intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Xã Khoen On

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Xã Khoen On” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Xã Khoen On

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ TT dung/đơn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % năng vị kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL điểm 1. Truyện 1 Đọc đồng -hiể thoại, u truyện 3 0 5 0 0 2 0 60 ngắn. 2. Thơ 3. Kí và du kí 1. Kể lại một trải nghiệm 2 Viết của bản 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 thân. 2. Tả cảnh sinh hoạt Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận dung/ thức Đơn vị Mức độ đánh giá Thông Vận Nhận Vận kiến hiểu dụng biết dụng thức cao Chương/ 1. 1. Nhận biết: 3TN 5TN 2TL Chủ đề Truyện - Nhận biết được các chi tiết đồng tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, thoại, nhân vật trong tính chỉnh thể truyện tác phẩm. ngắn - Nhận biết được chủ đề của văn bản. - Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại và truyện ngắn (cốt truyện, nhận vật, lời người kể chuyện, lời
  2. nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba. - Nhận biết đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩa của nhân vật. - Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy). - Nhận biết được cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. 2. Thông hiểu - Hiểu được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩa của nhân vật. - Điểm giống nhau và khác nhau giữa các nhân vật trong văn bản. - Hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB. - Hiểu được tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ này để mở rộng thành phần chính của câu. 3. Vận dụng - Ấn tượng chung về văn bản - Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra. Thơ 1. Nhận biết: - Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ. - Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ
  3. ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. 2. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Hiểu được tác dụng của các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. - Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. 3. Vận dụng: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. 3. Kí và Nhận biết: du kí - Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất. - Nhận biết được chủ đề của văn bản. Thông hiểu: - Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng
  4. trong văn bản. Vận dụng: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. 1. Kể lại Nhận biết: 1TL* một trải Thông hiểu: nghiệm Vận dụng: của bản Vận dụng cao: thân Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm 2 Viết và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. 2. Viết Nhận biết: bài văn Thông hiểu: tả cảnh Vận dụng: sinh Vận dụng cao: hoạt Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt. Sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả, tái hiện được chân thực sinh động khung cảnh và nêu được những thông tin chính về ý nghĩa của cảnh sinh hoạt. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  5. PHÒNG GD & ĐT THAN UYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS XÃ KHOEN ON NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn - Lớp: 6 Đề số 01 Thời gian làm bài 90 phút ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các yêu cầu bên dưới: Mẹ Lặng rồi cả tiếng con ve, Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu, Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất (từ câu 1- câu 8): Câu 1. Bài thơ trên thuộc chủ đề nào? A. Tình yêu quê hương B. Tình cảm gia đình C. Tình yêu thiên nhiên D. Tình bạn Câu 2. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Năm chữ B. Tự do C. Bốn chữ D. Lục bát Câu 3. Câu thơ “ Lặng rồi cả tiếng con ve” có mấy từ phức? A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ Câu 4. Câu thơ “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời ” sử dụng phép tu từ nào? A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hoá Câu 5. Cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? A. Tình cảm của mẹ dành cho con B. Tình cảm của bà dành cho cháu C. Tình cảm của ông dành cho cháu D. Tình cảm của cha dành cho con Câu 6. Tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong câu thơ sau là gì? Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru A. Nêu rõ việc người mẹ làm vào buổi trưa B. Nêu rõ âm thanh vang lên vào buổi trưa C. Nêu rõ hơn tình cảm của người mẹ dành cho con D. Nêu rõ sự vất vả, hy sinh của người mẹ dành cho con
  6. Câu 7. Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ sau là gì? Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. A. Những ngôi sao được nhân hóa trở nên giống con người, sao soi sáng trên bầu trời giống như người mẹ đang thức để canh giấc ngủ cho con. B. Những ngôi sao được nhân hóa trở nên giống như con người, biết gần gũi, yêu thương con. C. Những ngôi sao được nhân hóa trở nên giống như con người, biết gần gũi, yêu thương bầu trời đêm. D. Những ngôi sao được nhân hóa trở nên giống như con người, biết gần gũi, yêu thương vạn vật. Câu 8. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ sau là gì? Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. A. Nhấn mạnh sự hi sinh, tần tảo vì con của người mẹ giống như những vì sao đêm luôn thức để soi sáng. B. Nhấn mạnh sự hi sinh, tần tảo vì con của người mẹ là vô tận không gì có thể so sánh được trong cuộc đời. C. Nhấn mạnh sự hi sinh, tần tảo vì con của người mẹ giống như thiên nhiên vũ trụ rộng lớn. D. Nhấn mạnh sự hi sinh, tần tảo vì con của người mẹ giống như thiên nhiên vũ trụ bất tận. Câu 9. Em hãy cho biết nội dung chính của bài thơ? Câu 10. Từ bài thơ trên em hãy viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) nêu suy nghĩ của em về tình mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người. II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ nhất của em. -------------------------------HẾT----------------------------- (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn, lớp 6 Đề số 01 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 1 B 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 A 8 B 9 Nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho con 1,0 10 HS có thể trình bày một số ý cơ bản như: 1,0 - Tình mẹ thiêng liêng, cao quý, bao la. - Mẹ chính là người động viên nâng đỡ chúng ta mỗi khi vấp ngã. - Mẹ là người chúng ta yêu thương, trân trọng suốt đời... Lưu ý: HS trình bày theo cách khác nếu hợp lý vẫn cho điểm tối đa. II VIẾT 4,0 * Yêu cầu hình thức: - Bài viết đảm bảo bố cục ba phần, biết tách đoạn theo các 0,25 sự việc. Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, dùng từ, đặt câu chính xác. Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. - Bài viết đúng thể loại, kể lại được trải nghiệm của bản thân 0,25 đã trải qua. * Nội dung * Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm, ấn tượng chung 0,5 * Thân bài - Giới thiệu thời gian, không gian, địa điểm xảy ra câu 0,25 chuyện và những nhân vật có liên quan - Kể lại các sự việc trong câu chuyện + Lí do xảy ra chuyện 0,25 + Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? 0,25 + Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện? 1,75 * Kết bài: Kết thúc của câu chuyện và cảm xúc, bài học của 0,5 người viết.
  8. PHÒNG GD & ĐT THAN UYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS XÃ KHOEN ON NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn - Lớp: 6 Đề số 02 Thời gian làm bài 90 phút ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu bên dưới: “…Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường! Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người...” (Trích Việt Bắc - Tố Hữu) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất (từ câu 1- câu 8): Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể loại nào? A. Thể thơ lục bát B. Thể thơ 6 chữ C. Thể thơ song thất lục bát D. Thể thơ tự do Câu 2. Từ “nhớ” trong đoạn thơ được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì? A. Làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc B. Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với người dân Việt Bắc C. Thể hiện sự gắn bó của Bác Hồ với chiến khu Việt Bắc D. Thể hiện tình cảm lưu luyến của người dân Việt Bắc với Bác Hồ Câu 3. Phương án nào nêu đúng các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ trên? A. Mình, Bác, Ông Cụ B. Bác, Ông Cụ, Người C. Mình, Bác, Người D. Mình, Ông Cụ, Người Câu 4. Dòng thơ nào chứa từ láy? A. Nhớ chân Người bước lên đèo B. Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường! C. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo D. Người đi rừng núi trông theo bóng Người Câu 5. Phương án nào nêu đúng ý nghĩa trọng tâm mà đoạn thơ trên muốn làm nổi bật? A. Tình cảm của Bác Hồ đối với người dân Việt Bắc B. Nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ C. Niềm tự hào của người dân Việt Bắc về Bác Hồ D. Niềm tin của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ
  9. Câu 6. Trong đoạn thơ biện pháp nghệ thuật nào thể hiện được nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ? A. Sử dụng các từ ngữ và hình ảnh đẹp B. Sử dụng nhiều tính từ và động từ C. Sử dụng biện pháp điệp từ “nhớ” D. Sử dụng nhiều vần bằng trong các câu thơ Câu 7. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ “Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người” ? A. Hoán dụ C. Nhân hóa B. Ẩn dụ D. So sánh Câu 8. Câu thơ “Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường” có mấy từ ghép? A. 2 từ B. 3 từ C. 4 từ D. 5 từ Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa trong câu thơ “Người đi rừng núi trông theo bóng Người”. Câu 10. Qua đoạn thơ và dựa vào hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn ngắn (3-5 câu) nói lên tình cảm của nhân dân ta dành cho Bác Hồ. II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ nhất của em. -------------------------------HẾT----------------------------- (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
  10. Môn: Ngữ văn, lớp 6 Đề số 02 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 1 A 0,5 2 D 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 B 0,5 9 - Phép nhân hóa: rừng núi trông theo 0,5 - Tác dụng: Làm cho thiên nhiên Việt Bắc trở nên sinh động, 0,5 có hồn – rừng núi cũng kính yêu, lưu luyến Bác. 10 HS có thể trình bày một số ý cơ bản như: 1,0 - Người dân Việt Nam luôn kính yêu Bác - Ghi nhớ, biết ơn công lao to lớn của Bác. - Bác sống mãi trong triệu trái tim Việt Nam. Lưu ý: HS trình bày theo cách khác nếu hợp lý vẫn cho điểm tối đa. II VIẾT 4,0 * Yêu cầu hình thức: - Bài viết đảm bảo bố cục ba phần, biết tách đoạn theo các 0,25 sự việc. Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, dùng từ, đặt câu chính xác. Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. - Bài viết đúng thể loại, kể lại được trải nghiệm của bản thân 0,25 đã trải qua. * Nội dung * Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm, ấn tượng chung 0,5 * Thân bài - Giới thiệu thời gian, không gian, địa điểm xảy ra câu 0,25 chuyện và những nhân vật có liên quan - Kể lại các sự việc trong câu chuyện + Lí do xảy ra chuyện 0,25 + Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? 0,25 + Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện? 1,75 * Kết bài: Kết thúc của câu chuyện và cảm xúc, bài học của 0,5 người viết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2