intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên" được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Năm học 2024 – 2025 Môn: Ngữ Văn 6 ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 2 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 26/12/2024 PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (6 điểm) Đọc bài thơ sau: MẸ Lặng rồi cả tiếng con ve, Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu, Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh, SGK Tiếng Việt 2, tập 1, NXB Giáo dục, 2002) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Thơ tự do. B. Thơ 5 chữ. C. Thơ lục bát. D. Thơ thất ngôn. Câu 2. Theo em, cụm từ “ngủ giấc tròn” trong câu thơ “Đêm nay con ngủ giấc tròn” có nghĩa là gì? A. Con ngủ say, ngủ ngon giấc. B. Con ngủ và mơ thấy trái đất tròn. C. Con nằm ngủ trong chiếc nôi tròn. D. Con ngủ và cuộn tròn trong chăn. Câu 3. Cụm từ “những ngôi sao” thuộc loại cụm từ gì? A. Cụm tính từ. B. Cụm động từ. C. Cụm danh từ. D. Cụm chủ vị. Câu 4. Xác định cách ngắt nhịp của hai câu thơ sau: “Lặng rồi cả tiếng con ve, Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.”
  2. A. 2/2/2 và 2/2/4. B. 4/2 và 2/2/4. C. 2/2/2 và 2/4/2. D. 2/2/2 và 4/4. Câu 5. Hình ảnh nào dưới đây không được nhắc đến trong bài thơ trên? A. Con ve. B. Nắng oi. C. Mùa thu. D. Đi học. Câu 6. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào trong hai dòng thơ: “Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.” A. Liệt kê và ẩn dụ. B. Điệp ngữ và liệt kê. C. So sánh và nhân hóa. D. Điệp ngữ và ẩn dụ. Câu 7. Ý nào dưới đây thể hiện đúng nhất tình cảm của tác giả đối với mẹ của mình qua bài thơ? A. Nhớ thương về mẹ. B. Xót xa cho người mẹ. C. Tiếc thương mẹ. D. Yêu thương, biết ơn mẹ. Câu 8. Chủ đề của bài thơ trên là gì? A. Tình yêu quê hương. B. Tình phụ tử. C.Tình yêu thiên nhiên. D. Tình mẫu tử. Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” Câu 10. Qua văn bản, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? Từ đó, em hãy rút ra hai bài học cho bản thân. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ trên.
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2024 – 2025 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 2 Môn: Ngữ văn 6 Phần Câu Nội dung Điểm PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6 điểm) I 1 C 0.25 2 A 0.25 3 C 0.25 4 A 0.25 5 D 0.25 6 C 0.25 7 D 0.25 8 D 0.25 1 - Trong đoạn thơ 0.5 trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu 0.5 từ so sánh. + Hình ảnh so 0.5 sánh: “mẹ” - “ngọn gió” 0.5 - Tác dụng:
  4. + Nhấn mạnh vai trò quan trọng, sự thiêng liêng của người mẹ đối với cuộc sống mỗi người. + Qua đó, ta thấy được sự biết ơn, tình yêu của tác giả dành cho mẹ. 2 - HS đưa ra được 1.0 thông điệp mà tác giả gửi gắm qua bài thơ: Thể hiện tình yêu, sự trân trọng và biết ơn của 0.5 người con đối với 0.5 mẹ. - HS rút ra được 2 bài học cho bản thân. Gợi ý: + Cố gắng học tập, rèn luyện để cho mẹ được vui lòng. + Yêu thương, trân trọng và biết ơn mẹ. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) II a. Đảm bảo cấu 0.25 trúc đoạn văn b. Xác định đúng 0.25 yêu cầu của đề c. Trình bày cảm nhận về bài thơ HS có thể triển khai mạch bài 0.25 nhiều cách, nhưng 0.25 cần đảm bảo các 1.0
  5. yêu cầu sau: 1.0 - Giới thiệu khái quát được nội dung 0.5 chính của bài thơ. - Bộc lộ được cảm xúc chung, khái quát về toàn bộ bài thơ. - Bộc lộ được cảm xúc về nội dung của bài thơ. - Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố nghệ thuật đặc sắc của bài thơ (thể thơ, các biện pháp tu từ, từ ngữ, hình ảnh...) - Nêu được ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. d. Chính tả, ngữ 0.25 pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục 0.25 mạch lạc, lời văn giàu hình ảnh/ giàu cảm xúc. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Nguyễn Thị Sơn Hường Tô Thị Phương Dung Nguyễn Thị Thùy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2