intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 – ĐỀ CHÍNH THỨC Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao dung/đơn TT năng (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) vị KT TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc 1 Thơ lục bát 4 3 1 1 1 10 hiểu Tỉ lệ % điểm 20 15 10 10 5 60 Kể lại một trải nghiệm 2 Viết 1 1 1 1 1 của bản thân. Tỷ lệ điểm từng loại câu 10 15 10 5 40 hỏi Tỷ lệ % điểm các mức độ nhận thức 30% 40% 20% 10% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 – ĐỀ CHÍNH THỨC Nội dung/Đơn TT Kĩ năng Mức độ đánh giá vị kiến thức 1 Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ. Thơ lục bát - Nhận biết cách gieo vần. Đọc hiểu - Nhận biết biện pháp tu từ. - Nhận biết hoàn cảnh. Thông hiểu: - Hiểu cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Hiểu chủ đề của bài thơ. - Hiểu ý nghĩa của câu thơ. - Hiểu liên hệ đến văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn. Vận dụng: Chỉ ra được các hình ảnh và nêu được tình cảm của tác giả thể hiện qua các hình ảnh đó. Vận dụng cao Biết vận dụng ngữ liệu trong bài thơ liên hệ bản thân về tình cảm gia đình. 2. Viết Nhận biết: Kể lại một trải Đúng yêu cầu kể về một trải nghiệm, ngôi kể. nghiệm của bản Thông hiểu: thân. Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản). Vận dụng: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn chi tiết đặc sắc, sinh động, sử dụng một số biện pháp tu từ đã học.
  3. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: NGỮ VĂN 6 Họ tên:………………………………… Năm học: 2023 – 2024 Lớp: 6/……… Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Con về thăm mẹ chiều đông Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà Mình con thơ thẩn vào ra Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi. Chum tương mẹ đã đậy rồi Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa Áo tơi qua buổi cày bừa Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm. Đàn gà mới nở vàng ươm Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành Bất ngờ rụng ở trên cành Trái na cuối vụ mẹ dành phần con Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn… Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày. ( Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương) 1. Trắc nghiệm khách quan (3.5 điểm): Hãy chọn đáp án đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Song thất lục bát. B. Ngũ ngôn. C. Lục bát. D. Lục bát biến thể. Câu 2. Trong hai câu thơ đầu những tiếng nào được gieo vần với nhau? A. đông - không. B. đông - nhà. C. đông - có. D. đông - khói. Câu 3. Câu thơ “Áo tơi qua buổi cày bừa”. Sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh. B. Hoán dụ. C. Ẩn dụ. D. Nhân hoá. Câu 4. Người con về thăm mẹ trong hoàn cảnh nào? A. Mùa thu. B. Chiều đông. C. Mùa đông. D. Chiều thu. Câu 5. Bài thơ trên thuộc chủ đề nào mà em đã học? A. Quê hương yêu dấu. B. Những nẻo đường xứ sở. C. Yêu thương và chia sẻ. D. Gõ cửa trái tim. Câu 6. Bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai? A. Người mẹ. B. Người con. C. Người bố. D. Người bà. Câu 7. Em hiểu gì về hai câu thơ cuối của bài thơ? A. Tình yêu thương của mẹ. B. Hoàn cảnh người con về thăm mẹ. C. Sự hi sinh, tần tảo của người mẹ. D. Lòng biết ơn của người con đối với mẹ.
  4. 2. Trắc nghiệm tự luận (2.5 điểm): Trả lời câu hỏi vào giấy bài làm. Câu 8. (1.0 điểm) Nội dung của bài thơ trên gợi cho em liên tưởng đến văn bản nào đã được học trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 ca ngợi tình mẫu tử? Nêu tác giả của bài thơ đó? Câu 9. (1.0 điểm) Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện được những tình cảm gì? Câu 10. (0.5 điểm) Qua bài thơ trên đã khơi gợi ở em tình cảm gì đối với cha mẹ (người nuôi dưỡng) của mình? II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Trong cuộc sống, những người thân yêu luôn dành cho em những điều tốt đẹp nhất. Em hãy kể lại một trải nghiệm sâu sắc của mình với người thân (ông, bà, cha, mẹ,...) để thể hiện sự trân trọng tình cảm ấy. Hết
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Thầy cô giáo dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lí Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: Nội dung ĐỌC - HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan: 3.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C A C B D B D Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Trắc nghiệm tự luận: 2.5 điểm Câu 8. (1.0 điểm) - Bài thơ: Mây và sóng. 0.5 - Tác giả: Ta – go. 0.5 Câu 9. (1.0 điểm) - Hình ảnh: Bếp chưa lên khói, chum tương, nón mê, áo tơi, người 0.5 rơm, đàn gà, cái nơm, trái na… HS chỉ cần nêu tên được 3 hình ảnh; nêu được 1 hoặc 2 hình ảnh ghi 0,25 điểm). Tác dụng: Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0.25 đ) Mức 3 (0.0 đ) HS nêu được các ý sau: Học sinh nêu được Trả lời nhưng - Đó là những hình ảnh tác dụng phù hợp không chính xác, đơn sơ, mộc mạc và rất nhưng chưa sâu sắc, hoặc không trả đỗi thân thương. diễn đạt chưa thật lời. - Tình yêu sâu đậm với rõ. gia đình và quê hương của mình. Câu 10. (0.5 điểm) Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0.25 đ) Mức 3 (0.0đ) - HS nêu được tình cảm của Học sinh nêu được tình Học sinh có nêu được mình với cha mẹ (người nuôi cảm của mình với cha tình cảm nhưng không dưỡng) khác nhau song phải mẹ (người nuôi dưỡng) liên quan đến nội dung phù hợp với yêu cầu của đề và nhưng diễn đạt chưa hoặc không nêu được ý chuẩn mực đạo đức, pháp luật. gọn, chưa rõ ý. nào. Gợi ý trong cuộc sống của chúng ta cần: - Biết ơn, vâng lời, lễ phép nói
  6. lời yêu thương. - Phụ giúp công việc nhà. - Sống tốt, không tham gia vào tệ nạn xã hội. - Chăm chỉ học hành… Phần II: LÀM VĂN (4.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. 1. Yêu cầu chung - Biết cách làm bài văn tự sự. - Bài văn có đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu cụ thể 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự. 0.5 - Mở bài: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm về người thân của em. - Thân bài: HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể phù hợp. - Giới thiệu được một trải nghiệm của em. - Ý nghĩa của chuyến trải nghiệm. - Kết bài: Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm. Hướng dẫn chấm: - Bài làm đảm bảo cấu trúc: 0.5 điểm. - Bài làm chưa đảm bảo cấu trúc: 0.0 điểm. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0.25 Kể lại một trải nghiệm về người thân của em. Hướng dẫn chấm: - Bài làm đảm bảo yêu cầu của đề: 0.25 điểm. - Bài làm chưa đảm bảo yêu cầu của đề: 0.0 điểm. c. Kể lại một trải nghiệm 2.5 1. Mở bài: Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em. 2. Thân bài: - Lý do xuất hiện trải nghiệm. - Diễn biến của trải nghiệm: +Thời gian, địa điểm diễn ra trải nghiệm. + Ngoại hình, tâm trạng: khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười… + Hành động, cử chỉ: trò chuyện, giúp đỡ… + Tình cảm, cảm xúc: yêu quý, trân trọng, biết ơn… 3. Kết bài: - Bài học nhận ra sau trải nghiệm. - Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm. Hướng dẫn chấm: - Bài làm có đầy đủ các phần a, b, c: 2.5 điểm. - Bài làm chưa đầy đủ các phần hoặc ý của mỗi phần chưa đảm bảo: 2.0 điểm- 1.75 điểm.
  7. - Bài làm còn chung chung, sơ sài: 0.25 điểm - 0.75 điểm. d. Sáng tạo: Bố cục rõ ràng, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. 0.5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.25 câu. Hướng dẫn chấm: Không ghi điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. ---------HẾT--------- NGƯỜI PHẢN BIỆN ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Kim Phương Trịnh Thị Hiền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2