Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Đông Giang
lượt xem 2
download
Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Đông Giang” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Đông Giang
- PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG GIANG MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTNT THCS ĐÔNG GIANG NĂM HỌC: 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Mức độ Tổng nhận Nội thức dung/đ Kĩ ơn vị Vận năng Nhận Thông Vận kiến dụng biết hiểu dụng thức cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TT Truyện đồng thoại, Đọc 1 truyện 4 0 4 0 0 2 0 10 hiểu ngắn, thơ lục bát. Tỉ lệ % 20 25 15 60 điểm Kể lại một trải 2 Viết nghiệm 1* 1* 1* 1 1 của bản thân Tỉ lệ % 10 10 10 10 40 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 30 35 25 10 100
- PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG GIANG BẢNG ĐẶC TẢ TRƯỜNG PTDTNT THCS ĐÔNG GIANG KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ dung/Đơn Mức độ TT Vận dụng Chủ đề vị kiến đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao thức 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: 4 TN 4 TN 2 TL đồng thoại, - Nêu được truyện ngắn,ấn tượng thơ lục bát. chung về văn bản. - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và
- người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ
- của nhân vật. - Xác định được nghĩa của từ ngữ, nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. - Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản.
- Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải Kể lại một nghiệm của trải nghiệm 2 Viết bản thân; 1TL* của bản dùng người thân. kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 4 TN 4TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung 65 35
- PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTNT THCS ĐÔNG GIANG NĂM HỌC: 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút I. Đọc hiểu (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau (trích trong bài thơ Gần lắm Trường Sa) và trả lời các câu hỏi: Biết rằng xa lắm Trường Sa Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào Viết làm sao, viết làm sao Câu thơ nào phải con tàu ra khơi Thế mà đã có lòng tôi Ở nơi cuối bến ở nơi cùng bờ Phải đâu chùm đảo san hô Cũng không giống một chùm thơ ngọt lành Hỡi quần đảo cuối trời xanh Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con Sóng bào mãi vẫn không mòn Vẫn còn biển cả vẫn còn Trường Sa [...] Ở nơi sừng sững niềm tin Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua Tấm lòng theo mũi tàu ra Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần. (Lê Thị Kim - Nguyễn Nhật Ánh, Thành phố tháng Tư, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984, tr. 15 - 17) Từ câu 1 đến câu 7 hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm). Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Tự do C. Lục bát B. Năm chữ D. Bốn chữ Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là A. miêu tả C. tự sự
- B. biểu cảm D. nghị luận Câu 3. Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định "Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần”? A. Vì quần đảo này là của Việt Nam. B. Vì quần đảo này gần với chỗ ở của nhà thơ. C. Vì quần đảo này là nơi nhà thơ đã từng gắn bó. D. Vì quần đảo này luôn ở trong trái tim nhà thơ với niềm yêu mến, tự hào. Câu 4. Có bao nhiêu từ láy trong đoạn thơ sau? “Ở nơi sừng sững niềm tin Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua Tấm lòng theo mũi tàu ra Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.” A. Một từ C. Hai từ B. Ba từ D. Bốn từ Câu 5. Nội dung chính của đoạn thơ trên. A. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. B. Thể hiện nỗi nhớ thương quần đảo Trường Sa của tác giả. C. Thể hiện niềm tự hào của tác giả về vẻ đẹp của quần đảo Trường Sa. D. Thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của tác giả dành cho quần đảo Trường Sa. Câu 6. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu thơ sau: “Viết làm sao, viết làm sao Câu thơ nào phải con tàu ra khơi” A. So sánh C. Nhân hóa B. Ẩn dụ D. Điệp ngữ Câu 7. So sánh nghĩa của từ mũi trong hai trường hợp sau và cho biết đó là từ đồng nghĩa, đồng âm hay từ đa nghĩa: (1) Tấm lòng theo mũi tàu ra Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần. (2) Bạn Lan có chiếc mũi dọc dừa rất đẹp. A. Đa nghĩa C. Đồng âm B. Đồng nghĩa D. Đa âm Câu 8 (1.0 điểm). Hãy chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ. Câu 9 (1.0 điểm). Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai dòng thơ sau: “Hỡi quần đảo cuối trời xanh Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con.” Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó. Câu 10 (0.5 điểm). Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương? II. Làm văn (4.0 điểm) Viết bài văn kể về một trải nghiệm vui, đáng nhớ nhất của bản thân.
- - Hết - PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDTNT THCS ĐÔNG GIANG KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I. Đọc hiểu (6.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng ghi 0,5 điểm, tổng 3,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án C B D A D D A Câu 8 Những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ: - Thể thơ: Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp - một dòng 0.25 sáu tiếng và một dòng tám tiếng. - Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám 0.25 (tin - nghìn); tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo (qua - ra). - Thanh điệu: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu và thứ 0.25 tám là thanh bằng (tin, nghìn, qua, ra, Sa, gần) còn tiếng thứ tư là thanh trắc (sững, của, mũi, đảo). Trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền (nghìn) thì tiếng thứ tám là thanh ngang (qua) và ngược lại, tiếng thứ sáu là thanh ngang (Sa) thì tiếng thứ tám lại là thanh huyền (gần). 0.25 - Nhịp: Trong bốn dòng thơ thì có đến ba dòng ngắt theo nhịp chẵn. Câu 9 - Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. 0.5 - Ví quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ với hàng trăm hạt 0.25
- thóc. 0.25 - Việc so sánh một đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa như hạt thóc thứ thân thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam giúp người đọc cảm thấy quần đảo xa xôi của Tổ quốc trở nên rất gần gũi, thân thương. Câu - HS nêu được những cảm nghĩ, rút ra bài học phù hợp: 10 Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm yêu mến, tự hào đối với vùng 0.25 đất xa xôi của Tổ quốc, đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ Trường Sa. Đọc bài thơ, em cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm với Tổ 0.25 quốc, phải có ý thức gìn giữ và bảo vệ biển đảo quê hương. (HS rút ra 1 thông điệp hợp lí thì chấm ½ số điểm; HS rút ra được 2 thông điệp có diễn giải hợp lí thì chấm điểm tối đa). Phần II. Làm văn (4.0 điểm) Câu Đáp án Điểm Phần II. HS tạo lập được bài văn kể lại một trải nghiệm của mình. Làm 1. Yêu cầu chung văn (4.0 - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn tự sự hoàn chỉnh; điểm) - Biết vận dụng kĩ năng kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu cảm để trình bày những nét nổi bật về sự việc mình đã trải nghiệm; - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt,... - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2. Yêu cầu cụ thể 0.25 a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng tự sự: Sự trải nghiệm vui đáng nhớ 0.25 nhất của bản thân trong cuộc sống. c) Viết bài: Trình bày cảm xúc theo một trình tự hợp lí và biết kết 2.5 hợp với các yếu tố tả và tự sự theo gợi ý sau: * Mở bài: - Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm vui và đáng nhớ. - Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. * Thân bài: - Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.
- - Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. (Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). * Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân em. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu 0.5 sắc về sự trải nghiệm của bản thân. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0.5 từ, đặt câu. Đông Giang, ngày 01 tháng 12 năm 2022 NGƯỜI RA ĐỀ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ( Đã kí) TỔ TRƯỞNG ( Đã kí) Bling Thị Lang Lê Thị Nhung DUYỆT CỦA BGH PHÓ HIỆU TRƯỞNG ( Đã kí) Nguyễn Thị Phương Thảo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 432 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 341 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 481 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 327 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 937 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 316 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 374 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 563 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 230 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 447 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 275 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 427 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 225 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 286 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 128 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn