intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Tam Kỳ” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Tam Kỳ

  1. PHÒNG GDĐT TP TAM KỲ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT Năm học: 2023-2024 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian :90 phút (không kể thời gian giao đề) MA TRẬN ĐỀ Mức độ nhậ TT Kĩ Nội n Tổng năng dung/ thức đơn vị N Thô Vận V. kĩ h ng dụng dụng năng ậ hiểu (Số cao n (Số câu) (Số b câu) câu) iế t (Số câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Ngữ liệu 4 0 3 1 0 1 0 1 1 ( Ngoài sách giáo khoa) Văn bản phù hợp với nội dung chương trình học kỳ I, SGK Ngữ văn 7) Tỉ 20 15 10 10 05 60 lệ % điể m 2 Viết Kiểu bài: Văn biểu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1
  2. cảm về con người T 10 15 10 0 5 4 ỉ l ệ % Tổng 3 4 2 10 10 0 0 0 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 10 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7- THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Chương Nội TT / dung/Đơn vị Mức độ đánh giá Chủ đề kiến thức 1 Đọc Truyện Nhận biết: hiểu - Xác định ngôi kể - Nhận biết được đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận biết được phó từ. - Nhận biết được ý nghĩa của từ Hán Việt trong truyện. Thông hiểu: - Hiểu biện pháp tu từ. - Hiểu được hành động của nhân vật qua lời của người kể chuyện. - Hiểu được tính cách của nhân vật trong truyện. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý
  3. nghĩa của câu chuyện. - Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình với nhân vật trong truyện 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: biểu cảm - Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản. nghĩ về con Thông hiểu: người. - Xác định được cách thức trình bày bố cục đoạn văn. - Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, … Vận dụng cao: Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG Năm học: 2023-2024 KIỆT Môn : Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ( Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: CHIẾC BÌNH NỨT “Một người gùi nước ở Ấn Độ có hai cái bình gốm lớn, mỗi cái được cột vào đầu một đòn gánh để anh ta gánh về nhà. Một trong hai cái bình còn rất tốt và không bị rò rỉ chỗ nào cả. Cái còn lại có một vết nứt nên sau quãng đường dài đi bộ về nhà, nước bên trong chỉ còn lại có một nửa. Suốt hai năm trời anh ta vẫn sử dụng hai cái bình gùi nước đó, mặc dù lượng nước mà anh ta mang về nhà không còn nguyên vẹn. Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ
  4. vẻ hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, trong khi cái bình nứt vô cùng xấu hổ và có cảm giác thất bại. Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước: "Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông. Suốt hai năm qua, do vết nứt của tôi mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà, ông đã làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi". Người gùi nước nói với cái bình nứt: "Khi chúng ta trên đường về nhà, ta muốn ngươi chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường". Quả thật, cái bình nứt đã nhìn thấy những bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng mặt trời ấm áp trên đường về nhà và điều này khuyến khích được nó đôi chút. Nhưng khi đến cuối đường mòn, nó vẫn cảm thấy rất tệ bởi nước đã chảy ra rất nhiều, một lần nữa nó lại xin lỗi người gùi nước. Người gùi nước liền nói: "Ngươi có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên vệ đường, chỉ phía bên ngươi không? Thật ra, ta đã biết về vết nứt của ngươi, ta đã gieo một số hạt hoa ở vệ đường phía bên ngươi, và mỗi ngày khi ta gùi nước về nhà, ta đã tưới chúng bằng nước từ chỗ rò rỉ của ngươi. Hai năm qua, ta có thể hái những bông hoa tươi tắn ấy về nhà. Không có vết nứt của ngươi, ta đã không có những bông hoa để làm đẹp cho ngôi nhà của mình". (Nguồn Internet. https://www.songhaysongdep.com) 1. Trắc nghiệm khách quan: (3,5 đ) Khoanh tròn câu trả lời đúng: Câu 1. (0.5 điểm) Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy ? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ nhất, số nhiều C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp nhiều ngôi kể Câu 2 (0.5 điểm) Truyện Chiếc bình nứt được kể bằng lời kể của ai? A. Lời của cái bình nứt. B. Lời của cái bình lành. C. Lời của người gánh nước. D. Lời của người dẫn chuyện. Câu 3 (0.5 điểm) Em hãy xác định phó từ có trong câu văn sau: “Thật ra, ta đã biết về vết nứt của ngươi,…” A. ta B. đã. C. biết D. của Câu 4 (0.5 điểm) Từ “hoàn hảo” trong câu: “Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, trong khi cái bình nứt vô cùng xấu hổ và có cảm giác thất bại” có nghĩa là gì? A. Trọn vẹn, tốt đẹp hoàn toàn. B. Tốt đẹp, không có sai sót. C. Không có khuyết điểm. D. Tự hào quá mức về bản thân. Câu 5 (0.5 điểm) Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước: "Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông. Suốt hai năm qua, do vết nứt của tôi mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà, ông đã làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi". Đoạn văn này, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Ẩn dụ B. So sánh. C. Nói giảm nói tránh. D. Nhân hoá. Câu 6 (0.5 điểm) Vì sao chiếc bình nứt cảm thấy xấu hổ và thất bại ? A. Vì chiếc bình nứt ganh tỵ với chiếc bình tốt B. Vì lượng nước mang về nhà cho chủ không còn nguyên vẹn C. Vì cảm thấy mình thua kém so với chiếc bình tốt D. Vì nước mình mang về bị tưới hết vào những bông hoa
  5. Câu 7 (0.5 điểm) Tại sao người nông dân không vứt chiếc bình nứt đi? A. Vì chiếc bình là kỉ vật quý giá của người nông dân. B. Vì người nông dân biết nhận ra giá trị của chiếc bình nứt. C. Vì chiếc bình nứt đã xin lỗi người nông dân. D. Vì người nông dân chưa có chiếc bình khác để thay thế. 2. Trắc nghiệm tự luận: (2,5 điểm) Câu 8 (1.0 điểm) Cách ứng xử của người nông dân cho ta thấy ông là người như thế nào? Câu 9 (1.0 điểm) “Suốt hai năm trời anh ta vẫn sử dụng hai cái bình gùi nước đó, mặc dù lượng nước mà anh ta mang về nhà không còn nguyên vẹn. Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, trong khi cái bình nứt vô cùng xấu hổ và có cảm giác thất bại .” Em có đồng tình với suy nghĩ của chiếc bình nứt trong đoạn văn hay không ? Vì sao ? Câu 10 (0.5 điểm) Từ nội dung câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? II. VIẾT: (4.0 điểm) Viết bài văn trình bày cảm xúc về người thầy (cô) mà em yêu quý. ----- Hết ---- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn lớp 7 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C D B A D B B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận: (2,5 điểm) Câu 8: (1.0 điểm)
  6. Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh nêu được: Bao - Học sinh nêu được một - HS trả lời sai hoặc dung, nhân hậu, sâu sắc… ý, còn chưa rõ vấn đề không trả lời. Câu 9 (1.0 điểm) Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0,25đ) -HS nêu được ý kiến (đồng - HS chỉ trả lời ý kiến - HS trả lời ý kiến nhưng tình hoặc không đồng tình) nhưng chưa lí giải rõ không lí giải - Đưa ra được sự lí giải của bản ràng thân (HS có thể đưa ra nhiều cách lí giải khác nhau. GV linh hoạt trong cách chấm) . Câu 10: (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh nêu được: Cách ứng - Học sinh nêu chung - HS trả lời sai hoặc xử bao dung, biết chấp nhận chung, không làm rõ vấn không trả lời. điểm yếu của người khác trong đề. cuộc sống... Phần II: VIẾT (4 điểm) Nội dung Điểm 1. Yêu cầu chung: 0,5 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn - Học sinh phải biết kết hợp kiến thức, kĩ năng về dạng bài viết biểu cảm về con người. - Văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp... b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0,25 Biểu cảm về người thầy hoặc cô 2. Yêu cầu cụ thể: Viết bài: Học sinh có thể viết theo nhiều các khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau: Mở bài:
  7. + Giới thiệu được người thầy (cô) mà em yêu quý 0,5 + Tình cảm, ấn tượng của em về thầy (cô) Thân bài: 1,5 - Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về thầy (cô): Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt; công việc, tính tình, phẩm chất… - Hình ảnh người thầy (cô) trong nhà trường. - Tình cảm của thầy (cô) đối với những người xung quanh - Với riêng em, gợi lại những kỉ niệm của em với thầy (cô) đó. +Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với thầy ( cô) Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho thầy, cô giáo. 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo 0,5 - Có sáng tạo trong dùng từ và diễn đạt. Người ra đề Người duyệt đề Nguyễn Ngọc Minh Trúc Trần Thị Gái
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2