intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Tập, Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Tập, Nam Trà My” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Tập, Nam Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT MA TRẬN NAM TRÀ MY TRƯỜNG PTDTBT MÔ THCS TRÀ TẬP N Nội dung/đơn vị Mức độ nhận thức Tổng TT KT Kĩ năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số C Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) Số C 1 Đọc hiểu Truyện 3 10 5 15 2 Bài văn kể về trải 2 Viết nghiệm đáng nhớ 1* 1* 1* của bản thân. Tỷ lệ % 15+5 25+15 20+10 Tổng 20% 40% 30% 10% 60% 40% Tỷ lệ chung 60% 40% 100% PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 6 NĂM HỌC: 2022-2023 TT Chương/ Nội dung/ Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chủ đề Đơn vị đánh giá Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng kiến thức hiểu cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận 3 5 2 0 biết: - Nhận biết được thể loại, ngôi kể
  2. - Nhận biết được động từ trong câu Thông hiểu: - Hiểu được tâm trạng nhân vật - Phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Xác định được từ láy - Xác định được ý nghĩa của trạng ngữ - Giải thích được nghĩa của từ Vận dụng: - Nêu dược cách xử lí tình huống
  3. của bản thân. - Bài học rút ra từ câu chuyện. 2 Viết Bài văn Nhận trải biết: nghiệm Thông 1 TL* 1 1 TL* 1 TL* hiểu: TL* Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 3 TN 5 TN 2 TL 1 TL
  4. Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 6 NĂM HỌC: 2022-2023 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn văn sau: Một hôm, Lợn bố và Lợn mẹ có việc phải đi ra ngoài. Trước khi đi Lợn mẹ căn dặn Lợn con rất cẩn thận: “Con ở nhà một mình phải ngoan nhé. Thấy có ai lạ muốn vào con cũng không được mở cửa”. Lợn bố và Lợn mẹ vừa đi được một lúc thì bên ngoài có tiếng gõ cửa: “Nhà có ai không, tôi là thợ sửa đồng hồ nước. Đồng hồ nước nhà bác bị hỏng, tôi muốn vào sửa”. Lợn con nghe vậy, từ trong nhà nói vọng ra: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. Người khách lạ nghe vậy liền đi luôn. Một lúc sau, bên ngoài lại có tiếng gõ cửa: “Đồng hồ điện nhà bác bị hỏng, tôi đến sửa”. Lợn con lại đáp: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. “Tôi là người vận chuyện đồ. Lợn con, cháu có quà này”, lại có tiếng nói ngoài cửa.
  5. Lợn con nghe thấy có quà là vui mừng khôn xiết. Trong đầu nghĩ mẹ chỉ dặn không được mở cửa cho người lạ chứ không dặn là không được mở cửa lấy quà. Nghĩ vậy, Lợn con bèn chạy ra mở cửa. Vừa lúc đó, Sói nhanh tay vồ lấy Lợn con và cười hả hê: “Đúng là con lợn ngốc nghếch. Cuối cùng thì ngươi cũng chịu ra mở cửa. Giờ thì ta sẽ ăn thịt ngươi”. Bố mẹ lúc này vẫn chưa về, hàng xóm cũng không thấy ai qua lại. Lợn con vừa khóc lóc sợ hãi vừa hối hận vì không cảnh giác. (Lợn con không biết nghe lời ,theo http://iqschool.vn/chia-se) Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 2. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyện đồng thoại B. Truyện cổ tích C. Truyền thuyết D. Truyện cười Câu 3. Tìm từ láy trong đoạn văn sau: Vừa lúc đó, Sói nhanh tay vồ lấy Lợn con và cười hả hê: “Đúng là con lợn ngốc nghếch. Cuối cùng thì ngươi cũng chịu ra mở cửa. Giờ thì ta sẽ ăn thịt ngươi”. A. cuối cùng, hả hê B. ngốc nghếch, hả hê C. ngốc nghếch, cuối cùng D. mở cửa, cuối cùng Câu 4. Từ “chạy” trong câu Nghĩ vậy, Lợn con bèn chạy ra mở cửa thuộc từ loại gì? A. Danh từ B. Quan hệ từ C. Tính từ D. Động từ Câu 5. Nghĩa của từ “cảnh giác” trong câu Lợn con vừa khóc lóc sợ hãi vừa hối hận vì không cảnh giác là gì? A. Phải luôn đề phòng trước sự nguy hiểm xung quanh B. Chú ý an toàn, không lơ là với mọi việc xảy ra xung quanh
  6. C. Chú ý đề phòng và có cảm giác nhạy bén trước mối nguy hiểm có thể xảy ra. D. Cần phải chú ý đến những nguy hiểm xung quanh Câu 6. Khi nghe có quà lợn con đã có tâm trạng gì? A. Tâm trạng bất ngờ B. Tâm trạng hạnh phúc C. Tâm trạng ngạc nhiên D. Tâm trạng vui mừng Câu 7. Đâu là lời của nhân vật Lợn con có trong đoạn văn sau: Lợn con nghe vậy, từ trong nhà nói vọng ra: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. Người khách lạ nghe vậy liền đi luôn. A. Lợn con nghe vậy, từ trong nhà nói vọng ra. Người khách lạ nghe vậy liền đi luôn. B. “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. C. Lợn con nghe vậy, từ trong nhà nói vọng ra D. Người khách lạ nghe vậy liền đi luôn. Câu 8. Cho câu: Một hôm, Lợn bố và Lợn mẹ có việc phải đi ra ngoài. Trạng ngữ “Một hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho câu? A. Thời gian B. Nơi chốn C. Nguyên nhân D. Mục đích Trả lời câu hỏi: Câu 9. Nếu em là Lợn con, em sẽ làm gì khi có người lạ gõ cửa cho quà? Câu 10. Từ câu chuyện của Lợn con, em rút ra bài học gì cho bản thân? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 điểm) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em. (Hết)
  7. PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 6 NĂM HỌC: 2022-2023 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I. ĐỌC – HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả lời C A B D C D B A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 9. Nếu em là Lợn con, em sẽ làm gì khi có người lạ gõ cửa cho quà? 1,0 Mức 1 (1,0 điểm) Mức 2 (0,5 điểm) Mức 3 (0 điểm)
  8. - HS nêu được những ý kiến của HS nêu được bài học nhưng Trả lời sai hoặc không trả lời. bản thân: chưa đầy đủ, diễn đạt chưa rõ + Nghe lời mẹ dặn: “Không mở ràng. cửa cho người lạ khi mẹ vắng nhà” + Không thích quà của người lạ nên không mở cửa. + Gọi điện hỏi cha mẹ xem người lạ đó là ai và không mở cửa khi cha mẹ chưa cho phép. Câu 10. Từ câu chuyện của lợn con em rút ra bài học gì về sự cảnh giác? 1,0 Mức 1 (1,0 điểm) Mức 2 (0,5 điểm) Mức 3 (0 điểm) - HS nêu được những bài học HS nêu được bài học nhưng Trả lời sai hoặc không trả lời. phù hợp: chưa đầy đủ, diễn đạt chưa rõ + Việc không nghe lời cha mẹ sẽ ràng. dẫn đến hậu quả lớn. + Phải vâng lời người lớn: ông bà, cha mẹ, anh chị,… + Cẩn trọng và nói không với những món quà từ người lạ. + Thật cảnh giác khi không có người lớn ở nhà Phần II. TẠO LẬP VĂN BẢN Nội dung Điểm a) Đảm bảo cấu trúc của bài tự sự 0,25 - Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm. - Thân bài: K ể lại diễn biến của trải nghiệm. - Kết bài: Kết thúc trải nghiệm và cảm xúc của người viết. b) Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
  9. c) Kể lại trải nghiệm 2,5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu: - Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ của mình . - Tập trung vào sự việc xảy ra. Sắp xếp sự việc theo trình tự hợp lí: bắt đầu, diễn biến, kết thúc. - Miêu tả chi tiết về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện. - Thể hiện được cảm xúc của người viết, rút ra được ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. d) Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e) Sáng tạo 0,5 Có sáng tạo trong cách kể chuyện và diễn đạt. *Biểu điểm: - Điểm 3,0 - 4,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, bài viết chân thực, xúc động, đầy đủ nội dung, sai ít lỗi chính tả. - Điểm 1,0 - 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, nhưng chỉ ở mức tương đối, còn sai lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Điểm 0,5 - 0,75: Không đảm bảo các yêu cầu trên. Sai nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Bài viết để trắng. (Tùy vào bài viết của học sinh, giáo viên linh hoạt cho điểm) Duyệt đề của tổ KHXH Giáo viên ra đề Văn Viết Hiệp Đinh Thị Mia
  10. Duyệt đề của BLĐ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2