intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quý Đôn, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quý Đôn, Tiên Phước” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quý Đôn, Tiên Phước

  1. PHÒNG GDĐT TIÊN PHƯỚC TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2023 – 2024 Thời gian làm bài: 90 phút Mức độ Tổng nhận Nội thức dung TT Kĩ Nhậ Thô Vận Vận /đơn năng n ng dụng dụng vị kĩ biết hiểu (Số cao năng (Số (Số câu) (Số câu) câu) câu) TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Truyện ngắn Số 4 0 3 1 0 1 0 1 10 câu Tỉ lệ 1 20 0 15 10 0 10 0 5 60 % điểm Biểu cảm Viết về con người 2 Số 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 câu Tỉ lệ 10 15 10 5 40 % điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  2. PHÒNG GDĐT TIÊN PHƯỚC TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN BẢNG ĐẶC TẢ CUỐI KỲ I MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2023-2024 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương dung/Đơ Mức độ Thông Vận TT / Nhận Vận n vị kiến đánh giá hiểu dụng Chủ đề biết dụng thức cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận 4 TN 1 TL ngắn biết: 1TL - Nhận 3 TN biết được 1TL phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ ,thành phần trạng ngữ, đề tài, chủ đề. Thông hiểu: - Hiểu đươc tình cảm, cảm xúc được thể hiện qua câu văn. -Hiểu được ý nghĩa đoạn ngữ liệu. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa nhan đề. - Hiểu nội dung, thông
  3. điệp của văn bản. Vận dụng: - Trình bày được 1 vấn đề liên quan đến văn bản. Vận dụng cao: liên hệ được với bản thân. 2 Viết Biểu cảm Nhận về con biết: người Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết được bài văn Biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng,
  4. mạch lạc ; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người mẹ kính yêu của mình. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về người thân yêu của mình. Tổng 4 TN 3TN 1 TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 20+ 25+15* 10+10* 5+5* 10* Tỉ lệ chung 70 30
  5. PHÒNG GDĐT TIÊN PHƯỚC TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ THI CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN 7 (Thời gian 90 phút không kể giao đề) I. ĐỌC HIỂU. (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau: Câu 1: Cho biết đoạn ngữ liệu trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2: Tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh nào? A. Dòng sông B. Cánh diều C. Cánh đồng D. Cánh cò Câu 3: Trong câu“Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Điệp ngữ. Câu 4: Trong các câu sau, câu nào có chứa trạng ngữ? A.Cánh diều mềm mại như cánh bướm. B. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. C. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. D. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Thông qua “Cánh diều tuổi thơ”, tác giả Tạ Duy Anh muốn nói đến …………….. sống của con người như những cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, nỗ lực chiến đấu cho cuộc đời. A. Khát vọng B. Nghị lực C. Niềm vui D. Sức mạnh Câu 6: Câu "Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên xanh..." cho thấy tâm hồn đứa trẻ như thế nào?
  6. A. Trẻ em sẽ có tâm hồn yếu đuối. B. Trẻ em hay dễ ảo tưởng. C. Trẻ em thấy bản thân luôn nhỏ bé. D. Trẻ em có tâm hồn mộng mơ. Câu 7: Nhan đề văn bản nêu lên nội dung gì? A. Nêu vấn đề cần phải giữ gìn trò chơi dân gian B. Nêu lên tình cảm gia đình đối với tuổi thơ C. Nêu hình ảnh xuyên suốt văn bản D. Nêu lên ước mơ của con người lúc tuổi thơ. Trả lời các câu hỏi sau: Câu 8: Từ nội dung đoạn trích, theo em tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều ? (1.0đ) Câu 9: Em có đồng ý với ý kiến sau không: “Cánh diều có thể khơi dậy niềm vui sướng và ước mơ của tuổi thơ”? Hãy nêu vai trò của ước mơ trong đời sống con người. (1.0đ) Câu 10: Thay vì khát vọng và chờ đợi, em sẽ làm gì để biến ước mơ của em thành hiện thực? (0.5đ) II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về một người thân trong gia đình em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ...).
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 NĂM HỌC: 2023-2024 Phầ Câ Nội dung Điể n u m I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 Tác giả muốn nói những điều qua hình ảnh cánh diều là: 1.0 + Cánh diều tuổi thơ với bao kỉ niệm, kí ức tươi đẹp sẽ theo tác giả đến suốt cuộc đời. + Mặt khác, thông qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói đến khát vọng của cuộc sống - Đúng một ý được 0.5đ 9 - HS có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình, nhưng phải lí 1.0 giải hợp lí. (GV linh hoạt trong quá trình chấm điểm) - Vai trò của ước mơ: (HS trình bày ngắn gọn theo ý). + Ước mơ tạo cho con người niềm say mê và thích thú theo đuổi công việc của mình. + Là mục tiêu phấn đấu để không bao giờ cảm thấy nhàm chán. + Ước mơ khiến con người trở nên vĩ đại hơn bởi vì nó được xây dựng bởi lí tưởng và tâm hồn của những con người biết khát khao, biết cố gắng . ( Nêu được ít nhất 2 ý trên ghi 1.0 điểm, được 1 ý ghi 0.5 điểm) 10 - HS phải đặt ra mục tiêu, học tập tốt, cố gắng thực hiện ước mơ 0,5 của mình dù có trở ngại cũng không được từ bỏ. - HS trả lời được 1-2 ý trên thì ghi 0,25đ
  8. - GV linh hoạt trong quá trình chấm điểm. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài giới thiệu đối 0,5 tượng, thân bài biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng, kết bài khẳng định lại tình cảm về đối tượng. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về người thân 0,25 c. Triển khai vấn đề 2,5 - HS biểu cảm bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu đối tượng, - Biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng: + Ngoại hình. + Tính cách. + Một số kỉ niệm mà em nhớ + Vai trò của người thân. - Khẳng định tình cảm của bản thân với đối tượng: d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Có những cách diễn đạt lôi cuốn, hấp dẫn, sáng tạo. PHÒNG GDĐT TIÊN PHƯỚC TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ THI CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN 7 ĐỀ DÀNH CHO HSKT (Thời gian 90 phút không kể giao đề)
  9. I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau: Câu 1: Cho biết đoạn ngữ liệu trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2: Tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh nào? E. Dòng sông B. Cánh diều D. Cánh đồng D. Cánh cò Câu 3: Trong câu“Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Điệp ngữ. Câu 4: Trong các câu sau, câu nào có chứa trạng ngữ? A.Cánh diều mềm mại như cánh bướm. B.Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. F. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. G. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Thông qua “Cánh diều tuổi thơ”, tác giả Tạ Duy Anh muốn nói đến …………….. sống của con người như những cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, nỗ lực chiến đấu cho cuộc đời. A. Khát vọng B. Nghị lực C. Niềm vui D. Sức mạnh Câu 6: Câu "Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên xanh..." cho thấy tâm hồn đứa trẻ như thế nào? A.Trẻ em sẽ có tâm hồn yếu đuối. B.Trẻ em hay dễ ảo tưởng.
  10. C.Trẻ em thấy bản thân luôn nhỏ bé. D.Trẻ em có tâm hồn mộng mơ. Câu 7: Nhan đề văn bản nêu lên nội dung gì? A.Nêu vấn đề cần phải giữ gìn trò chơi dân gian B.Nêu lên tình cảm gia đình đối với tuổi thơ C.Nêu hình ảnh xuyên suốt văn bản D.Nêu lên ước mơ của con người lúc tuổi thơ. II. VIẾT (5.0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về người người thân trong gia đình em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ...). HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Đề dành cho HSKT) MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 NĂM HỌC: 2023-2024
  11. Phầ Câ Nội dung Điể n u m I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 A 1,0 6 D 1,0 7 D 1,0 II VIẾT 5,0 b. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài giới thiệu đối 0,5 tượng, thân bài biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng, kết bài khẳng định lại tình cảm về đối tượng. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về người thân 0,5 c. Triển khai vấn đề 3 HS biểu cảm bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu đối tượng, - Biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng: + Ngoại hình. + Tính cách. + Một số kỉ niệm mà em nhớ + Vai trò của người thân. - Khẳng định tình cảm của bản thân với đối tượng: d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Có những cách diễn đạt lôi cuốn, hấp dẫn, sáng tạo. ( Đối với phần II (viết) HS nêu được 2/3 số ý trong phần c sẽ được điểm tối đa(3 điểm) DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN NHÓM BỘ MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2