TRƯỜNG THCS HỒNG PHƯƠNG Họ và Tên:.................................................. Lớp 7… SBD. ….. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ Văn 7 Thời gian:90 phút Năm học: 2017- 2018 PHẦN I: ( TRẮC NGHIỆM – 2,5 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đứng trước câu trả lời mà em cho đúng ? Câu 1: Câu văn sau có bao nhiêu từ láy ? “Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe ”. (Khánh Hoài) A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn. Câu 2: Từ “nhỏ nhắn”có nghĩa là gì ? A. Nhỏ bé, ít ỏi, gây ấn tượng mỏng manh, yếu ớt. B. Nhỏ bé, vụn vặt không đáng chú ý. C. Nhỏ và trông cân đối, dễ thương. D.(Nói năng, ăn uống) thong thả, chậm rãi với vẻ giữ gìn, từ tốn. Câu 3: Từ “mới mẻ” có nghĩa là gì ? A. Mới hoàn toàn, khác hẳn với những gì trước đó. B. Chưa từng thấy, chưa từng biết. C.Còn mới tinh, chưa hề dùng đến. D.Từ biểu thị sự việc xảy ra không lâu trước thời điểm nói. Câu 4: Trong các từ Hán Việt sau, từ nào là từ ghép đẳng lập ? A. Thi nhân B. Cường quốc C. Thủ môn D. Sơn hà. Câu 5:Văn bản “Cổng trường mở ra”của Lí Lan viết về nội dung gì? A. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường. B. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường. C. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. D. Tái hiện lại những tâm tư, tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con. Câu 6:Chủ đề của bài ca dao sau là gì? “Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”. A. Chủ đề về tình cảm gia đình. B. Chủ đề than than. C. Chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước, con người. D. Chủ đề châm biếm. Câu 7:Nhận xét nào đúng về nội dung của “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”(Ngữ văn 7, tập1) ? A. Thường thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên. B. Thường thể hiện những tình cảm của con người đối với gia đình. C. Thường thể hiện tình cảm giữa con người với con người. D. Thường nhắc đến tên núi, tên sông, địa danh, cảnh trí, lịch sử, văn hóa đồng thời gửi gắm những tình yêu và lòng tự hào của con người đối quê hương đất nước. Câu 8:Bài ca dao sau có ý nghĩa gì? “Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.” A.Nhắn nhủ anh em đoàn kết vì tình ruột thịt, vì mái ấm gia đình. B. Nhắc nhở về công ơn sinh thành của cha mẹ. C. Nhắn nhủ con cái phải biết báo hiếu với cha mẹ. D.Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng với cha mẹ. Câu 9:Bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải được sáng tác trong hoàn cảnh nào? A. Sau khi quân ta chống quân Mông - Nguyên lần 2 thắng lợi. B. Sau khi quân ta đại phá quân Thanh. C. Lúc Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. D. Sau khi quân ta chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt. Câu 10:Bài thơ“Sông núi nước Nam” đã nêu bật điều gì? A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được. B. Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa. C. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. D. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác. PHẦN II: ( TỰ LUẬN – 7,5 điểm ) Phát biểu cảm nghĩ của em về một thầy (cô )giáo để lại cho em nhiều kỉ niệm nhất. ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn : Ngữ Văn 7 Thời gian : 90 phút PHẦN I: ( TRẮC NGHIỆM – 2,5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B C A D D B D A C A PHẦN II: ( TỰ LUẬN – 7,5 điểm ) 1. Hình thức: - Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm về thầy (cô )giáo. Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. Đúng chính tả, ngữ pháp. Trình bày sáng rõ. - Phải biết cách lập ý cho bài văn biểu cảm. Biết quan sát, hồi tưởng, liên tưởng, tưởng tượng ra tình huống để hứa hẹn, ước mong. 2. Nội dung: - Có tình cảm chân thật, sâu sắc. Đó là tình yêu thương, lòng kính trọng, biết ơn, hay khâm phục đối với thầy (cô) giáo. 3. Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài: - Giới thiệu lí do khiến thầy (cô )giáo để lại cho em nhiều ấn tượng nhất. . b.Thân bài: - Hồi tưởng lại những kỉ niệm, ấn tượng của mình thầy (cô )giáo đó trong quá khứ. - Nêu sự gắn bó của mình với thầy (cô )giáo trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, trong vui chơi - Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm. sự quan tâm, lòng mong muốn… c. Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm của em với thầy (cô )giáo. 4. Biểu điểm: -Điểm 6 -7: dành cho bài viết có tình cảm chân thật, sâu sắc. Văn trong sáng, biết liên hệ, liên tưởng tốt.Mắc lỗi về diễn đạt, ngữ pháp không đáng kể. -Điểm 4- 5: Nắm phương pháp, biết cách lập ý. Bố cục rõ ràng. Thể hiện rõ tình cảm đối với đối tượng. Mắc lỗi về diễn đạt, ngữ pháp không đáng kể. -Điểm 2 - 3: Bài viết đúng phương pháp.Song ý chưa phong phú. Cách gợi cảm còn vụng. Văn còn mắc lỗi ngữ pháp, chính tả. -Điểm 0 - 1: Chưa thật nắm phương pháp, còn sa vào kể hoặc tả. Văn còn mắc lỗi ngữ pháp, chính tả nhiều. Bố cục chưa rõ ràng, ý chưa liền mạch.