intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Giang Biên, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Giang Biên, Long Biên" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Giang Biên, Long Biên

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 TRƯỜNG THCS GIANG BIÊN Năm học: 2024 – 2025 – Ngày kiểm tra: 26/12/2024 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề gồm 02 trang – Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra PHẦN ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc bài thơ sau: Ta yêu quê ta Yêu từng bờ ruộng, lối mòn, Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu. Yêu con sông mặt sóng xao, Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca. Yêu hàng ớt đã ra hoa Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông. Yêu sao tiếng mẹ ru nồng, Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm. (*Lê Anh Xuân, Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017, tr.94) * Lê Anh Xuân (1940-1968) là một nhà thơ - chiến sĩ. Ông đã hy sinh trong đợt tổng công kích đợt 2 Tết Mậu Thân năm 1968 tại mặt trận phía nam Sài Gòn. Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ghi lại chữ cái trước phương án trả lời đúng vào tờ giấy thi. Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ. B. Thơ năm chữ. C. Thơ lục bát. D. Thơ tự do. Câu 2. Trong hai dòng thơ sau, những tiếng nào được gieo vần với nhau? Yêu con sông mặt sóng xao, Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca. A. xao - rào. B. xao - rào - ca. C. xao - ca. D. sông - sóng. Câu 3. Dòng thơ nào sau đây gợi tả màu sắc cảnh vật quê hương? A. Yêu từng bờ ruộng, lối mòn. B. Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu. C. Yêu con sông mặt sóng xao. D. Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca. Câu 4. Trong bốn dòng thơ cuối, cảnh vật quê hương được hiện lên qua những hình ảnh nào? A. Hàng ớt, con thuyền, đám dưa, đám cà. B. Hàng ớt, cánh diều, đám dưa, đám cà. C. Hàng ớt, đám dưa, đám cà, nong dâu. D. Hàng ớt, đám dưa, đám cà, đám khoai. Câu 5. Từ “bông” trong dòng thơ “Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông” đồng âm với từ “bông” trong trường hợp nào dưới đây? A. Đám mây có màu trắng như bông. B. Những bông lúa đang uốn câu. C. Em có nhiều bông hoa điểm tốt. D. Em tặng mẹ một bông hồng nhung.
  2. Câu 6. Đâu là cụm động từ trong dòng thơ: “Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông”? A.Đám dưa, đám cà C.Đám dưa trổ nụ. B.Trổ nụ, trổ bông D.Đám cà trổ bông Câu 7. Nhận xét nào đúng nhất về ý nghĩa lời ru của mẹ qua hai dòng thơ sau: “Yêu sao tiếng mẹ ru nồng, Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm”. A.Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, bồi đắp tâm hồn con. B.Lời ru của mẹ động viên, khích lệ con nỗ lực học tập tốt. C.Lời ru của mẹ là khúc hát xua tan mệt mỏi trong lao động. D.Lời ru của mẹ gợi nhắc những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp. Câu 8. Dòng nào sau đây nhận xét đúng nhất về điều mà tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ? A. Yêu quê hương là yêu những âm thanh quen thuộc. B. Yêu quê hương là yêu cánh đồng, dòng sông tuổi nhỏ. C. Yêu quê hương là luôn nhớ da diết mỗi khi xa cách. D. Yêu quê hương là yêu tất cả những gì thân thuộc, gần gũi. Trả lời các câu hỏi. Câu 9. Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: Yêu hàng ớt đã ra hoa Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông. Yêu sao tiếng mẹ ru nồng, Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm. Câu 10. Từ việc đọc hiểu bài thơ và vốn trải nghiệm của bản thân, em thấy quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? Là một học sinh, em cần làm gì để góp phần xây dựng quê hương? PHẦN VIẾT (4.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn khoảng 13 đến 15 câu để thể hiện cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Ta yêu quê ta” của nhà thơ Lê Anh Xuân. ----Chúc các em làm tốt bài kiểm tra----
  3. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS GIANG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học: 2024 – 2025 – Ngày kiểm tra: 26/12/2024 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN ĐỌC HIỂU (6 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 C. Thơ lục bát. 0.25 2 A. xao - rào. 0.25 3 B. Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu. 0.25 4 C. Hàng ớt, đám dưa, đám cà, nong dâu. 0.25 5 A. Đám mây có màu trắng như bông. 0.25 6 B.Trổ nụ, trổ bông 0.25 7 A.Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, bồi đắp tâm hồn con. 0.25 8 D. Yêu quê hương là yêu tất cả những gì thân thuộc, gần gũi. 0.25 - Biện pháp tu từ điệp từ: “Yêu”. 0,5 (HS chỉ gọi tên phép điệp từ, không chỉ rõ từ thực hiện thì không cho điểm) - Tác dụng: 9 + Điệp từ cách quãng (yêu) đứng đầu mỗi câu lục (câu 6 tiếng), thể hiện tình 0.5 cảm, cảm xúc cụ thể với cảnh sắc, con người của quê hương. + Nhấn mạnh tình cảm yêu mến của tác giả dành cho những gì mộc mạc, gần 0.5 gũi nhưng lại gửi gắm biết bao niềm trân trọng, tự hào về quê hương. + Điệp từ góp phần tạo nên nhịp linh hoạt cho đoạn thơ lục bát, từ đó gây ấn 0.5 tượng với người đọc. -Ý nghĩa của quê hương đối với mỗi người: 1,0 HS có thể trình bày ý kiến cá nhân dựa trên những trải nghiệm của bản thân. GV cân nhắc cho điểm phù hợp. Gợi ý: - Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ 10 bền chặt. - Quê hương giáo dục chúng ta, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta để ta được trở thành một con người tốt, thành một công dân tốt. - Chúng ta cần phải nhớ đến, yêu quý, trân trọng và biết ơn quê hương của mình. - Hành động để góp phần xây dựng quê hương: 1.0 HS có thể trình bày ý kiến cá nhân dựa trên những trải nghiệm của bản thân. GV cân nhắc cho điểm phù hợp. Gợi ý: - Học tập tốt, rèn luyện đạo đức, kĩ năng để góp phần xây dựng quê hương. - Giữ gìn những nét đẹp, văn hoá truyền thống của quê hương. - Tham gia những hoạt động thiện nguyện phù hợp năng lực của mình.. - Lên án, phê phán, đấu tranh với những điều tiêu cực, những cái xấu xa.
  4. PHẦN VIẾT (4 điểm) a. Xác định đúng yêu cầu của đề về hình thức trình bày 0.25 - Đoạn văn thể hiện cảm xúc sau khi đọc bài thơ. - Độ dài từ 13-15 câu. b. Xác định đúng vấn đề: 0.25 Thể hiện cảm xúc sau khi đọc bài thơ “Ta yêu quê ta” của nhà thơ Lê Anh Xuân c. Viết được đoạn văn thể hiện cảm xúc đảm bảo các yêu cầu: 3,0 - Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ, tác giả. - Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài thơ “Ta yêu quê ta”: + Bài thơ đã khắc họa một bức tranh quê hương với hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, bình dị thân thuộc: bờ ruộng, con sông, … + Cuộc sống đồng quê được gợi lên sống động của qua những hình ảnh, âm thanh quen thuộc: bông gạo đỏ tươi, ngàn dâu xah biếc, tiếng mẹ ru, tiếng thoi đưa…. + Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của nhà thơ với vẻ đẹp quê hương. - Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ: + “Ta yêu quê ta” không chỉ là một bài thơ về thiên nhiên mà còn là một hành trình trở về với những kỷ niệm, cảm xúc quý giá của mỗi người. + Khơi gợi tình yêu quê hương đất nước. - Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ: Thể thơ lục bát,nhịp, vần, các biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ, nhân hoá… d. Diễn đạt: 0.25 Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện cảm nhận sâu sắc về bài thơ; có cách diễn đạt mới mẻ, lời văn trong sáng, giàu cảm xúc. BGH Tổ trưởng CM Người ra đề Hoàng Ngọc Mến Nguyễn Thị Bích Ngà Bùi Thị Thơm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2