intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường

Chia sẻ: Nguyễn Thị Triều | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

279
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường nhằm giúp các em củng cố lại nội dung đã học trong chương trình học kỳ 1 của bộ môn Ngữ Văn và phục vụ cho công tác giảng dạy, biên soạn đề thi của thầy cô. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây? A- Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động. B- Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất. C- Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát. D- Thường hay lặp lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ. Câu 2: Nhận xét sau đây đúng cho tác phẩm nào? “Bài thơ đã thể hiện tình cảm nhân ái, vị tha cao cả” A- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê B- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh C- Xa ngắm thác núi Lư D- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Câu 3: Trong những cụm từ sau, cụm từ nào không phải thành ngữ? A- Đầu bò đầu bướu B- Lo bò trắng răng C- Chú bò tìm bạn D- Kêu như bò giống Câu 4: Thể loại nào sau đây không thuộc văn biểu cảm? A- Kí sự B- Ca dao C- Thơ trữ tình D- Tùy bút II. Phần tự luận (8 điểm): Câu 5: Tại sao truyện ngắn viết về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy nhưng lại lấy nhan đề là “Cuộc chia tay của những con búp bê”? Câu 6: Các từ “chân” trong những ví dụ sau có phải là từ đồng âm không? Vì sao? a. Cái ghế này chân bị gãy rồi . b. Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi. c. Nam đá bóng nên bị đau chân. Câu 7: Vì sao khi sử dụng từ Hán Việt, chúng ta không nên lạm dụng? Câu 8: Đọc đoạn thơ sau: “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ.” (Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7, tập1) Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ? Câu 9: Đọc đoạn thơ sau: “...Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.” (Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan – Ngữ văn 7, Tập 1) Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên? PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm) Câu Đáp án Thang điểm 1 B 0,5 2 D 0,5 3 C 0,5 4 A 0,5 II. Phần tự luận:(8,0điểm) Câu Ý Câu chuyện viết về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy nhưng lại lấy nhan đề là “Cuộc chia tay của những con búp bê” vì: - Tác giả muốn tên truyện gợi ra sự tò mò, cuốn hút người đọc. - Búp bê cũng giống như hai anh em Thành và Thủy trong sáng, ngây thơ, vô tội... vậy mà phải chia tay nhau trong đau đớn. - Tác giả mượn chuyện những con búp bê phải chia tay nhau để nói lên một cách thấm thía nỗi đau xót và sự vô lí của cuộc chia tay, nhằm đưa ra thông điệp cho người đọc: Hãy giữ gìn và bảo vệ gia đình, đừng vì lí do gì mà làm tổn hại đến gia đình, nhất là những đứa trẻ. 5 1 6 2 7 1 8 2 9 Nội dung Không phải là từ đồng âm mà là từ nhiều nghĩa - Giải thích đúng: + Chân 1: chỉ bộ phận dưới cùng của ghế, dùng để đỡ các vật khác (chân bàn, chân ghế…). + Chân 2: chỉ bộ phận dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt nền (chân núi, chân tường …) + Chân 3: Chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người dùng để đi, đứng . Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ. Từ “vì” được điệp lại 4 lần. - Tác dụng: Điệp lại các từ “vì” để tác giả muốn nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ và bộc lộ được tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của người lính. * Về kĩ năng: Học sinh biết làm bài văn biểu cảm về đoạn thơ có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu… * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: Điểm 0,5 0,5 0.25 0.75 0.5 0,5 0,5 1 2 3 a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ Qua Đèo Ngang và vị trí của đoạn thơ. Nêu cảm nghĩ chung về đoạn thơ. b. Thân bài: (4đ) - Ở hai câu thơ đầu đoạn tác giả miêu tả âm thanh, nỗi niềm của con chim cuốc, chim da da trong bóng chiều. Bằng nghệ thuật đối, đảo, nhân hóa, chơi chữ nhà thơ đó gợi lên nỗi nhớ nước, thương nhà tha thiết, khắc khoải của người lữ khách đang xa nhà, xa quê, đó chính là tâm trạng xót xa của nhà thơ trước thực trạng của xã hội phong kiến đương thời. - Hai câu thơ cuối nhà thơ đang đối mặt với một thiên nhiên rộng lớn: trời, non, nước còn mình thì thật nhỏ bé. Sự đối lập ấy đó tô đậm thêm nỗi cô đơn của nhà thơ khi mà chỉ một mảnh tình riêng và ta với ta, mình đối diện với chính mình giữa không gian rộng lớn càng nổi bật sự cô đơn tuyệt đối của nhà thơ trong lúc này. - Bốn câu thơ nhà thơ vừa gián tiếp, vừa trực tiếp nói lên tâm trạng của mình trước cảnh tình quê hương. Qua đoạn thơ tác giả đó cho ta thấy được tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu lắng của mình. c. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, thái độ của mình với đoạn thơ, với tác giả. ------------------------------------Hết-------------------------- 0,5 1,5 1,5 0,5 0,5

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2