Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Long Tuyền, Bình Thủy
lượt xem 1
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Long Tuyền, Bình Thủy" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Long Tuyền, Bình Thủy
- UBND QUẬN BÌNH THỦY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LONG TUYỀN MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 Năm học: 2023-2024 A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I (từ tuần 1 đến tuần 16) môn Ngữ văn lớp 7, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận. B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Cách tổ chức kỉểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận trong 90 phút. C. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 7, học kì I (từ tuần 1 đến tuần 16). - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận và bảng đặc tả đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận và bảng đặc tả. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ Vận dụng % dung/đơ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TT năn cao điểm n vị kiến g TNK T TNK T TNK T TNK T thức Q L Q L Q L Q L Đọc Truyện 1 hiểu ngắn 3 0 5 0 0 2 0 60 Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 2 Tổng 20 5 20 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ (%) 25 35 30 10 100 Tỉ lệ chung 60% 40% 100%
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/ Chương/ TT Đơn vị Mức độ đánh giá Vận Chủ đề Nhận Thông Vận kiến thức dụng biết hiểu dụng cao 1. Đọc hiểu Truyện Nhận biết: 3TN 5TN 2TL ngắn - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. (C1) - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. (C2) - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). (C3) Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. (C7) - Nêu được tác dụng của
- việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. (C4; C8) - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. (C5; C6) Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. (C9; C10) 2 Viết Viết bài Nhận biết: 1TL* văn biểu Thông hiểu: cảm về Vận dụng: người Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm
- về người thân Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 30% 50% 20% 40% Tỉ lệ chung (%) 60% 40% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh. (Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán) Câu 1. Xác định nội dung chính của đoạn trích trên. A. Miêu tả đôi bàn chân của bố, thể hiện được tình yêu thương, biết ơn của tác giả đối với người bố B. Miêu tả đôi bàn chân nhiều khiếm khuyết của bố C. Miêu tả công việc ngâm chân hằng đêm của bố D. Bộc lộ cảm xúc của tác giả về người bố Câu 2. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích. A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất số ít D. Ngôi thứ ba số nhiều
- Câu 3. Trong đoạn: “Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân.” Có mấy phó từ? A. 1 phó từ B. 2 phó từ C. 3 phó từ D. 4 phó từ Câu 4. Đặc điểm nổi bật ở bố được người kể tập trung miêu tả, bày tỏ tình cảm, cảm xúc là? A. Đôi bàn chân B. Gan bàn chân C. Mu bàn chân D. Những ngón chân Câu 5. Các từ: “khum khum , xám xịt , lỗ rỗ, lấm tấm” có tác dụng gì? A. Liên kết các đoạn văn với nhau B. Tăng sức gợi hình, gợi cảm thể hiện những khổ cực, vất vả của người cha C. Là những từ láy trong đoạn văn D. Là những từ nhiều nghĩa trong đoạn văn Câu 6. Thành ngữ: “dầm sương dãi nắng” có nghĩa là gì? A. Công việc phải làm ngoài nắng và sương B. Chỉ sự vất vả, gian lao trong cuộc sống C. Chỉ sự cứng rắn trong cuộc sống D. Chỉ sự trắc trở trong cuộc sống Câu 7. Đoạn văn trên đã thể hiện tình cảm gì của người viết đối với người bố của mình? A. Yêu thương, trân trọng, biết ơn bố – người đã hi sinh thầm lặng cả cuộc đời cho gia đình B. Trân trọng những tình cảm mà bố đã dành cho gia đình C. Thương đôi bàn chân vất vả của bố đã dãi nắng dầm sương lo lắng cho gia đình D. Lo lắng đôi bàn chân bị bệnh của bố, thấu cảm trước những vất vả của bố Câu 8. Người bố hiện lên với những phẩm chất gì? A. Sẵn sàng chịu đựng những gian khổ, vất vả B. Sẵn sàng hy sinh bản thân C. Thực hiện công việc bằng đam mê D. Lạm dụng rượu ngâm chân hằng đêm Câu 9. Em hãy trình bày những suy nghĩ của em về hình ảnh người bố hiện lên qua đoạn trích trên. (Học sinh trình bày bằng hình thức đoạn văn ngắn từ 3-5 dòng) Câu 10. Em hãy viết đoạn văn khoảng 3-5 dòng kể về tình cảm, việc làm của bố đối với em.
- II. VIẾT (4,0 điểm) Hãy viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về người thân yêu nhất trong gia đình HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 A 0,5 5 B 0,5 6 B 0,5 7 A 0,5 8 A 0,5 9 * HS trình bày được suy nghĩ của bản thân về người bố 1,0 trong đoạn trích: + Người không quản vất vả, khó nhọc vì công việc mưu sinh để lo cho cuộc sống gia đình + Người hi sinh lặng thầm không cần đền đáp … 10 * HS trình bày những tình cảm và việc làm của bố dành cho 1,0 mình: + Người đem đến cho em nhiều điều thú vị trong cuộc sống + Người yêu thương, quan tâm, chăm sóc + Dành thời gian dạy học, lo lắng khi em ốm + Em sẽ luôn kính trọng, biết ơn bố …. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm về người. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn nêu cảm nghĩ về một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
- c. Triển khai nội dung biểu cảm. - Vai trò của gia đình (nếu đối tượng biểu cảm là cha mẹ, anh chị...) đối với mỗi người. - Giới thiệu về người thân mà em yêu quý: Người đó là ai? - Khái quát những tình cảm mà em dành cho người thân đó: yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ,... (ông bà, cha mẹ,...) / yêu mên, cảm phục (anh chị, bạn bè,...) - Biểu cảm về những nét ấn tượng nhất của ngoại hình người thân đó: yêu mái tóc mẹ dài và đen, thương dáng mẹ gầy guộc tảo tần, thương đôi tay mẹ xương xương, rám nắng,..../ thương mái tóc cha đã điểm bạc, yêu dáng vẻ mạnh mẽ, rắn rỏi của cha,... (kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp). - Biểu cảm về những tính cách của người thân (nêu lên những tình cảm, cảm xúc đối với những đặc điểm tính cách của người thân). Chẳng hạn, kỉ niệm về một lần mắc lỗi được mẹ bảo ban, nhắc nhở / được cha động viên về một thành công trong học tập. - Biểu cảm về ảnh hưởng của người đó tới cuộc sống của em và những thành viên khác trong gia đình. - Những cảm xúc về tình mẫu tử / tình phụ tử,... và khẳng định tình yêu, lòng quý trọng, sự tôn kính,... đối với người thân của mình. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, bài 0,25 viết lôi cuốn, hấp dẫn. Tổng cộng 10,0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 639 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 249 | 28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 461 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 355 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 519 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 319 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 377 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 225 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 282 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 228 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 205 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 131 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 158 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn