intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn, Lớp: 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh:…………………………………... Số báo danh: …………………. I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Hạnh phúc là khi thấy mình còn đủ trẻ để thử những điều mới, đủ trẻ để bỏ đi làm lại từ đầu. Thấy mình được sống theo cách mình thích, được làm những gì mình tin là ý nghĩa. Hạnh phúc khi mình đã phát triển được đam mê của mình và đang trên con đường theo đuổi nó. Có bao nhiêu người trên đời chưa biết đam mê của mình là gì, vẫn đang cảm thấy lạc trôi không một lối ra. Hạnh phúc khi thấy mình được sinh ra. Được trải qua tất cả những vui buồn sướng khổ. Được tư duy và chiêm nghiệm. Ngẫm ra, được làm người đã là hạnh phúc lắm rồi, có cần điều gì khác nữa đâu. Vậy nên, sao không nghĩ tới những chuyện làm ta hạnh phúc, những thứ làm ta vui vẻ, những điều khiến ta biết ơn. Giữ trong mình những khoảnh khắc hạnh phúc, an yên, để có thêm năng lượng tích cực và làm nhiều điều có ích khác. Hạnh phúc của bạn là gì? (Trích Mình nói gì khi nói về hạnh phúc – Rosie Nguyễn, NXB Công ty văn hoá và truyền thông Nhã Nam 2018, tr. 22-23) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? Câu 2. Theo tác giả vì sao “Hạnh phúc là khi thấy mình còn đủ trẻ”? Câu 3. Theo anh (chị), vì sao chúng ta hãy luôn “nghĩ tới những chuyện làm ta hạnh phúc, những thứ làm ta vui vẻ, những điều khiến ta biết ơn”? Câu 4. Anh (chị) hãy nêu hai cách để được sống hạnh phúc? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của hạnh phúc. Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận đoạn trích sau: Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời... (Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12,
  2. Tập 1, NXB GD Việt Nam, 2021, tr.119-120) -------Hết--------- TRƯỜNG THPT LÊ LỢI HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN TỔ NGỮ VĂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn, Lớp: 12 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu 0,75 đạt chính: Nghị luận Hướng dẫn chấm: - Học sinh đúng đáp án trên: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời đáp án khác : 0 điểm. 2 Tác giả lại cảm 0,75 thấy “Hạnh phúc là khi thấy mình còn đủ trẻ” vì - đủ trẻ để thử những điều mới, - đủ trẻ để bỏ đi làm lại từ đầu. - Thấy mình được sống theo cách mình thích, được làm những gì mình tin là ý nghĩa Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 3 ý trở lên: 0,75 điểm. - Học sinh nêu được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý: 0,25 điểm. - Học sinh chép lại văn bản “Hạnh
  3. phúc .....ý nghĩa” cho điểm tối đa 3 Học sinh lí giải theo 1,0 nhiều cách, theo quan điểm riêng nhưng phải phù hợp, có thể có các ý sau: - Khi nghĩ tới những điều khiến ta hạnh phúc, vui vẻ, biết ơn ta sẽ có động lực tốt hơn, thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn - Khi đó ta biết trân trọng cuộc sống quanh mình, biết yêu thương mọi người - Khi đó bản thân mỗi người đều có thể lan toả năng lượng sống tích cực và góp phần phát triển xã hội..... Hướng dẫn chấm: - Học sinh lí giải hợp lý, diễn đạt tốt :1,0 điểm. - Học sinh có lí giải hợp lí, diễn đạt chưa tốt: 0,5- 0,75 điểm. - Hoc sinh có lí giải nhưng chưa rõ ý: 0,25 điểm - Học sinh không lí giải: 0 điểm 4 1. Học sinh trả 0,5 lời theo quan điểm cá nhân nhưng phải phù hợp với thuần phong
  4. mỹ tục của người Việt Nam, gợi ý: 2. - Cười nhiều hơn 3. - Ngủ đủ giấc 4. - Tập thể dục thường xuyên 5. - Ăn uống lành mạnh 6. - Dọn dẹp ngăn nắp nơi ở 7. - Mở rộng vòng kết nối xã hội của bạn 8. - Hoà mình vào thiên nhiên 9. - Thăm hỏi người thân 10. - Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn bè, người thân 11. - Đón nhận thử thách một cách tích cực....v..v Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý trở lên: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn 2,0 (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của hạnh phúc a. Đảm bảo yêu 0,25 cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể
  5. trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng 0,25 vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của hạnh phúc c. Triển khai vấn 1,0 đề nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của hạnh phúc. Gợi ý: - Hạnh phúc cho con người sức khoẻ tốt, cảm thấy thoải mái, vui vẻ, yêu đời, phấn chấn. - Hạnh phúc giúp tăng cường sự tự tin, sáng tạo và khả năng đối mặt với những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. - Hạnh phúc là nguồn động lực để tiếp tục cố gắng và phấn đấu vì mục tiêu cá nhân. - Hạnh phúc giúp tạo ra mối quan hệ tốt hơn với người khác và cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta.....
  6. Hướng dẫn chấm: + Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). + Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5- 0,75 điểm). + Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). + Triển khai vấn đề nghị luận không liên quan đến vấn đề nghị luận (0,0 điểm) Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng
  7. Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm chính tả nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể 0,25 hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về một tư tưởng đạo lí;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. 2 Cảm nhận đoạn 5,0 trích: Trong anh và em hôm nay ....Làm nên Đất Nước muôn đời a. Đảm bảo cấu 0,25 trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng 0,5 vấn đề cần nghị luận: cảm nhận được nội dung và
  8. nghệ thuật đoạn thơ Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả, 0,5 tác phẩm (0,25 điểm), đoạn trích (0,25 điểm) Cảm nhận đoạn 2,5 trích, làm rõ đoạn trích ở các nội dung sau: * Hai câu thơ đầu: tác giả khẳng định đất nước hóa thân và kết tinh trong cuộc sống của mỗi người. * Bốn câu thơ tiếp, tiếp tục nói về mối quan hệ gắn bó sâu sắc giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước. Đồng thời tác giả khẳng định nếu
  9. mọi người có tinh thần đoàn kết, dân tộc sẽ có một đất nước thống nhất, vẹn toàn. * Ba câu thơ tiếp: Tác giả gửi gắm niềm tin về tương lai đất nước không còn giặc ngoại xâm, không còn chiến tranh, thế hệ sau sẽ “gánh vác phần người đi trước để lại” để đưa đất nước phát triển tốt đẹp hơn. * Bốn câu thơ cuối: nhà thơ muốn nhắn gửi với mọi người về trách nhiệm thiêng liêng của mỗi người với đất nước. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu : 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: 0,5 - Qua đoạn thơ, tác giả muốn nhắn nhủ với mọi người về trách nhiệm của mình với đất nước... - Đoạn thơ thể hiện rõ phong cách trữ tình và
  10. chính luận của Nguyễn Khoa Điềm. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ tinh tế, đặc sắc, giản dị với giọng thơ êm đềm, đằm thắm, thiết tha..... Hướng dẫn chấm: -Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. -Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể 0,5 hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm,biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2
  11. yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ..........................Hết............................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2