intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn:Ngữ văn - Lớp:12 Thời gian:90 phút (không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức - kỹ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Kiểm tra chung toàn khối 12 III.MA TRẬN Cấp độ tư duy Thành Thông hiểu Mạch nội Số Nhận biết Vận dụng TT phần dung câu Tổng năng lực Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ câu câu câu Năng lực Văn bản I 5 2 10% 2 20% 1 10% 40% đọc văn học Nghị luận 1 5% 5% 10% 20% Năng lực văn học II viết Nghị luận 1 7,5% 10% 22,5% 40% xã hội Tỷ lệ % 22,5% 35% 42,5% 100% Tổng 7 100% Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình được thể hiện trong SGK được giới hạn đến thời điểm tổ chức kiểm tra định kì (giữa kì, cuối kì), đảm bảo theo ma trận, đặc tả đề kiểm tra; phù hợp với thời gian làm bài và năng lực học tập của học sinh.
  2. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn:Ngữ văn- Lớp:12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Mạch Câu Mức độ kiến thức, TT Phần nội dung hỏi kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá I Đọc Đọc hiểu Văn 1,2 - Xác định dấu hiệu nhận biết thể thơ. bản thơ hiện (Nhận - Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn thơ, bài thơ đại (ngữ liệu - Xác định từ ngữ, hình ảnh được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ để nhận diện biết) biện pháp tu từ. ngoài SGK) - Lí giải được vai trò của những chi tiết quan trọng, hình tượng trung tâm của bài thơ. - Phân tích, lí giải được mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. 3,4 - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ; phân tích được sự phù hợp (Thông giữa chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo trong bài thơ. hiểu) - Hiểu và lí giải được vai trò, tác dụng,ý nghĩa của hình ảnh, biểu tượng trong bài thơ. - Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản thơ, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm. 5 - Đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ trong bài thơ, đoạn thơ (Vận - Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa để lí giải quan điểm của tác giả dụng) thể hiện trong văn bản thơ. - Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc và tiến bộ xã hội theo quan điểm cá nhân. II Viết Viết đoạn văn 1 Nhận biết: nghị luận văn - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả.
  3. học dựa trên - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Ngữ liệu phần Thông hiểu: Đọc hiểu ( - Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm. khoảng 200 chữ) - Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt đã học để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. Viết bài văn 2 Nhận biết: nghị luận - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. về một vấn đề liên quan đến - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. tuổi trẻ - Giới thiệu được vấn đề nghị luân và mô tả được những dấu hiệu, biểu hiện của (khoảng 600 vấn đề trong bài viết. chữ) - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
  4. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với tuổi trẻ - Nêu được những bài học, những giải pháp đề nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm; vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 12 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết về vấn đề xã hội.
  5. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn:Ngữ văn- Lớp:12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ GỐC ( đề có 2 trang) I. Phần Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: THÁNG NĂM CỦA BÀ Tháng năm có đàn chim ngói về ăn hạt trên cánh đồng bà ngoại Trời thì xanh như không thể biếc hơn Cháu đội nón đôi chân trần trên đất Gặt về phơi cả ba tháng nhọc nhằn Ba tháng nhọc nhằn nuôi mày lớn lúa ơi Hoa cỏ may đan chéo bàn chân bà tứa máu Mồ hôi xuống như mưa là tháng sáu Lưng bà còng bông lúa trĩu như nhau Bà ngoại trồng lúa, bà ngoại nhai trầu Suốt một đời không đi ra ngoài mái đình bến nước. Nỗi vất vả ấy lấy gì mà đo được Như hạt thóc nảy mầm trổ bông Tháng năm này cánh đồng bà có nhiều chim ngói không Lưng bà mỗi ngày lại gần hơn mặt đất Cháu mong lắm được trở về đi gặt Phơi giúp bà hạt giống để mùa sau (Bình Nguyên Trang, Chỉ em và chiếc bình pha lê biết, NXB Hội nhà văn, 2003, tr. 87, 88) Chú thích: Bình Nguyên Trang tên thật là Vũ Thị Quỳnh Trang, sinh ngày 17/5/1977 tại Phú Thọ, quê gốc ở Hải Hậu, Nam Định. Tốt nghiệp Học viện Báo chí - Tuyên truyền Hà Nội, hiện chị đang làm việc tại chuyên đề Văn nghệ công an của báo Công an nhân dân ở Hà Nội. Chị đã từng là một thành viên trong hội bút Hương đầu mùa của báo Hoa học trò. Rất nhiều người đọc và thuộc thơ chị. Chị là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2013. Các tác phẩm đã xuất bản: Lối về (tập thơ, Hội Văn nghệ Nam Định xuất bản, 1995); Chuyến tàu thời gian (tập truyện, NXB Văn hoá - Thông tin, 2000); Chỉ em và chiếc bình pha lê biết (tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 2003); Những bông hoa đang thiền (tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 2012); Sông của nhiều bờ (tập ký chân dung). Thực hiện các yêu cầu/Trả lời các câu hỏi: Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của bài thơ. Câu 2. Xác định hình ảnh được so sánh với hạt thóc nảy mầm trổ bông trong bài thơ. Câu 3. Nội dung hai câu: “Cháu mong lắm được trở về đi gặt/ Phơi giúp bà hạt giống để mùa sau” gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
  6. Câu 4. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Câu 5. Từ bài thơ Tháng năm của bà, anh/chị hãy nêu suy nghĩ của mình (5-7 dòng) về trách nhiệm của thế hệ con cháu đối với đấng sinh thành dưỡng dục. II. Phần Viết (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về hình ảnh người bà xuất hiện trong bài thơ. Câu 2. (4,0 điểm) Anh /chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về sự quyết tâm của tuổi trẻ. -----------HẾT------------
  7. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Ngữ văn - Lớp:12 MÃ ĐỀ GỐC……. Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ( đề có… trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Số chữ trong các dòng thơ không bằng nhau là dấu hiệu để xác định 0,5 thể thơ tự do của đoạn trích. Hướng dẫn chấm: - Trả lời được như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm 2 Hình ảnh được sử dụng để so sánh với hạt thóc nảy mầm trổ bông : 0,5 nỗi vất vả ấy Hướng dẫn chấm: - Trả lời được như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm 3 Hai câu "Cháu mong lắm được trở về đi gặt, Phơi giúp bà hạt giống 1,0 để mùa sau" gợi lên sự quan tâm, yêu thương và trách nhiệm của cháu đối với người bà. Hướng dẫn chấm: - Trả lời được như đáp án: 1,0 điểm - Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm HS có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 4 Cảm hứng chủ đạo: nỗi xót xa và lòng biết ơn của người cháu đối 1,0 với những vất vả, nhọc nhằn cùng sự hi sinh thầm lặng của bà. Hướng dẫn chấm: - Trả lời được như đáp án: 1,0 điểm - Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm HS có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 5 Trách nhiệm của thế hệ con cháu đối với đấng sinh thành dưỡng dục: 1,0 - Yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ. - Hiếu thảo, biết vâng lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ. - Có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc già yếu, ốm đau. Hướng dẫn chấm: - HS trình bày được 2-3 ý như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm - HS trình bày được 1 ý như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm - HS trình bày chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm II VIẾT 6,0
  8. 1 Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết 2,0 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về hình ảnh người bà xuất hiện trong bài thơ. a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: 0,25 Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Cảm nhận về hình ảnh người bà xuất hiện trong bài thơ. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: 0,5 - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Đoạn văn cần nêu được các ý chính sau: 1. Mở đoạn. Nêu khái quát nội dung của bài thơ. - Bài thơ là nỗi nhớ về một thời tuổi thơ vất vả, nhọc nhằn bên bà ngoại cùng ước mong được trở về để đỡ đần bà của người cháu. - Hình ảnh người bà nhân hậu, giàu tình yêu thương, sự hi sinh vì con cháu hiện lên thật giản dị, gần gũi và ấm áp 2. Thân đoạn. - Hình ảnh người bà: + Hình ảnh người bà luôn gắn liền với kí ức tuổi thơ của mỗi con người. + Bà là người thay mẹ chăm sóc, nuôi nấng, yêu thương chúng ta khi còn thơ bé. + Bà trở thành chỗ dựa vững chắc cho cháu, lấp đầy những thiếu thốn về vật chất và tinh thần của đứa cháu. + Bà là người tảo tần, lam lũ, giàu đức hi sinh. Bà đã đánh thức niềm yêu thương, lòng biết ơn trong tâm hồn chúng ta ngay từ thời thơ ấu. Những tình cảm đó hẳn sâu trong kí ức mỗi chúng ta và bắt biến theo thời gian. + Bà còn là hiện thân cho quê hương, cho nguồn cội. 3. Kết đoạn. - Tổng kết những hình ảnh và ý nghĩa của người bà trong bài thơ. - Nêu vai trò của người thân trong cuộc sống, trân trọng tình cảm gia đình, quê hương, đất nước. d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 0,5 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: Cảm nhận về hình ảnh người bà xuất hiện trong bài thơ. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. đ. Diễn đạt: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
  9. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,25 diễn đạt mới mẻ 2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về sự quyết tâm của tuổi trẻ. 4,0 a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài 0,25 Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội. b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bàn về quyết tâm của tuổi 0,5 trẻ 1,0 c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: * Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: - Mở bài : Giới thiệu được vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận. - Thân bài: + Giải thích:“quyết tâm” là bản thân cố gắng thực hiện bằng được điều đã định, tuy biết là có nhiều khó khăn, trở ngại, định việc gì là nhất định phải làm. – Bày tỏ quan điểm của người viết: + Trước mỗi chặng hành trình và kế hoạch mới, chúng ta cần có sự chủ động trong việc chuẩn bị trước nhiều yếu tố như kiến thức, kĩ năng, sức khỏe… sự chuẩn bị kĩ lưỡng sẽ giúp cho chúng ta tự tin hơn và xác suất thành công cao hơn. + Sự quyết tâm chính là việc mỗi người nỗ lực hết sức mình, dốc hết khả năng của mình để thực hiện ước mơ, nguyện vọng, mục tiêu mà bản thân mình đã đặt ra. Sự quyết tâm là tập trung năng lượng và nỗ lực vào một công việc, cụ thể nào đó và gắn bó với nó cho tới khi hoàn thành, đây còn là một một khả năng, giúp bạn cố gắng tiếp tục làm một việc gì đó mặc dù nó rất khó, sự quyết tâm phải được rèn giũa qua nhiều năm tháng. + Sự quyết tâm có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn có tính chất quyết định đến sự thành công của mỗi người. Nếu thiếu đi sự quyết tâm, giấc mơ của ta sẽ mãi dang dở, ngày càng xa rời ra và trở nên hão huyền hơn bao giờ hết. Sự quyết tâm chính là sợ dây kéo ước mơ gần lại với hiện thực. + Quyết tâm làm cho con người mạnh mẽ hơn, kiên định hơn với lí tưởng sống của mình, từ đó có thêm động lực để cố gắng, phấn đấu và vượt qua những khó khăn gian khổ. Hơn nữa, nhờ lòng quyết tâm và ý chí mạnh mẽ, ta sẽ không bỏ ngang giữa chừng vấn đề mà mình đang làm, cũng như sẽ luôn cố gắng tìm ra cơ
  10. hội mới, con đường mới khi gặp khó khăn giữa chừng. Tạo được sức mạnh vực được mỗi người bước tiếp sau những thất bại, học được từ những thất bại và đi tiếp đến thành công. + Không có sự quyết tâm, con người sẽ không có động lực phấn đấu, mất đi sự kiên trì và những đức tính tốt đẹp của bản thân. + Tạo dựng được sự tự chủ của bản thân, cũng như sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Và khi có lòng quyết tâm, nó sẽ giống như ngọn đèn hải đăng soi sáng cách mà chúng ta chinh phục con đường sự nghiệp, giúp chúng ta tránh rơi xuống những “ổ gà”, vấp ngã. Chính vì vậy, những sự nỗ lực và rèn luyện chính mình chính là nền móng cho những thành quả về lâu về dài. + Người có lòng quyết tâm sẽ tạo dựng được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được những người xung quanh yêu quý và thúc đẩy xã hội phát triển. – Lấy được dẫn chứng và phân tích dẫn chứng. – Mở rộng, bày tỏ quan điểm trái chiều, hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện hơn. – Phê phán những người không có lòng quyết tâm, dễ dàng đầu hàng trước khó khăn, thử thách, run sợ, đầu hàng, chán nản, buông xuôi trước những thử thách trong cuộc sống hoặc muốn thành công bất chấp mọi giá. Tự vây hãm bản thân trong sự tiêu cực, bi quan, chán nản, bỏ lỡ nhiều cơ hội, đánh mất ý nghĩa của cuộc sống hoặc đặt quá nhiều hi vọng dẫn đến ảo tưởng, mơ mộng viển vông. * Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân. Không phải hoàn cảnh thử thách nào cũng giúp con người trở nên mạnh mẽ hơn. Mỗi cá nhân cần tự lượng sức mình, không liều lĩnh thử thách bản thân bởi những điều vượt quá giới hạn cho phép. Để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, con người cần lắng nghe nội tâm mình; đồng thời cũng cần biết đón nhận sự động viên, khích lệ, yêu thương, giúp đỡ của những người xung quanh. -Kết bài: Là người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, mang trong mình nhiều ước mơ, khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp thì ngay từ bây giờ ta phải nhận thức được tầm quan trọng của lòng quyết tâm, hãy sống với sự quyết tâm, ý chí mạnh mẽ để có thể hiện thực hóa những ước mơ đó của chính mình. Thời gian không chờ đợi bất kì ai cũng như không quay ngược lại quá khứ, chính vì thế, ta cần biết cố gắng nhiều hơn nữa từng ngày, biết nắm bắt thời cơ và tạo ra những giá trị tốt đẹp cho
  11. bản thân cũng như cho xã hội ngày càng trở nên văn minh, thịnh vượng hơn. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5 - Đảm bảo cấu trúc: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. - Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ vấn đề nghị luận. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. đ. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
386=>2