intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ

  1. PHÒNG GD&Đ THÀNH PHỐ TAM KỲ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS LÊ LỢI Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN Mức độ nhận thức Vận Kĩ Nội dung/đơn vị Nhận biết Thông V. dụng Tổng dụng TT năng kĩ năng hiểu cao (Số câu) (Số (Số câu) (Số câu) câu) TN TL TN TL TN TL TN TL Thơ lục bát (Ngữ liệu ngoài 1 Đọc 4 0 3 1 0 1 0 1 10 sách giáo khoa) Tỉ lệ % điểm 20 15 10 10 5 60 Viết bài văn kể 2 Viết lại một trải 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 nghiệm của bản thân. Tỉ lệ % điểm 10 15 10 0 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 30 40 20 10 100 nhận thức
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 6 - Thời gian làm bài: 90 phút Nội dung/ Chương/ TT Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Chủ đề thức Nhận biết: - Nhận biết đặc điểm thơ lục bát. - Nhận biết tình cảm được thể hiện trong đoạn thơ. - Nhận biết từ đồng âm. - Nhận biết từ láy. Thông hiểu: - Hiểu về hình ảnh, chi tiết của bài thơ. - Thơ lục bát 1 Đọc hiểu - Hiểu về tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá. - Hiểu về cụm động từ. - Hiểu về nghĩa của từ. Vận dụng: - Nêu được cảm nhận của bản thân về bài thơ. Vận dụng cao: - Nêu được những việc làm của bản thân được rút ra từ bài thơ. Nhận biết: - Xác định được kiểu bài. - Xây dựng bố cục, sự việc chính. Thông hiểu: - Giới thiệu được trải nghiệm. - Trình bày được các sự việc, diễn biến, địa điểm, thời gian, nhân vật, sự việc, hành động, ngôn ngữ. - Tập trung vào sự việc chính. - Viết bài văn - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. kể lại một trải Vận dụng: 2 Viết nghiệm của - Trình bày được tác động của trải nghiệm đối với bản bản thân. thân. - Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện phù hợp. - Biết lựa chọn sự việc, chi tiết, sắp xếp diễn biến câu chuyện mạch lạc, logic. Vận dụng cao: - Sáng tạo trong cách kể chuyện: vận dụng các biện pháp tu từ, kết hợp các phương thức biểu đạt,… - Biết lựa chọn câu chuyện có ý nghĩa, mang thông điệp sâu sắc và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.
  3. PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS LÊ LỢI NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN : NGỮ VĂN 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút(không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU: (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: VỀ QUÊ Theo ông, cháu được về quê Đồng xanh tít tắp, mùa hè thênh thang Về quê được tắm giếng làng Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây Trời cho lồng lộng gió mây Tre đu kẽo kẹt, nắng đầy sân phơi Chó mèo cứ quẩn chân người Vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền Vườn sau, gà bới giun lên Lũ con chiêm chiếp theo liền đằng sau Buổi trưa cháu mải đi câu Chiều về mấy đứa tranh nhau thả diều. Ở quê, ngày ngắn tí teo Kì nghỉ một tháng trôi vèo như không. (Vũ Xuân Quản, trích tập thơ Thả diều trên đê, NXB Văn học, 2020, tr.65) Hãy chọn đáp án đúng nhất (Từ câu 1 – 7: mỗi câu 0.5 điểm) Câu 1: Bài thơ “Về quê” được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ tự do. B. Thể thơ lục bát. C. Thể thơ bốn chữ. D. Thể thơ năm chữ. Câu 2: Bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai? A. Người ông. B. Người bà. C. Người cháu. D. Người con. Câu 3: Từ “đồng” trong bài thơ và từ “đồng” trong câu “Trống đồng Đông Sơn là di sản văn hoá của người Việt cổ.” là hiện tượng gì? A. Từ đồng âm. B. Từ đa nghĩa. C. Từ trái nghĩa. D. Từ đồng nghĩa. Câu 4: Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. Tít tắp. B. Thêng thang. C. Lồng lộng. D. Gió mây Câu 5: Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá trong câu “Vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền” là gì? A. Gợi cảm giác đàn vịt trở nên sinh động, gần gũi hơn. B. Gợi nên bức tranh bơi thuyền độc đáo, ấn tượng ở làng quê . C. Gợi hình ảnh chú vịt bơi riêng lẻ trên dòng sông quê. D. Gợi nên sự thong thả của dòng sông ở làng quê. Câu 6: Dòng thơ “Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây” có mấy cụm động từ? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
  4. Câu 7: Về quê chơi, người cháu không tham gia hoạt động nào? A. Thả diều. B. Hái ổi. C. Đi câu. D.Bơi thuyền. Câu 8: (1.0 điểm) Từ “thảnh thơi” trong câu “Vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền” được hiểu là gì? Câu 9: (1.0 điểm) Người cháu đã cảm nhận thời gian như thế nào khi về quê chơi? Vì sao người cháu lại có cảm nhận đó? Câu 10: (0.5 điểm) Từ bài thơ, em hãy nêu những việc làm thể hiện tình cảm trân trọng, yêu mến đối với quê hương. II. VIẾT (4.0 điểm) Tuổi thơ mỗi con người đều có những kỉ niệm vui bên những người thân yêu. Hãy kể lại một trải nghiệm thú vị của em bên những người thân yêu ấy. ….………HẾT………… HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 I. HƯỚNG DẪN CHUNG: Giáo viên dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Phần I: Nội dung ĐỌC HIỂU (6.0điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời B C A D A B D Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.25-0.75đ) Mức 3 (0đ) HS giải thích được nghĩa của HS giải thích được HS trả lời sai hoặc từ phù hợp một cách rõ ràng, nghĩa của từ nhưng diễn không trả lời. cụ thể. đạt chưa rõ ràng, cụ thể. Gợi ý: *GV linh hoạt chấm theo Thoải mái, không vướng bận mức độ diễn đạt của HS. điều gì. Ung dung, vô tư không lo nghĩ gì. … Câu 9: (1.0 điểm)
  5. Mức 2 (0.25 – Mức 3 Mức 1 (1.0 đ) 0.75đ) (0đ) - Học sinh có thể nêu được cụ thể cảm nhận của - Học sinh có nêu Trả lời người cháu hoặc trích lại ý hai câu thơ cuối: ra cảm nhận không + Người cháu cảm thấy thời gian ngắn, trôi nhanh. nhưng giải thích đúng yêu + “Ở quê, ngày ngắn tí teo/ chưa rõ ràng hoặc cầu của Kì nghỉ một tháng trôi vèo như không.” bị thiếu ý. đề bài - Giải thích được vì sao lại có cảm nhận đó một cách *GV linh hoạt hoặc hợp lý. chấm theo mức không Gợi ý: Kì nghỉ hè ở quê có sức hấp dẫn nên mỗi khi độ diễn đạt của trả lời. trôi qua, trẻ em thường thấy nuối tiếc, lưu luyến vì HS. khoảng thời gian đầy niềm vui. Câu 10: (0.5 điểm) - Học sinh nêu được những việc làm phù hợp thể hiện được tình cảm trân trọng, yêu mến đối với quê hương. HS nêu ít nhất 2 việc làm phù hợp, sau đây là gợi ý: - Cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức. - Có ý thức bảo vệ môi trường sống. … Hướng dẫn chấm: Học sinh nêu được ít nhất 2 việc làm phù hợp, diễn đạt gọn rõ: 0.5 điểm. Học sinh nêu được 1 việc làm phù hợp, nhưng diễn đạt chưa gọn rõ:0.25 điểm. Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0.0 điểm. Phần II: VIẾT (4.0 điểm) II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một trải nghiệm c. Kể lại trải nghiệm của bản thân 3,0 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm của bản thân. - Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Cảm xúc sau trải nghiệm đó. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng 0,25 tạo. Lưu ý: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau. Vì vậy giáo viên cần linh hoạt đánh giá và ghi điểm theo thực tế bài làm của Học sinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2