intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Môn thi: NGỮ VĂN – LỚP 12 Năm học: 2023-2024 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm có 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: […]Đây là một ý tưởng mạnh mẽ có thể cách mạng hóa cuộc sống và sự nghiệp nếu bạn bám vào tận gốc rễ của nó: cuộc sống rộng ra hoăc co lại tùy vào ý chí muốn tiến thẳng vào nỗi sợ của mình. Hãy thực hiện những gì bạn sợ, bạn sẽ tỏa sáng. Chạy trốn nỗi sợ khiến bạn cũng lùi xa sự vượt trội. Điều đó nhắc tôi nhớ lời Frank Herbert đã viết trong tác phẩm Xứ cát: “Tôi không được quyền sợ. Sợ hãi là kẻ hủy diệt tâm trí. Sợ hãi là cái chết sẽ dần dẫn ta đến chỗ hoàn toàn tiêu vong. Tôi phải đối mặt nỗi sợ. Tôi sẽ cho phép nó đi qua đời mình. Và khi nó đi qua, tâm trí tôi sẽ quay lại nhìn chặng đường của nó. Nơi nỗi sợ đi qua sẽ không có gì. Chỉ mình tôi còn lại.” Khi dám đối mặt với hoàn cảnh nào khiến bạn cảm thấy bất an, sợ hãi, kết quả đạt được sẽ rất đáng khích lệ. Thay vì chạy đến cánh cửa thoát hiểm nào đó, bạn vẫn đứng vững và thực hiện điều bạn biết mình nên làm. Trước hết, bạn sẽ thấy nỗi sợ chẳng qua chỉ là ảo giác. Thứ đến, bạn nhận được phần thưởng cho lòng can đảm, bởi vì bên kia cánh cửa của bất cứ nỗi sợ nào cũng đều có sẵn những món quà lộng lẫy, món quà của sự trưởng thành nhân cách, lòng tự tin, sự khôn ngoan. Tôi vẫn nhiều lần chứng kiến điều này trong cuộc đời. (Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, Người dịch: Phạm Anh Tuấn, Nhà xuất bản Trẻ, 2014, tr 15) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, phần thưởng mà bạn nhận được cho lòng can đảm là gì? Câu 3. Việc trích dẫn lời của Frank Herbert đã viết trong tác phẩm Xứ cát có tác dụng gì? Câu 4. Hãy thực hiện những gì bạn sợ, bạn sẽ tỏa sáng. Anh/chị có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 từ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của lòng can đảm trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích sau: Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy lúc chỉ đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra. (Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2010, tr186)
  2. ----------HẾT--------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CUỐI KÌ 1 LỚP 12 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức 0,75 biểu đạt chính: nghị luận Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời thừa phương thức: không cho điểm 2 Theo đoạn 0,75 trích, phần thưởng mà bạn nhận được cho lòng can đảm là sự trưởng thành nhân cách, lòng tự tin, sự khôn ngoan. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Nếu học sinh trích dẫn nguyên câu văn: Thứ đến, bạn nhận được phần thưởng cho lòng can đảm, bởi vì bên kia cánh cửa của bất cứ nỗi sợ
  3. nào cũng đều có sẵn những món quà lộng lẫy, món quà của sự trưởng thành nhân cách, lòng tự tin, sự khôn ngoan chỉ cho: 0,5 điểm. 3 Tác dụng của 1,0 việc trích dẫn: - Tăng tính thuyết phục cho việc lập luận. - Khẳng định quan điểm của người viết: con người cần phải biết chiến thắng nỗi sợ hãi. Hướng dẫn chấm: - Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm 4 HS có thể 0,5 đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần trên cơ sở lập luật chặt chẽ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật: - Khẳng định đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần (0.25) - Trình bày ngắn gọn nguyên nhân (0.25) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày thuyết phục: 0,75 điểm.
  4. - Học sinh trình bày chung chung, chưa thực sự thuyết phục: 0,25-0,5 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn 2,0 văn về sự cần thiết của lòng can đảm trong cuộc sống. a. Đảm bảo 0,25 yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định 0,25 đúng vấn đề cần nghị luận Sự cần thiết của lòng can đảm trong cuộc sống c. Triển khai 0,75 vấn đề nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết của lòng can đảm trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
  5. - lòng can đảm là sự dũng cảm của con người, dám đối mặt với khó khăn, dám mạnh mẽ tìm cách vượt qua những khó khăn đó. - Sự cần thiết của lòng can đảm: lòng can đảm giúp con người sống mạnh mẽ, bản lĩnh, vượt qua những cám dỗ của cuộc sống để giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của bản thân; sẽ đạt được những thành công nhất định; sẽ có thể đấu tranh cho những giá trị đẹp đẽ của cuộc sống - Bài học nhận thức và hành động: ý thức được giá trị của lòng can đảm, rèn luyện kĩ năng ứng phó với hoàn cảnh ngặt nghèo để chiến thắng nỗi sợ hãi… Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn
  6. giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, 0,25 ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
  7. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận 5,0 về hình tượng sông Đà trong đoạn trích: “Hùng vĩ…bụng thuyền ra” (Người lái đò sông Đà) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị 0,25 luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Cảm nhận về hình tượng sông
  8. Đà trong đoạn trích “Hùng vĩ… bụng thuyền ra” c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác 0,75 giả (0,25 điểm), tác phẩm (0,25) và đoạn trích (0,25 điểm). *Cảm nhận về hình tượng sông Đà 2,5 -Về nội dung: Vẻ hung bạo, dữ dội của sông Đà . Cảnh đá bờ sông “dựng vách thành” + Hình ảnh “vách thành” đã phần nào thể hiện sự vững chãi thâm nghiêm và những sức mạnh bí ẩn đầy đe dọa của vách núi như thành cao, vực thẳm, như hào sâu. + Những chi tiết có giá trị
  9. gợi tả gián tiếp độ hẹp của dòng sông, độ cao của vách đá, sự lạnh lẽo thâm u như mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời; đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. + Cách so sánh vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu – động từ “chẹt” và hình ảnh so sánh với cái “yết hầu” đã đem đến ấn tượng về độ hẹp của lòng sông khi bị vách đá chèn ép tới nghẹt thở. + Liên tưởng độc đáo: tạo ra ấn tượng của thị giác khi lấy hè phố để miêu tả mặt sông, lấy nhà cao gợi tả vách đá, truyền cho người đọc những hình dung về cái tăm tối lạnh lẽo đột ngột khi con thuyền đi từ ngoài vào khúc sông có đá hun hút dựng vách thành qua hình ảnh so sánh về một khung cửa sổ nào trên cái tầng thứ mấy
  10. nào vừa tắt phụt đèn điện. . Mặt ghềnh Hát Loóng: + Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm… Câu văn miêu tả có nhịp ngắn, nhanh, dồn dập kết hợp với các thanh trắc, phép điệp, động từ mạnh… đã tái hiện sinh động quần thể những sức mạnh thiên nhiên dữ dội nhất của nước, sóng, gió, và đá sông Đà trùng điệp ghê rợn trên mặt ghềnh. +Từ láy “gùn ghè” và hình ảnh so sánh mang đậm sắc thái nhân hóa về việc sóng gió trên mặt ghềnh Hát Loóng lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy đã thể hiện sinh động sự hung hãn, dữ dằn của dòng sông.
  11. +Hình ảnh đầy tính hiện thực cho thấy sức mạnh đáng sợ của con sông: rất dễ lật ngửa bụng thuyền ra - Về nghệ thuật: +Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị +Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao +Câu văn giàu nhịp điệu Hướng dẫn chấm: - Học sinh cảm nhận về hình tượng đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Cảm nhận chung chung, chưa rõ các biểu hiện của hình tượng sóng: 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Cảm nhận sơ lược, không rõ các biểu hiện của hình tượng sóng: 0,25 điểm - 0,5 điểm.
  12. *Đánh giá: + Sông Đà 0,5 như một biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước; không chỉ là con sông vô tri vô giác mà được khoác lên mình nét tính cách của con người. + Qua hình tượng Sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả Sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho
  13. điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Thể hiện suy 0,5 nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2