intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK I NGỮ VĂN 12 Mức độ Tổng Nội TT nhận % điểm dung/đơn Kĩ năng vị kiến thức thức, kĩ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng năng1 hiểu cao 1 Đọc hiểu Số câu Văn bản 2 1 1 4 thông tin (nghị luận) nằm ngoài chương trình Nhận biết: - Nhận diện phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ,... - Xác định thông tin được nêu trong văn bản/đoạn trích. Thông hiểu: - Hiểu được nội dung của văn bản/đoạn 1 Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình được thể hiện trong SGK được giới hạn đến thời điểm tổ chức kiểm tra định kì (giữa kì, cuối kì), đảm bảo theo ma trận, đặc tả đề kiểm tra; phù hợp với thời gian làm bài và năng lực học tập của học sinh.
  2. trích. - Hiểu được ngôn ngữ biểu đạt, giá trị các biện pháp tu từ của văn bản/đoạn trích. - Vận dụng: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/ đoạn trích. - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân Tỉ lệ % 15 10 5 30 điểm 2 Làm văn NLXH 1* 1* 1* 1 (Viết đoạn văn) Số câu Viết đoạn văn 150 về vấn đề tư tưởng, đạo lí Tỉ lệ % 5 10 5 20 điểm Số câu NLVH 1* 1* 1* 1* 1 (Viết bài văn) Viết bài
  3. văn nghị luận về một đoạn thơ trích từ các văn bản: Tây Tiến của Quang Dũng, Việt Bắc của Tố Hữu, Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, Sóng của Xuân Quỳnh.) Tỉ lệ % 20 10 10 10 50 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  4. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ Môn: Ngữ văn – Lớp 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Khi lắng nghe tiếng nói từ cuộc sống hằng ngày của con người, ta sẽ nhận thấy có những tiếng nói chỉ “thầm thĩ” thôi mà ẩn chứa bao nỗi niềm, bao cung bậc tình cảm. Đó là lời tâm sự của một em bé đang nằm trên giường bệnh về ước mơ được tiếp tục đến trường. Đó là tiếng thở dài của người nông dân khi “được mùa rớt giá”. Đó là nỗi mong mỏi được về quê sum họp dâng lên trong ánh mắt những người lao động nghèo mỗi khi cái Tết gần kề,… Biết lắng nghe, ta sẽ biết xúc động, cùng vui cùng buồn với từng cảnh ngộ. Ta vui mừng khi nghe tin em bé mười tám tháng tuổi được cứu sống trên biển Thổ Nhĩ Kỳ trong hành trình di cư gian khổ. Ta đau buồn khi nghe những lời nói trong tiếng nấc nghẹn ngào của thân nhân những hành khách trên chuyến bay định mệnh từ Nga đến Ai Cập… Lắng nghe những tiếng thì thầm, ta thấy con người và cuộc sống phong phú, đa dạng biết nhường nào! Hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi: trong hợp âm muôn điệu của cung đàn cuộc sống, ngay cả tiếng thầm thì cũng có ý nghĩa và sức lay động không nhỏ. (Trích Lắng nghe những tiếng thì thầm của cuộc sống - Bài làm của học sinh, có chỉnh sửa, SGK Ngữ văn 11, Tập 1, trang 91, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. (0,75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. (0,75 điểm) Theo tác giả, khi lắng nghe tiếng nói từ cuộc sống, ta sẽ nhận thấy và biết những điều gì? Câu 3. (1,0 điểm) Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ lặp cú pháp được sử dụng trong văn bản trên. Câu 4. (0,5 điểm) Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa. II. LÀM VĂN (0,7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc lắng nghe chính mình. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
  5. Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ (Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, Tập 1, tr. 118-119, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007) -------Hết------- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 – NGỮ VĂN 12 (Năm học 2023-2024) PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM I. Đọc hiểu: (3,0 điểm) Câu 1 Phương thức nghị luận/ Nghị luận 0,75 - Hướng dẫn chấm: + HS trả lời như đáp án : 0,75 điểm. + HS trả lời sai: 0,0 điểm. Câu 2 Theo tác giả, khi lắng nghe tiếng nói từ cuộc sống, ta sẽ nhận thấy có những tiếng 0,75 nói chỉ “thầm thĩ” thôi mà ẩn chứa bao nỗi niềm, bao cung bậc tình cảm, ta thấy con người và cuộc sống phong phú, đa dạng; ta sẽ biết xúc động, cùng vui cùng buồn với từng cảnh ngộ. - Hướng dẫn chấm: + HS trả lời như đáp án: 0,75 điểm. + HS trả lời được nửa số ý: 0,5 điểm. + HS trả lời dưới nửa số ý: 0,25 điểm. + HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm. Câu 3 Hiệu quả của pháp tu từ lặp cú pháp được sử dụng trong văn bản: 1,0 - Tạo nhịp điệu cho lời văn. - Nhấn mạnh những nỗi niềm, những cung bậc tình cảm, những cảm xúc có trong cuộc sống. - Hướng dẫn chấm: + HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm. + HS trả lời được ½ đáp án: 0,5 điểm. + HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm. Câu 4 - Thông điệp có ý nghĩa rút ra từ văn bản: 0,5 HS rút ra một thông điệp phù hợp với nội dung đoạn trích. Sau đây là vài gợi ý: + Hãy lắng nghe cuộc sống để thấu hiểu, đồng cảm. + Hãy lắng nghe cuộc sống để sẻ chia với những nghĩ suy, tâm tư khát vọng của người khác … - Hướng dẫn chấm: + HS trả lời nội dung thông điệp phù hợp, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc: 0,5 điểm. + HS trả lời nội dung thông điệp phù hợp nhưng mắc lỗi diễn đạt: 0,25 điểm. + HS trả lời nội dung không phù hợp hoặc không trả lời: 0,0 điểm. II. Làm văn: (7.0 điểm) Câu 1 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
  6. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết của việc lắng nghe chính mình. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận 1, 0 Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ quan điểm suy nghĩ riêng đối với vấn đề. Có thể theo hướng sau: Lắng nghe chính mình là biết nhận ra cá tính, khả năng, hạn chế của bản thân, biết mong gì, ước gì,…Lắng nghe chính mình để lựa chọn một hướng đi phù hợp cho đời mình, thoát khỏi những giới hạn, điều khiển mong muốn của mình, tạo nên những thay đổi tích cực. Lắng nghe chính mình còn là sự khẳng định giá trị của bản thân trong cuộc sống,…Vì vậy không nên thờ ơ với chính mình. c. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt d. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận Câu 2 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và dẫn chứng. * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm; giới thiệu chương Đất 0,5 Nước; giới thiệu đoạn thơ. * Cảm nhận đoạn thơ: 2.0 HS có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Nội dung: + Đoạn trích thể hiện cảm xúc, suy tư và là sự cắt nghĩa khái niệm Đất Nước của tác giả từ phương diện không gian. + Hình tượng Đất Nước gắn liền với không gian kỉ niệm tuổi thơ, hài hòa trong tình yêu nồng thắm của lứa đôi, Đất Nước là núi sông, rừng biển và là không gian sinh tồn của người Việt Nam qua bao thế hệ. - Nghệ thuật: 0,5 Đoạn trích sử dụng hiệu quả, sáng tạo thể thơ tự do; chất liệu văn học và văn hóa dân gian; kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình và chính luận; cách cắt nghĩa khái niệm Đất Nước theo hình thức định nghĩa và chiết tự,… * Đánh giá chung: Hình tượng Đất Nước vừa gần gũi, thân thuộc vừa thiêng 0,5 liêng. Một khám phá mới mẻ của nhà thơ về Đất Nước. d. Chính tả, ngữ pháp:Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt ( không mắc 0,25 quá 5 lỗi chính tả, diễn đạt). e. Sáng tạo: 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng I + II 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1