intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án (Lần 2) - Trường THCS Trần Cao Vân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án (Lần 2) - Trường THCS Trần Cao Vân" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án (Lần 2) - Trường THCS Trần Cao Vân

  1. TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN KIỂM TRA HỌC KỲ I, LẦN 2 NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦNI. ĐỌC HIỂU(5.0 điểm) Đọc đoạn tríchsauvàtrả lời các câu hỏi: Mùa thu, trời trong như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất. Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ. Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê. Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. ( Theo Nguyễn Trọng Tạo) Câu 1: (1đ) Chỉ ra câu văn nêu cảm nhận của tác giả về mùi hương trong đoạn văn trên? Câu 2:(1đ) Ghi lại 2 từ láy trong đoạn văn trên và cho biết nó thuộc loại từ láy nào? Câu 3: (1đ)Câu sau đây có sử dụng biện pháp tu từ gì, chỉ rõ? Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê. Câu 4:(1đ)Trình bày nội dung của đoạn văn trên. Câu 5 :(1đ) Em làm gì để thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về dòng sông (dãy núi, cánh đồng, vườn cây…) quê em. …………………………………Hết……………………………………………
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm ĐÁP ÁN ĐIỂM 5.0 Đọc hiểu Câu 1:Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. 1.0 văn bản Câu 2: đúng mỗi từ láy được 0.25đ (5.0 đ) 1.0 Đúng loại từ láy mỗi từ được 0,25đ Câu 3: -điệp ngữ: đuổi nhau mãi 1.0 Câu 4: nội dung: biểu cảm về mùa thu Câu 5: - Học sinh nêu được những việc làm thể hiện tình yêu thiên 1.0 nhiên, gợi ý: bảo vệ rừng, trồng cây xanh… * Lưu ý: HS trình bày theo cách khác nhưng đúng ý GV vẫn ghi điểm Tạo lập Phát biểu cảm nghĩ về một thầy(cô) giáo mà em yêu quí. văn bản (5.0 đ) 1. Yêu cầu chung: 0.5 - Biết cách làm bài văn biểu cảm; kết hợp được các yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn; thể hiện được tình cảm chân thực, trong sáng.
  3. - Bài văn có bố cục rõ ràng. Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm. Thân bài: thể hiện cảm xúc, ấn tượng về đối tượng biểu cảm. Kết bài: khái quát được những ấn tượng, cảm xúc về đối tượng biểu cảm. 2. Yêu cầu về kiến thức 4.5 a. Xác định đúng yêu cầu bài văn: Phát biểu cảm nghĩ về 0.5 dòng sông (dãy núi, cánh đồng, vườn cây…) quê em b. Triển khai nội dung biểu cảm: Học sinh có thể trình bày bài văn theo nhiều cách khác nhau; song cần đạt được các nội dung sau: 3.0 * Giới thiệu đối tượng biểu cảm(ai) và nêu được ấn tượng, cảm xúc ban đầu về đối tượng biểu cảm. * Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với đối tượng biểu cảm: Học sinh kết hợp biểu cảm với các yếu tố miêu tả, tự sự để làm rõ những nét tiêu biểu của đối tượng biểu cảm làm cho em yêu quý, nhớ thương như: - Dòng nước, thuyền, bờ bãi... gợi cho em cảm xúc - Khơi gợi những kỉ niệm sâu sắc cùng đối tượng. * Khái quát vai trò, ý nghĩa của đối tượng được biểu cảm. Khẳng định tình cảm đối với đối tượng biểu cảm. d. Sáng tạo:Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu 0.5 sắc về đối tượng biểu cảm. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: dùng từ, đặt câu đảm bảo các 0.5 quy tắc chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. DUYỆT CỦA TTCM GV RA ĐỀ Đặng Thị Kim Cúc Nguyễn Thị Ngọc Hòa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2