏi cứ lẩn quẩn trong tâm trí thầy: Thế nào là dấn thân, thế nào hạnh phúc? Dường như ta nghĩ về dấn thân, về hạnh phúc quá cao xa, nên chưa hiểu những điều dung dị giữa cuộc đời? Hạnh phúc không phải là đánh đổi mà là sự cho đi không toan tính thiệt hơn… (Trích Bài phát biểu của GS.TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tại Lễ Bế giảng và Trao bằng cử nhân năm 2022 cho sinh viên, https://bigschool.vn) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Ghi 6 địa danh được tác giả nhắc đến trong đoạn trích. Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả quan niệm như thế nào về hạnh phúc ? Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ trong câu: Tuổi trẻ với sức sống căng tràn, với khát vọng tinh khôi, với tấm lòng rộng mở, đẹp và trong trẻo đến vô ngần, hãy đến với những nơi cần các em. Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
- Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ bàn về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lái đò trong đoạn trích sau: Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cái cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. (Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.189190) ..…..HẾT…….
- SỞ GD & ĐT QUẢNG KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TRỊ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT LÊ Môn: Ngữ văn, lớp 12 LỢI (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Hs kể tên 6 địa 0,75 danh trong đoạn trích: Bạch Đằng giang, ải Chi Lăng, Trường Sơn, miền Tây, Củ Chi, Vị Xuyên, Thành cổ Quảng Trị… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác từ 5 đến 6 địa danh như đáp án: 0,75 điểm; 3 đến 4 địa danh: 0,5 điểm; 1 đến 2 địa danh 0,25 điểm. - Học sinh không trả lời đúng: 0 điểm
- 2 Hạnh phúc 0,75 không phải là đánh đổi mà là sự cho đi không toan tính thiệt hơn. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Nếu học sinh không trả lời đúng: 0 điểm. 3 Chỉ ra và nêu tác 1,0 dụng của một phép tu từ: * Điệp từ/ điệp ngữ/ điệp cấu trúc: với sức sống căng tràn, với khát vọng tinh khôi, với tấm lòng rộng mở. - Tác dụng: Tạo sự hài hòa, cân xứng, nhịp nhàng cho đoạn văn; nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống của tuổi trẻ. * Liệt kê: Tuổi trẻ với sức sống căng tràn, với khát vọng tinh khôi, với tấm lòng rộng mở, đẹp và trong trẻo đến vô ngần. - Tác dụng: Diễn tả cụ thể, đầy đủ, sâu sắc vẻ đẹp, sức sống của tuổi trẻ. Hướng dẫn chấm:
- - Học sinh trả lời đúng 1 bptt (chỉ ra, phân tích tác dụng): 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý: 0, 5 điểm. 4 Học sinh rút ra 0,5 một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Có thể theo gợi ý sau: Hãy sống tử tế, lương thiện; hãy biết cho đi; hãy đi để trải nghiệm… - Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về 2,0 ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu 0,25 cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
- b. Xác định đúng 0,25 vấn đề cần nghị luận Vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ. c. Triển khai vấn 1,0 đề nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ. Có thể theo hướng sau: Sự trải nghiệm rất cần thiết đối với tuổi trẻ; đem lại hiểu biết, kinh nghiệm thực tế, giúp con người trưởng thành, vững vàng; cuộc sống trở nên phong phú, sâu sắc hơn; … Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ,
- thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5-0,75 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn
- chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Phân tích vẻ đẹp 5,0 hình tượng người lái đò trong đoạn trích a. Đảm bảo cấu 0,25 trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng 0,5 vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp hình tượng người lái đò trong đoạn trích. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ
- vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái 0,5 quát về tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và vấn đề nghị luận (0,25 điểm). * Phân tích vẻ 2,5 đẹp hình tượng người lái đò được Nguyễn Tuân thể hiện trong đoạn trích - Phân tích vẻ đẹp nhân vật ông đò (2,0 điểm) + Ông lái đò là một người lao động giàu kinh nghiệm (Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ
- đá nơi ải nước hiểm trở này… ) + Ông lái đò là một người lao động trí dũng ( Mỗi trùng vi thạch trận ông sử dụng một chiến thuật phù hợp; cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ; cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó..). + Ông lái đò mang vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ- tay lái ra hoa (Đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến; thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được…) - Nghệ thuật miêu tả hình tượng ông lái đò: đặt nhân vật vào
- tình huống thử thách để nhân vật bộ lộ phẩm chất; ngôn ngữ phong phú; mới lạ; nghệ thuật so sánh, nhân hóa tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.(0,5 điểm) Hướng dẫn chấm: - Học sinh cảm nhận đoạn trích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 - 2,5 điểm. - Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,25 -1,75 điểm. - Cảm nhận chung chung, chưa rõ đoạn trích: 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Cảm nhận sơ lược, không rõ nội dung: 0,25 điểm - 0,5 điểm. * Đánh giá 0,5 - Nhân vật ông đò hội tụ nhiều vẻ đẹp: tài hoa, trí dũng, kinh nghiệm; tiêu biểu cho vẻ đẹp của người lao động của vùng đất Tây Bắc; tiêu biểu cho kiểu nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng..
- - Hình tượng ông đò góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của tùy bút Nguyễn Tuân
- biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ..........................Hết............................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 436 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 345 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 516 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 329 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 945 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 318 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 565 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 277 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 429 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 130 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn