intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hoà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hoà” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hoà

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 THỊ XÃ NINH HÒA MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) BẢN CHÍNH I. ĐỌC HIỂU (5,00 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Từ độ ông mất, bà ở với con thứ ba: chú Chà, thím Chà. Rồi thím Chà ốm lăn ốm lóc. Rồi chú Chà ốm lia ốm lịa. Chú thím chết đi để lại thằng Lĩnh mồ côi cả bố lẫn mẹ. Bây giờ thì nhà bà ở cạnh ao Chùa. Đúng là nhà lợp gianh ba gian. Vách bằng bùn nhào với trấu và rơm băm. Đến mùa gặt, các con đến lợp cho bà mái gianh như người mặc áo mới thơm tho vàng óng. [....] Tôi ngẩng cao đầu mới thấy tuổi của bà; chứ cứ nhìn bà chặt củi, nhổ sắn, nhìn bà đứng, bà đi thì không ai biết bà đã gần bảy mươi. Bà làm nhanh, đi nhanh, lưng thẳng. Bà không hút thuốc lào như u tôi, không ăn giầu. [....] Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai. Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được. [....] [....] Hơn một năm sau, vào một buổi trưa mùa đông, bà đi đâu về, bà bảo Lĩnh mua bốn cái đậu nướng. [....] Bà nhìn Lĩnh lũn cũn ra sân, mỗi miếng nhai nước mắt bà ròng ròng. Bà nằm xuống, phủ cái chăn đụp. Như linh tính của con trẻ, Lĩnh ngơ ngác: Sao hôm nay bà ngủ trưa? Sao hôm nay bà ăn đậu? Nó áp mặt vào mũi bà, không thấy bà thở. Nó sờ chân bà, lạnh như đồng ngâm. Nó gào lên. [....] Lĩnh được bác Ký đem về nuôi. Ba gian nhà gianh gió lùa. Mấy cái ống tre ngoài hiên khóc vu vu cả ngày lẫn đêm. Tôi đi qua có lần tưởng bà còn sống vì bà mất vội quá. Bà ơi! Bà! Bà vẫn hát đấy: Trèo lên cây khế nửa ngày... (Duy Khán, Tuổi thơ im lặng, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1996) Câu 1. (1,00đ) a) Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? b) Dù bà đã gần bảy mươi tuổi nhưng trong kí ức của tác giả, người bà được miêu tả như thế nào? Câu 2. (1,50đ) Hãy ghi lại và giải nghĩa 02 thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích sau: “Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai”. Câu 3. (1,00đ) Qua lời kể của người cháu, em hiểu được những nét đẹp nào về phẩm chất của người bà? Câu 4. (0,50đ) Em nhận ra được tình cảm gì của người cháu dành cho bà của mình qua đoạn trích: “Tôi đi qua có lần tưởng bà còn sống vì bà mất vội quá. Bà ơi! Bà! Bà vẫn hát đấy: Trèo lên cây khế nửa ngày...” Câu 5. (1,00đ) Người bà trong đoạn trích trên đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng cháu của mình. Còn em, trong gia đình của mình, ai là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất với em? Vì sao? II. VIẾT (5,00 điểm) Trong cuộc đời của mỗi người, ngoài tình thương của gia đình, ai cũng đều có cho mình ít nhất một người bạn thân, người mà bạn có thể chia sẻ mọi thứ dễ dàng cũng như có nhiều kỉ niệm. Hãy viết bài văn kể về kỉ niệm sâu sắc của em với người bạn thân thiết ấy.
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I THỊ XÃ NINH HÒA NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo cần bám sát Hướng dẫn chấm; - Do đặc trưng bộ môn, giáo khảo tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; - Cần linh hoạt trong biểu điểm, song tổng số điểm trong mỗi câu không thay đổi. Nếu có thay đổi thang điểm của các ý phải được sự chỉ đạo của Phòng GDĐT; - Cần trân trọng bài làm của thí sinh có sự sáng tạo, có cảm xúc riêng và thuyết phục cao; - Điểm toàn bài theo thang điểm 10,00, giáo viên chấm cho điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Đáp án Điểm I. ĐỌC HIỂU 5,00 a) Thể loại: Hồi kí b) Dù bà đã gần bảy mươi tuổi nhưng trong kí ức của tác giả bà được miêu tả: - Nhìn bà chặt củi, nhổ sắn, nhìn bà đứng, bà đi thì không ai biết bà đã gần bảy mươi. 1 - Bà làm nhanh, đi nhanh, lưng thẳng. Bà không hút thuốc lào như u tôi, không ăn giầu... (1,00đ) Hướng dẫn chấm: - Xác định đúng thể loại hồi kí: 0,50 điểm; xác định thể loại là kí: 0,25 điểm - Trả lời như đáp án, hoặc trích nguyên văn đoạn văn thứ hai, hoặc diễn đạt khác nhưng đúng ý: 0,50 điểm. HS xác định, ghi lại và giải nghĩa 2 thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích: + hiền như đất: rất hiền lành, nhân hậu, chất phác + mồm năm miệng mười: lắm lời, nói tranh, lấn át cả người khác 2 Hướng dẫn chấm: (1,50đ) - Xác định và ghi lại chính xác 01 thành ngữ: 0,50 điểm. - Giải thích được nghĩa của 01 thành ngữ: 0,25 điểm. - Nếu HS xác định và ghi lại nghĩa các cụm từ hiền như chiếc bóng; lành chanh, lành chói; mồm một, mồm hai vẫn không cho điểm. Qua lời kể của người cháu, em hiểu được những nét đẹp về phẩm chất của người bà: - Bà là người hiền từ, nhân hậu; chất phác, đảm đang. - Bà luôn yêu thương, lặng lẽ hy sinh hết mình vì con cháu. 3 - Sống giản dị, hòa đồng cùng dân làng. (1,00đ) - Khuyên bảo điều hay lẽ phải. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án, hoặc diễn đạt khác nhưng đúng ý: 1,00 điểm. - Trả lời được một trong bốn ý: 0,25 điểm. Tình cảm gì của người cháu dành cho bà của mình qua đoạn trích: “Tôi đi qua có lần tưởng 4 bà còn sống vì bà mất vội quá. Bà ơi! Bà! Bà vẫn hát đấy: Trèo lên cây khế nửa ngày...” (0,50đ) - Yêu thương và kính trọng bà. - Dù bà đã mất nhưng vẫn luôn nhớ về bà…
  3. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án, hoặc diễn đạt khác nhưng đúng ý: 0,50 điểm. - HS trả lời được một trong hai ý: 0,25 điểm. HS có thể tự do bày tỏ chính kiến của bản thân, miễn có lý giải phù hợp, thuyết phục, không trái với đạo đức và pháp luật. - HS trả lời được trong gia đình, người có ảnh hưởng sâu sắc nhất với bản thân: có thể là ông, bà, cha mẹ, anh, chị, em… 5 - HS đưa ra được lý do vì sao người đó lại có ảnh hưởng sâu sắc nhất với mình: có thể xuất phát (1,00đ) từ hành động, lời nói, việc làm, những bài học, kinh nghiệm, cách đối nhân xử thế…. Hướng dẫn chấm: - HS nêu lựa chọn: 0,25 điểm. - HS lý giải lựa chọn: 0,75 điểm. II. VIẾT Trong cuộc đời của mỗi người, ngoài tình thương của gia đình, ai cũng đều có cho mình ít 5,00 nhất một người bạn thân, người mà bạn có thể chia sẻ mọi thứ dễ dàng cũng như có nhiều kỷ niệm. Hãy viết bài văn kể về một kỷ niệm sâu sắc của em với người bạn thân thiết ấy. a) Đảm bảo đúng thể loại của một bài văn tự sự về kỷ niệm: - kể theo ngôi thứ nhất, xưng “tôi”; 0,25 - có các phần mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng vấn đề: kể về một kỷ niệm sâu sắc của em với người bạn thân thiết. 0,50 c) HS có thể triển khai bằng nhiều cách nhưng cần bảo đảm nội dung sau: (gợi ý) 3.50 c1) Mở bài: - Giới thiệu về kỷ niệm mà em định kể. 0,50 - Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. c2) Thân bài: kể chi tiết, cụ thể về kỷ niệm ấy bằng cách làm rõ các nội dung sau: - Giới thiệu về người bạn thân của em: Người bạn thân đó là ai? Em và bạn đã chơi thân với nhau từ bao giờ? Tình bạn của hai bạn thân thiết như thế nào? - Khái quát về kỷ niệm giữa em và bạn thân: Đó là một kỷ niệm vui hay buồn? Sự việc xảy ra trong 2,50 hoàn cảnh và thời gian nào? Có các nhân vật nào liên quan? - Kể lại diễn biến kỷ niệm của em và bạn thân: Kể lại toàn bộ sự việc diễn ra một cách cụ thể từ bắt đầu đến kết thúc (chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ... đặc sắc, đáng nhớ). - Nêu điều làm em nhớ hay vui buồn, xúc động (thái độ hành vi và phản ứng của em và người bạn thân khi đó như thế nào? Tình cảm bạn bè của em và bạn thân sau kỷ niệm đó...) c3) Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của em về kỷ niệm hoặc bài học rút ra từ kỷ niệm ấy. 0,50 - Nói lên mong ước từ kỷ niệm ấy. d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. 0,25 e) Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về kỷ niệm; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,50 * Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt tốt các yêu cầu về nội dung, phương pháp, kỹ năng. Nội dung câu chuyện thực tế, chân thật, có ý nghĩa. - Cho điểm cả câu viết tròn đến 0,50đ. Nếu thiên về miêu tả hoặc biểu cảm thì điểm tối đa không quá 2,00đ. Nếu lạc đề hoàn toàn: Không quá 1,00đ.
  4. - Bài viết giới thiệu nhiều kỷ niệm mà không đi vào cụ thể để thể hiện ấn tượng sâu sắc nhất thì không đạt quá 2,50đ. - Để đảm bảo sự thống nhất và công bằng trong việc đánh giá bài làm của HS, GV chấm bài cần tuân thủ hướng dẫn nội dung và khung điểm qui định, không tùy tiện nâng cao hoặc hạ thấp yêu cầu đáp án. Điểm cả bài giữ nguyên điểm lẻ đến 0,25; 0,75 điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2