intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ

  1. PHÒNG GD ĐT TP TAM KỲ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2023– 2024 TRƯỜNG THCS LÊ LỢI MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ nhận thức Kĩ Nội dung/đơn Thông Vận V. dụng Nhận biết Tổng TT năng vị kĩ năng hiểu dụng cao (Số câu) (Số (Số (Số câu) câu) câu) TN TL TN TL TN TL TN TL Ngữ liệu (Ngoài sách giáo khoa) 1 Đọc Văn bản truyện ngắn, phù hợp 4 0 3 1 0 1 0 1 10 với nội dung chương trình học kỳ I, SGK Ngữ văn 7) Tỉ lệ % điểm 20 15 10 10 5 60 Kiểu bài: Văn biểu cảm. Viết bài văn 2 Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 biểu cảm về con người. Tỉ lệ % điểm 10 15 10 0 5 40 từng loại câu hỏi Tỉ lệ % điểm các 30 40 20 10 100 mức độ nhận thức II. BẢNG ĐẶC TẢ
  2. Nội dung/ Chương/ TT Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Chủ đề thức Nhận biết: - Nhận biết được: thể loại; tính cách và hành động nhân vật, phó từ. Thông hiểu: - Hiểu được tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn. - Nghĩa ẩn dụ của từ ngữ. 1 Đọc hiểu Truyện ngắn - Chức năng của trạng ngữ, tác dụng của biện pháp tu từ. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận qua nội dung, ý kiến của truyện ngắn. Vận dụng cao: - Rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Nhận biết: Nhận biết đúng kiểu bài văn biểu cảm. - Thông hiểu: Hiểu được những đặc điểm, hình ảnh, tính cách, những kỉ niệm về người thầy, cô có - Viết bài văn tác động đến tình cảm của bản thân. biểu - Vận dụng: Viết được bài văn biểu cảm về người 2 Viết cảm về người thầy, cô mà em yêu quý. Có bố cục rõ ràng, mạch thầy, cô mà lạc; tình cảm xúc động, chân thành. em yêu quý. - Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm về con người : thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người ; nêu được vai trò của người thầy, cô đối với bản thân.
  3. PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2023– 2024 TRƯỜNG THCS LÊ LỢI MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau: VẾT NỨT VÀ CON KIẾN Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn! (Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013) Câu 1 (0.5 điểm) Thể loại của văn bản trên? A. Tùy bút. B. Tản văn. C. Truyện ngắn. D. Truyện dài. Câu 2 (0.5 điểm) Dòng nào dưới đây, thể hiện đúng nhất về tính cách của con kiến? A. Nhút nhát, yếu đuối. B. Nóng vội nhưng dũng cảm. C. Kiên trì, sáng tạo. D. Rụt rè, ngại khó. Câu 3 (0.5 điểm) Trong câu: “Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.”, từ nào là phó từ? A. Lại. B. Đến. C. Kia. D. Tha. Câu 4 (0.5 điểm) Con kiến đã làm gì để vượt qua vết nứt? A. Đặt chiếc lá qua vết nứt sau đó bò lên chiếc lá. B. Tự mình đi qua vết nứt một cách dễ dàng. C. Lấy chiếc lá đặt trên lưng tha qua vết nứt. D. Nhờ đồng đội bắc cầu để đi qua vết nứt. Câu 5 (0.5 điểm) Trạng ngữ trong câu: “Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng.”có chức năng gì? A. Chỉ thời gian. B. Chỉ mục đích. C. Chỉ phương tiện. D. Chỉ nơi chốn.
  4. Câu 6 (0.5 điểm) Hành động “dừng lại giây lát” của con kiến trong văn bản thể hiện tâm trạng như thế nào? A. Hoảng sợ, lo lắng khi gặp vết nứt. B. Bình tĩnh, tìm cách vượt qua vết nứt. C. Chán nản, định bỏ cuộc. D. Buồn vì không có bạn đi cùng. Câu 7 (0.5 điểm) Hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.” A. Miêu tả hình ảnh con kiến bé nhỏ, trong khi đó chiếc lá to hơn nó gấp nhiều lần. B. Để làm tăng sự sinh động, sự bất ngờ cho câu chuyện của con kiến. C. Tăng sức gợi hình, nhấn mạnh chú kiến tuy nhỏ nhưng có thể vác những vật nặng. D. Thể hiện sự thật trong cuộc sống chiếc lá to hơn con kiến gấp nhiều lần. Câu 8 (1.0 điểm) Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt” là gì? Câu 9 (1.0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến của tác giả: “những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn” không? Vì sao? Câu 10 (0.5 điểm) Trong cuộc sống khi đứng trước những khó khăn, thử thách em thường làm gì? II. VIẾT: (4.0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về thầy, cô giáo mà em yêu mến. ------------------------------------HẾT------------------------------ - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh…………………………………………..;số báo danh…………
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 I. HƯỚNG DẪN CHUNG: Giáo viên dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Phần I: Nội dung ĐỌC HIỂU (6.0điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan: (3,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C C A A D B C Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Trắc nghiệm tự luận: (2,5 điểm) Câu 8: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.75 – 0.25 đ) Mức 3 (0đ) HS chỉ ra nghĩa ẩn dụ, HS trả lời sai hoặc Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nhưng còn thiếu, trả lời không trả lời. nứt” trong câu chuyện trên là vết còn chưa rõ ràng. nứt tương trưng cho khó khăn, những trở ngại, chông gai mà bạn sẽ gặp và phải đối diện với nó trong cuộc sống.
  6. Câu 9: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.75 đ – 0.25đ) Mức 3 (0đ) Em đồng ý với ý kiến trên. Vì - Học sinh có đưa ra ý kiến Trả lời không đúng cuộc sống luôn có nhiều điều , có lí giải nhưng chưa rõ yêu cầu của đề bài khó khăn, thử thách. Điều ràng hoặc bị thiếu ý. hoặc không trả lời. quan trọng là thái độ, sự nổ Học sinh có đưa ý kiến lực trước khó khăn đó, là nhưng giải thích không những bài học, hành trang cho hợp lý. ngày mai tươi sáng hơn. Hướng dẫn chấm: Học sinh nêu được nội dung, tình cảm phù hợp, diễn đạt gọn rõ: 1.0 điểm. Học sinh nêu được nội dung, tình cảm phù hợp, nhưng diễn đạt chưa gọn rõ: 0.75 điểm – 0.5 điểm Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0.0 điểm. Câu 10: (0.5 điểm) Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0.25 đ) Mức 3 (0đ) Gợi ý:HS có thể rút ra nhiều bài HS chỉ ra những bài học HS trả lời sai hoặc học khác nhau, sau đây là gợi ý: nhưng trả lời còn chưa rõ không trả lời. + Trước bất cứ điều gì trong ràng. cuộc sống thường ngày, phải kiên trì, nhẫn nại, đối mặt với thử thách, không nên chỉ mới gặp trở ngại đã vội vàng bỏ cuộc. + Phải biết biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành cơ hội, thành kinh nghiệm, thành hành trang quý giá cho ngày mai. Phần II: VIẾT (4.0 điểm) II VIẾT 4.0
  7. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo 0.25 một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về một người em 0.25 yêu quý. c. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Mở bài: + Giới thiệu được đối tượng biểu cảm và ấn tượng của 3.0 em. + Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về đối tượng - Thân bài: +Trình bày tình cảm , suy nghĩ về đặc điểm nổi bật của thầy, cô giáo mà em yêu quý. + Nêu ấn tượng về người thầy, cô - Kết bài: + Khẳng định lại những tình cảm, cảm xúc với đối tượng biểu cảm. d. Chính tả, ngữ pháp: 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt e. Sáng tạo: Bố cục rõ ràng, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc 0.25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2