intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Đề 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

138
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Đề 1)" hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học để giải các bài tập được ra. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Đề 1)

  1. UBND HUYỆN NĂM CĂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS PHAN NGỌC HIỂN NĂM HỌC 2022 ­ 2023 MÔN: NGỮ VĂN 6 ĐỀ 1 (Thời gian làm bài: 90 phút) I. ĐỌC ­ HIỂU: (4,0 điểm)      Đọc văn bản sau: LƠN CON KHÔNG BIẾT NGHE LỜI     Một hôm, lợn bố  và lợn mẹ có việc phải đi ra ngoài. Trước khi đi lợn mẹ  căn dặn lợn   con rất cẩn thận: “Con  ở nhà một mình phải ngoan nhé. Thấy có ai lạ muốn vào con cũng   không được mở cửa”.     Lợn bố và lợn mẹ vừa đi được một lúc thì bên ngoài có tiếng gõ cửa: “Nhà có ai không,   tôi là thợ sửa đồng hồ nước. Đồng hồ nước nhà bác bị hỏng, tôi muốn vào sửa”.     Lợn con nghe vậy, từ trong nhà nói vọng ra: “Bố  mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố  mẹ dặn   không được mở cửa cho người lạ”. Người khách lạ nghe vậy liền đi luôn.        Một lúc sau, bên ngoài lại có tiếng gõ cửa: “Đồng hồ  điện nhà bác bị  hỏng, tôi đến   sửa”.        Lợn con lại đáp:“Bố  mẹ  cháu đi vắng hết rồi, bố  mẹ  dặn không được mở  cửa cho   người lạ”.    “Tôi là người vận chuyện đồ. Lợn con, cháu có quà này”, lại có tiếng nói ngoài cửa.     Lợn con nghe thấy có quà là vui mừng khôn xiết. Trong đầu nghĩ mẹ chỉ dặn không được   mở cửa cho người lạ chứ không dặn là không được mở cửa lấy quà. Nghĩ vậy lợn con bèn   chạy ra mở cửa.     Vừa lúc đó, sói nhanh tay vồ lấy lợn con và cười hả hê: “Đúng là con lợn ngốc nghếch.   Cuối cùng thì ngươi cũng chịu ra mở cửa. Giờ thì ta sẽ ăn thịt ngươi”.      Bố mẹ lúc này vẫn chưa về, hàng xóm cũng không thấy ai qua lại. Lợn con vừa khóc lóc  sợ hãi vừa hối hận vì không cảnh giác.                                                                                    (Nguồn: https://truyenchobe.com/)      Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Câu chuyện “Lợn con không biết nghe lời” được kể theo ngôi thứ mấy?      A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai.     C. Ngôi thứ ba. D. Kết hợp nhiều ngôi kể. Câu 2. Câu chuyện “Lợn con không biết nghe lời” được kể bằng lời của ai?      A. Lời của Lợn con. B. Lời của Sói.     C. Lời của Lợn mẹ. D. Lời của người kể chuyện.
  2. Câu 3.  Nhân vật chính trong câu chuyện  “Lợn con không biết nghe lời”  là nhân vật  nào?     A. Lợn con. B. Lợn bố.     C. Lợn mẹ. D. sói. Câu 4. Cụm từ  “Một hôm” trong câu “Một hôm, lợn bố và lợn mẹ  có việc phải đi ra   ngoài.” là thành phần gì?          A. Vị ngữ.                 B. Chủ ngữ.                 C. Trạng ngữ.                D. Bổ ngữ. Câu 5. Từ “ngốc nghếch” trong câu: “Đúng là con lợn ngốc nghếch.” là từ gì?       A. Từ đơn. B. Từ phức. C. Từ ghép. D. Từ láy. Câu 6. Chủ đề của câu chuyện “Lợn con không biết nghe lời” là gì?      A. Phải biết vâng lời, không nên nghịch phá.     B. Phải biết vâng lời, không nên cãi lời bố mẹ.     C. Phải biết vâng lời, không nên ở nhà một mình.     D. Phải biết vâng lời, không nên nhận quà từ người lạ. Câu 7.  Từ  Hán Việt  “khôn xiết”  trong câu:  “Lợn con nghe thấy có quà là vui mừng   khôn xiết.” có nghĩa là gì?     A. Rất vui mừng.   B. Rất thông minh.     C. Rất biết ơn.   D. Rất nhanh nhạy. Câu 8. Vì sao lợn con lại gặp nguy hiểm?     A. Vì tưởng Sói là người quen nên đã mở cửa.     B. Vì tưởng Sói là thợ sửa đồng hồ điện nên đã mở cửa.     C. Vì tưởng Sói là thợ sửa đồng hồ nước nên đã mở cửa     D. Vì không vâng lời mẹ đã mở cửa cho người lạ để nhận quà. II. VIẾT: (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Hãy viết đoạn văn ngắn (từ  5 đến 7 câu) trình bày bài học mà em rút ra  từ câu chuyện trên?  Câu 2 (4,0 điểm). Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em. D. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐỀ 1):  Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC ­ HIỂU 4,0 I 1 C 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5
  3. 5 D 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5 8 D 0,5 VIẾT 6,0 * Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu: 2,0   ­ Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo hình thức của một đoạn văn  0,5 ngắn và số câu theo yêu cầu. 1   ­ Yêu cầu về nội dung: HS rút ra được bài học qua văn bản.   + Phải biết vâng lời. 1,5    + Không nên mở  cửa cho người lạ  (đặc biệt là khi  ở  nhà một   mình). * Bài văn đảm bảo các yêu cầu: 4,0   a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Có đầy đủ 3 phần (Mở bài,  thân bài và kết bài).  0,25   b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một trải nghiệm đáng  II 0,25 nhớ của em.   c. Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân: HS có thể  triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu  cầu sau: 2      ­ Mở bài: Giới thiệu chung về trải nghiệm. 3,0      ­ Thân bài: Trình bày diễn biến của các sự việc và cảm xúc của  bản thân đối với trải nghiệm.          ­  Kết bài: Nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đối với người   viết.    d. Chính tả, ngữ  pháp:  Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ  pháp  0,25 tiếng Việt.    e. Sáng tạo:  Bố  cục mạch lạc, ngôn ngữ  cảm xúc, sinh động,  0,25 sáng tạo. DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ (Đã duyệt) (Đã ký) Phạm Duy Độ Cao Hồng Lành
  4. DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2