Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum
lượt xem 1
download
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum
- TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TỔ NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN LỚP 12, NĂM HỌC 2023 - 2024 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Mục tiêu: Nhằm đánh giá năng lực học sinh theo các chuẩn sau: - Phần đọc – hiểu: nắm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa về từ ngữ, ngữ pháp dụng ý của văn bản; một số biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng. - Phần viết: vận dụng kiến thức văn học và hiểu biết xã hội để giải quyết một vấn đề về văn học và xã hội. II. Hình thức kiểm tra: Tự luận 100% III. Thiết lập ma trận: MĐ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng CĐ Thấp Cao ĐỌC - Xác định PCNN - Hiểu ý nghĩa, Lí giải quan HIỂU - Xác định nội tác dụng của từ điểm dung tác giả thể ngữ hiện trong văn - Quan điểm cá bản nhân về một vấn đề Số câu: 4 Số điểm: 1.75 0.75 0.5 3.0 Tỷ lệ: 17.5% 7.5% 5.0% 30% PHẦN LÀM VĂN NL Xã hội - Nhận biết đúng Hiểu thấu đáo về Vận dụng linh Liên hệ, đánh kiểu bài nghị luận vấn đề xã hội cần họat các thao tác giá về vấn đề về một tư tưởng NL lập luận, các đặt ra đạo lí. phương thức biểu - Nhận biết vấn đạt, kĩ năng tạo đề nghị luận lập văn bản làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Số câu: 1 Số điểm: 0.75 0.75 0.5 0. 25 2.0 Tỷ lệ: 75% 75% 5% 2.5% 20%
- NL Văn - Nhận biết đúng - Hiểu thấu đáo Vận dụng linh Đánh giá, liên học kiểu bài NL về về vấn đề nghị họat các thao tác hệ mở rộng một đoạn trích luận đặt ra trong lập luận, các vấn đề văn xuôi đề bài phương thức biểu - Nhận biết được - Hiểu nội dung , đạt, kĩ năng tạo vấn đề nghị luận. ý nghĩa, giá trị lập văn bản để - Nhận biết nội nghệ thuật của làm sáng tỏ vấn dung, của tác ngữ liệu đề nghị luận. phẩm Số câu: 1 Số điểm: 1.0 2.25 1.0 0.75 5.0 Tỷ lệ: 10% 22.5% 10% 7.5% 50% Tổng số 5 câu: 3.25 3.5 2.25 1.0 10.0 Số điểm: 32.5% 35% 22.5% 10% 100% Tỷ lệ: TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 -2024 TỔ NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Bạn không cần phải trở thành người số một Vì bạn vốn đã là một người đặc biệt duy nhất Tôi ngắm nhìn vô vàn những bông hoa xếp trước cửa hàng Mỗi người đều có một loài hoa mình thích Nhưng bông hoa nào cũng rất đẹp Không có bông nào tranh giành ngôi số một Chúng chỉ đứng kiêu hãnh trong bình Vậy tại sao con người chúng ta lại phải so bì với nhau như thế? Tại sao chúng ta muốn trở thành người số một, khi tất cả chúng ta đều khác biệt? Đúng vậy, mỗi chúng ta đều là bông hoa duy nhất trên thế giới này Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình Và chỉ cần cố hết sức để hạt giống ấy nở hoa. (Trích: Bông hoa duy nhất trên thế giới -Noriyuki Makihara) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (0,75 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2. (0,5 điểm): Theo tác giả, tại sao “Bạn không cần phải trở thành người số một”? Câu 3. (1,0 điểm): Từ “hạt giống” trong câu “Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình/ Và chỉ cần cố hết sức để hạt giống ấy nở hoa” có nghĩa là gì?
- Câu 4. (0,75 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về thông điệp có ý nghĩa nhất được tác giả gửi gắm trong đoạn trích? (viết khoảng từ 5-7 dòng) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc cần làm để phát huy giá trị của bản thân. Câu 2. (5,0 điểm): Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì ruợu bữa, lù lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mổi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ Con sông Đà gợi cảm. Đối với người sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy. (Trích: Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân - Ngữ văn 12, tập Một, NXB Giáo dục VN) Anh/chị hãy cảm nhận hình tượng con sông Đà trong đoạn trích trên, từ đó nhận xét về cách quan sát và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Tuân. .................................. Hết .................................
- TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN HƯỚNG DẪN CHẤM TỔ NGỮ VĂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 NĂM HỌC: 2023 - 2024 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý. - Tổng điểm trong bài làm của thí sinh làm tròn đến 1 số thập phân (0.25 = 0.3, 0.75=0.8). II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật Hướng dẫn chấm: 0,75 - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời không đúng không cho điểm 2 Theo tác giả “Bạn không cần phải trở thành người số một” vì bạn vốn đã là một người đặc biệt duy nhất 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng, không cho điểm
- 3 - Ý nghĩa của từ “hạt giống”: + Ẩn dụ cho những giá trị, vẻ đẹp tiềm ẩn của mỗi người. 1,0 + Khi mỗi chúng ta không ngừng cố gắng, nỗ lực hết mình thì những giá trị, vẻ đẹp tiềm ẩn đó sẽ được tỏa sáng. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: mỗi ý 0,5 điểm - Chấp nhận cách diễn đạt tương đương: GV linh hoạt cho điểm 4 Yêu cầu HS: - Nêu 1 thông điệp mà bản cho là có ý nghĩa nhất. Ví dụ: 0,75 + Mỗi chúng ta là duy nhất, phải biết trân trọng những giá trị của bản thân + Hãy tự tin về bản thân, cố gắng hết mình để bản thân được tỏa sáng - HS thể hiện suy nghĩ của bản thân về thông điệp * Hướng dẫn chấm: - Nêu 1 thông điệp mà mình tâm đắc nhất: 0,25 điểm - Trình bày suy nghĩ (0,5 điểm): + Rõ ràng, thuyết phục: 0,5 điểm + Đúng hướng nhưng chưa thuyết phục: 0,25 điểm + Chung chung thiếu thuyết phục: 0,0 điểm Phần LÀM VĂN II NLXH Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn 2,0 (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc cần làm để phát huy giá trị của bản thân a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Tạo lập đoạn văn 0,25 (200 chữ) theo các cách: Diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành, móc xích. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những việc cần làm để 0,25 phát huy giá trị của bản thân. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập 1,0 luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ những việc cần làm để phát huy giá trị của bản thân. Có thể triển khai theo hướng: - Giải thích: Giá trị của bản thân là những điều cốt yếu tạo nên dấu ấn riêng biệt của con người (ngoại hình, tính cách, cá tính, nhân phẩm, ý chí...). Mỗi cá nhân phải phát huy những giá trị đó để khẳng định vị trí của mình trong cuộc đời. - Những việc cần làm để phát huy giá trị của bản thân: + Hiểu rõ và biết nhìn nhận đúng đắn, mang tính khám phá về vị trí, năng lực của bản thân, khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh.
- + Xây dựng những thói quen tốt và học cách suy nghĩ tích cực + Không ngừng học hỏi, nỗ lực vươn lên chinh phục mục tiêu bằng chính bàn tay, khối óc, con tim của mình để hướng tới thành công và phục vụ cộng đồng xã hội. - Phê phán: Những người không nhận biết được giá trị của bản thân dẫn đến mặc cảm tự ti/ hoặc tự cao tự đại, ảo tưởng về giá trị bản thân - Bài học nhận thức và hành động: Không ngừng phấn đấu để khẳng định bản thân d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có 0,25 cách diễn đạt mới mẻ. NLVH HS cảm nhận hình tượng con sông Đà trong đoạn trích 5,0 trên, từ đó nhận xét về cách quan sát và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Tuân. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề 0,25 NL; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hình tượng con sông Đà trong 0,5 đoạn trích và cách quan sát và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Tuân. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tùy bút Người lái 0,5 đò sông Đà, đoạn văn miêu tả vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của con sông Đà * Phân tích, cảm nhận vẻ thơ mộng trữ tình của sông Đà - Thể hiện qua vóc dáng và diện mạo: Nhìn từ trên cao "Con Sông 0,5 Đà tuôn dài tuôn ... mù khói núi Mèo đốt nương xuân", dòng chảy sông Đà duyên dáng, kiều diễm và kiêu sa, nhìn Sông Đà vừa e ấp, xinh đẹp, vừa gợi cảm và quyến rũ. Vẻ đẹp của nó như vẻ đẹp của những mĩ nữ vùng Tây Bắc.
- - Thể hiện qua sự độc đáo, đa dạng sắc nước: 0,5 + So sánh, liên tưởng diễn tả nước sông Đà thay đổi theo mùa: Mùa xuân "dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô". Mùa thu màu "lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về” + Chưa bao giờ có màu đen "như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ" - Thể hiện qua việc Nguyễn Tuân đặt con sông trong mối quan hệ là cố nhân: 1,0 + Cách gọi sông Đà là cố nhân vừa thể hiện mối quan hệ thắm thiết, sự đồng điệu trong tâm hồn của Nguyễn Tuân và con sông vừa gợi cảm xúc bâng khuâng, nhớ nhung da diết của những tri âm tri kỉ gặp lại sau bao ngày xa cách. + Nguyễn Tuân đã phát hiện ra nắng sông Đà mang vẻ đẹp cổ thi toát lên ánh sáng "loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi - Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu. Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà", ngắm nhìn con sông có cảm giác thanh bình, gần gũi thân quen gợi ra từ cảnh "bờ sông, bãi sông, chuồn chuồn bươm bướm trên sông". + Dòng chảy sông Đà hiền hòa thơ mộng được diễn tả bằng hình ảnh so sánh độc đáo đặt liên tiếp nhau:“Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nổi lại chiêm bao đứt quãng". + Nhìn con sông ở bề sâu tâm hồn Nguyễn Tuân phát hiện thấy một sông Đà rất cá tính, mặc dầu có lúc "lắm bệnh lắm chứng", đôi khi tính khí thất thường "chốc dịu dàng, chốc lại bẳn tính và gắt gỏng" nhưng vô cùng "gợi cảm","đằm đằm ấm ấm". Con sông dịu dàng, đằm thắm và xinh đẹp như mỹ nhân của vùng Tây Bắc. * Nghệ thuật khắc họa vẻ đẹp con sông: 0,5 - Kết hợp hiệu quả phép nhân hóa, so sánh, miêu tả, liên tưởng độc đáo thú vị - Ngôn ngữ phong phú, sống động, gợi hình, gợi cảm; câu văn mang âm điệu dữ dội, trữ tình, êm ái * Nhận xét về cách quan sát và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên 0,5 của nhà văn Nguyễn Tuân. - Quan sát và khám phá tỉ mỉ, tinh tế từ nhiều góc nhìn trong nhiều không gian và thời điểm khác nhau để làm nổi bật vẻ đẹp
- của con sông - Quan sát và khám phá trong sự đối sánh để thấy sự thay đổi của con sông ở từng khúc đoạn thể hiện niềm ưu ái, say mê và tình yêu thiên nhiên tha thiết - Vận dụng sự hiểu biết của bản thân để khắc họa tôn lên vẻ đẹp độc đáo đa dạng của sông Đà * Đánh giá chung VĐNL d. Chính tả ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc và có cách diễn đạt mới mẻ 0,5 về vấn đề nghị luận. TỔNG CỘNG 10,0 Đắk Hà ngày 20 tháng 12 năm 2023 Duyệt của BGH Duyệt của TTCM Lê Thị Thứ Vũ Ngọc Đức
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 811 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phan Văn Ba
4 p | 229 | 35
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 462 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 356 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 487 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 334 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 181 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 469 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
5 p | 331 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 152 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
2 p | 138 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn