intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

  1. UBND TP HỘI AN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: NGỮ VĂN – Lớp 6 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN: Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % kiến thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Thơ Số câu 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết Viết bài văn tự sự Số câu 1* 1* 1* 1* 1 2 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 II. BẢNG ĐẶC TẢ: Nội dung/ Đơn vị TT kiến Mức độ đánh giá thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: Nhận biết: - Các dấu hiệu hình thức để nhận diện thể thơ như số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh điệu. - Nhận biết từ láy, từ ghép, từ đồng âm, từ đa nghĩa, các hình ảnh, chi tiết Đoạn thơ/ đặc sắc được sử dụng trong ngữ liệu. bài thơ - Nhận biết các biện pháp tu từ (so sánh, điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ, hoán Lục bát dụ). Thông hiểu: - Nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, nội dung của ngữ liệu. - Hiểu và nhận xét được nét độc đáo về nghệ thuật thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh. Vận dụng: - Nêu được cảm nhận về tình cảm của đối tượng/tác giả thể hiện trong ngữ liệu. Vận dụng cao: - Nêu được suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc đoạn/bài thơ; rút ra bài học cho bản thân. Trang 1/2
  2. 2 Viết: Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của một bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân Viết bài Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn kể lại văn bản) một trải Vận dụng: Viết được một bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân; nghiệm thống nhất trong cách sử dụng ngôi kể ngôi thứ nhất; biết cách kể lại diễn của bản biến của câu chuyện và các nhân vật có liên quan; có kết hợp bày tỏ suy thân. nghĩ, cảm xúc của bản thân một cách hợp lí. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong việc sử dụng các hình ảnh và các biện pháp tu từ; sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt. Trang 2/2
  3. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: NGỮ VĂN – Lớp 6 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: 26/12/2023 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) Họ và tên học sinh:..............................................Lớp......................SBD..................Phòng thi.............. I. ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: À ƠI TAY MẸ (Bình Nguyên) Bàn tay mẹ chắn mưa sa Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng. Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon À ơi này cái trăng tròn À ơi này cái trăng còn nằm nôi... Bàn tay mẹ thức một đời À ơi này cái mặt trời bé con... Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru. Ru cho mềm ngọn gió thu Ru cho tan đám sương mù lá cây Ru cho cái khuyết tròn đầy Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau. Bàn tay mang phép nhiệm mầu Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi. Ru cho sóng lặng bãi bồi Mưa không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu Ru cho đời nín cái đau À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình./. (Thơ, Tác giả - Tác phẩm được bình chọn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2023) Chọn một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài (3.5 điểm) Trang 3/2
  4. Câu 1. Thể thơ nào được sử dụng trong bài thơ trên? A. Thể thơ tự do B. Thể thơ bốn chữ C. Thể thơ lục bát D. Thể thơ năm chữ Câu 2. Các tiếng gieo vần với nhau trong khổ thơ sau là Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon À ơi này cái trăng tròn À ơi này cái trăng còn nằm nôi... A. dàng-vàng-ngon-tròn-còn. B. dàng-ngon-tròn-còn-nôi. C. dàng-vàng-ngon-tròn-nôi. D. dàng-trăng-trăng-tròn-còn. Câu 3. Từ nào không phải là từ láy trong các từ sau đây? A. Chắt chiu. B. Bãi bồi. C. Dãi dầu. D. Dịu dàng. Câu 4. Trong bài thơ, người con được gọi bằng những cụm từ: A. cái khuyết, cái thương cái nhớ, cái trăng. B. trăng vàng, trăng tròn, trăng khuyết, trăng đầy. C. cái trăng còn nằm nôi, mặt trời bé con. D. trăng vàng, trăng tròn, trăng, mặt trời bé con. Câu 5. Trong bài thơ, điệp từ “à ơi” có tác dụng gì? A. Cho thấy được sự hy sinh, vất vả của người mẹ. B. Khắc họa tình yêu thương bao la của người mẹ. C. Giúp bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng như lời ru. D. Thể hiện tình cảm của người con với mẹ của mình. Câu 6. Nội dung chính của bài thơ là A. khắc họa hình ảnh người mẹ vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh đến quên mình. B. nêu vai trò của lời ru đối với quá trình trưởng thành của cuộc đời mỗi con người. C. thể hiện sự đau đớn, xót thương của con trước tình yêu bao la, rộng lớn của mẹ. D. miêu tả cảnh thiên nhiên làng quê yên bình, thơ mộng với rất nhiều hình ảnh đẹp. Câu 7. Ý nào sau đây là nhận xét đúng về nghệ thuật của bài thơ trên? A. Sử dụng từ đồng âm, đa nghĩa, từ láy hợp lí. B. Sử dụng ngôn ngữ thơ khoa học, giọng thơ vui tươi. C. Sử dụng lời thơ trang trọng, chuẩn mực, nghiêm trang. D. Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng như lời hát ru. Trả lời các câu hỏi (2.5 điểm) Câu 8. Em hiểu như thế nào về hình ảnh “mưa, bão” trong hai câu thơ: Bàn tay mẹ chắn mưa sa Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng. Câu 9. Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về tình cảm của người mẹ dành cho con của mình? Câu 10. Từ hình ảnh người mẹ trong bài thơ trên, em đã làm những gì để thể hiện tình yêu thương, sự biết ơn đối với mẹ của mình (hình thức đoạn văn ngắn khoảng từ 5 đến 7 câu). II. VIẾT: (4.0 điểm) Trong cuộc sống, người thân, gia đình luôn dành cho em những điều tốt đẹp nhất. Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm sâu sắc của mình với người thân (ông, bà, cha, mẹ...) để thể hiện sự trân trọng những tình cảm ấy. --------HẾT-------- Trang 4/2
  5. UBND TP HỘI AN KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS Môn: NGỮ VĂN – Lớp 6 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 2 trang) 1. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sai sót nhỏ. - Điểm toàn bài tính đúng theo quy định. 2. Đáp án và thang điểm Phần Câu Tiêu chí đánh giá Điểm I.ĐỌC ĐỌC HIỂU 6.0 HIỂU 1 C 0.5 2 A 0.5 3 B 0.5 4 D 0.5 5 C 0.5 6 A 0.5 7 D 0.5 8 - Hình ảnh “mưa, bão”: + Hình ảnh ẩn dụ 0.5 + Chỉ những bão giông, khó khăn, vất vả trong cuộc đời 0.5 9 Cảm nhận về tình cảm của người mẹ dành cho con của mình 1.0 (HS nêu 2 cảm nhận phù hợp với nội dung bài thơ, diễn đạt rõ ràng thì ghi tối đa số điểm Nêu được 1 cảm nhận ghi ½ điểm tối đa. Không nêu được cảm nhận hoặc diễn đạt không rõ ràng thì không ghi điểm) Gợi ý: - Tình mẹ bao la, ấm áp và là thứ tình cảm thiêng liêng nhất - Mẹ hy sinh bản thân, dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho con - Dù qua bao nhiêu năm tháng, tình yêu của mẹ vẫn luôn bất diệt. 10 - Yêu cầu: 0.5 + Hình thức: đảm bảo hình thức đoạn văn ngắn (từ 5-7 dòng), có câu mở đoạn, kết đoạn. + Nội dung: Những việc em làm để thể hiện tình yêu thương, sự biết ơn đối với mẹ của mình. Trang 5/2
  6. *GV chấm cần chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý khi HS tạo lập đoạn văn. II.VIẾT VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: - Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo 0.5 một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0.25 - Kể lại một trải nghiệm với người thân c. Kể lại một trải nghiệm với người thân HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Được kể từ người kể chuyện ngôi kể thứ nhất - Giới thiệu được trải nghiệm gắn với người thân nào (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...) - Kể lại diễn biến trải nghiệm bao gồm: 2.5 + Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện + Các nhân vật có liên quan + Kể lại các sự việc đã xảy ra (mở đầu, diễn biến, kết thúc) + Nêu cảm xúc, suy nghĩ của người viết. d. Chính tả, ngữ pháp. 0.25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo: - Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, có cảm xúc; có sự sáng tạo 0.5 trong việc sử dụng các hình ảnh và sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ; ; sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt. Trang 6/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2