intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mỹ An, Mang Thít

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mỹ An, Mang Thít" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mỹ An, Mang Thít

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Nội Tổng Kĩ T dung/đơ % năn Mức độ nhận thức T n vị kiến điểm g thức Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao TNK T TNK T TNK T TNK T Q L Q L Q L Q L 1 Đọc Truyện hiểu ngụ ngôn 5 0 3 0 0 2 0 60 2 Viết -Biểu cảm về con 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 người và sự việc Tổng 25 5 15 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Số câu hỏi theo mức độ nhận Chương Nội dung/ thức TT / Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Thông Vận Nhận Vận Chủ đề thức hiểu dụng biết dụng cao 1 Đọc - Truyện ngụ Nhận biết: 5 TN 2TL hiểu ngôn - Nhận biết được đề tài, chi tiết 3TN - Thơ tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện. - Thơ bốn chữ, năm chữ. - Xác định được dấu chấm lửng, thuật ngữ, phó từ, ngôn ngữ các vùng miền, yếu tố Hán
  2. Việt, biện pháp tu từ, mạch lạc trong văn bản. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Xác định số câu, chữ, vần, nhịp trong thơ bốn chữ, năm chữ - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được thuật ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được thông điệp/ bài học/ lời khuyên cho bản thân và người khác từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm truyện, thơ. - Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm truyện thơ. 2 Viết -Biểu cảm về Nhận biết: 1TL* con người và Thông hiểu: sự việc Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm về con người và sự việc có yếu tố biểu cảm Tổng 5TN 3TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 30 30 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 Ghi chú: Phần viết có một câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong hướng dẫn chấm.
  3. UBND HUYỆN MANG THÍT KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS MỸ AN MÔN : NGỮ VĂN – KHỐI 7 Thời gian làm bài : 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (6 điểm) Học sinh đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: ĐEO NHẠC CHO MÈO Tự bao giờ đến giờ, mèo cứ xơi chuột mãi, nên chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo rồi. Nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, chuột ta lấy thế làm giận. Một hôm mới hội cả nhau lại làm một làng chuột để chống lại mèo. Thôi thì đủ mặt: nào anh Chù, mùi hôi đến nỗi thành câu ca; nào chú Nhắt, có tính nhí nhắt đã nên câu ví; nào lại anh Cống, rung rinh béo tốt, quan trường lại chấm cho ở trên Đồ, … Khi làng dài răng đã tề tựu đông đủ cả rồi, ông Cống mới lên giọng rằng: - Cái giống quái kia sở dĩ nó chụp được an hem mình chỉ vì trời phú cho nó cái tài rình mò và khéo bắt lén mà thôi. Bây giờ, bà con ta mua một cái nhạc buộc vào cổ nó, để khi nào nó đến, nghe tiếng nhạc, ta biết đường chạy trước, thì nó còn làm gì nổi ta nữa. Cả làng chuột nghe nói, dẩu mõm, quật đuôi, đều lấy làm phục cái câu chí lí của ông Cống và đồng thanh ưng thuân. Khi nhạc đã kiếm được rồi, hội đồng chuột lại họp. Con nào con nấy lao xao hớn hở, bảo nhau lại sắp đến ngày thoát được cái ách ông Miu ranh mãnh rồi. Nhưng kịp lúc hội đồng ai dám đem nhạc đeo cổ mèo, thì thấy cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tay nào nhích, một cái răng nào nhe cả. Không biết cử ai vào việc đại sự ấy, bất đác dĩ cả làng cắt ông Cống phải đi, vì chính ông Cống đã xướng lên cái thuyết đeo nhạc vậy. Ấy mới khốn! Nhưng Cống ta trong lòng tuy nao, mà ngoài mặt làm ra bộ bê vệ kể cả, nói rằng: - Tôi đây, chẳng vì nhớ tổ ấm cũng được vào bậc ông Cống, ông Nghè, ăn trên ngồi trước trong làng, có đâu làng lại cắt tôi đi làm cái việc tầm thường ấy được! Trong làng ta nào có thiếu chi người! Tôix in cử anh Nhắt, anh ấy nhanh nhảu chắc làm được việc. Ấy mới hay! Nhưng Nhắt ta trở mặt láu, cãi lí rằng: - Làng cắt tôi đi, tôi cũng xin vâng, không dám chối từ. Nhưng tôi, dù bé vậy, mà cũng còn ở chiếu trên, chưa đến nỗi nào. Ông Cống không đi, phải; tôi đây không đi, cũng phải. Để xin cắt anh Chù, anh ấy tuy chậm, nhưng chắc chắn, làng không lo hỏng việc. Ấy mới không có gì lạ! Chù ta thật thà, không biết cãi sao, ụt ịt nói rằng: - Tôi là đầy tớ làng, làng sai tôi đi là phải lắm. Nhưng tôi chỉ sợ, nếu tôi đến gần mèo mà mèo thịt tôi đi, thì tôi lấy ai thay tôi mà buộc nhạc được nữa. Chuột Cống nhanh miệng bảo:
  4. - Mèo nó có vờn là vờn chúng tao, vờn cái anh Nhắt kia, chớ chú mày hôi hám như thế, thì nó bắt mà thèm vào. Thôi cứ nhận đi ngay đi, không được nói lôi thôi gì nữa. Chuột Chù ì ạch phải nhận, vác nhạc ra đi tìm mèo thật. Khốn chưa trông thấy mèo, mới nghe thấy tiếng, Chù đã sợ run cả mình, không dám tiến. Nhưng sợ lệ làng, sau đánh bạo, phải lại gần, thì thấy mèo quả nhiên không them vờn đến thật. Song mèo cũng nhe nanh, giương vuốt, làm cho Chù cấm đầu, vác cái thân ì ạch chạy khổ về báo cho làng ngay. Cả làng nghe báo cũng sợ, bỏ chạy tán loạn, chẳng ai hỏi đến cái nhạc, nó bon đi đâu, và bon tự bao giờ không biết. Thành ra từ đó, chuột vốn sợ mèo, vẫn hoàn sợ mèo mãi (Theo Ngữ Văn 6 tập một, NXB giáo dục, 2016) Câu 1. Truyện Đeo nhạc cho mèo được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Nghị luận. D. Thuyết minh. Câu 2. Trong truyện Đeo nhạc cho mèo, cả làng chuột họp lại để làm gì? A. Chuẩn bị tổ chức hội làng. B. Chống lại mèo. C. Cử người đi nói chuyện với mèo. D. Tổ chức hội giao lưu với các loài vật trong nhà. Câu 3. Trong truyện Đeo nhạc cho mèo, theo ông Cống, vì sao cả làng phải sợ mèo? A. Vì mèo có mũi thính và mắt rất tinh. B. Vì mèo có mũi thính và muốt rất sắc. C. Vì mèo có tài rình mò và khéo bắt lén. D. Vì mèo có vuốt rất sắc và chạy rất nhanh. Câu 4. Trong truyện Đeo nhạc cho mèo, phiên họp thứ hai, cả làng chuột đã bàn vấn đề gì? A. Mua cái chuông, buộc vào cổ mèo, để khi mèo đến, nghe tiếng nhạc, chuột sẽ chạy trốn. B. Mua cái nhạc, buộc vào cổ mèo, để khi mèo đến, nghe tiếng nhạc, chuột sẽ chạy trốn. C. Bàn kế tiêu diệt mèo. D. Cử người đi đeo nhạc cho mèo Câu 5. Trong truyện Đeo nhạc cho mèo, vì sao cả làng chuột lại không chống lại mèo? A. Vì mèo quá tinh khôn, nên biết được âm mưu của chuột nên đã đề phòng. B. Vì cả làng chuột thiếu sự quyết đoán trong việc cử người đi đeo nhạc cho mèo. C. Vì sự hèn nhát, ích kỷ, chỉ nghĩ phần lợi cho mình, không dám hy sinh về người khác. D. Vì mâu thuẫn trong việc cử người đi đeo nhạc cho mèo. Câu 6. Truyện Đeo nhạc cho mèo đưa ra lời khuyên gì. A. Khi triển khai một công việc nào đó, cần phải căn cứ vào thực tế và khả năng của bản thân. B. Không được suy nghĩ viễn vông, xa rời thực tế. C. Cần biết lượng sức mình để hoàn thành công việc được giao. D. Không nên dựa vào quyền lực để bắt nạt người khác. Câu 7. Truyện Đeo nhạc cho mèo sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa và hoán dụ. B. Nhân hóa và ẩn dụ. C. Nhân hóa và so sánh. D. Nhân hóa và nói quá.
  5. Câu 8. Trong các câu sau, câu nào có nghĩa là: chỉ những người dù yếu sức phận hèn, nếu bị đè nén quá mức, cũng có thể vùng dậy chống trả? A. Cá lớn nuốt cá bé. B. Ba mặt một lời. C. Kiên trì sinh ra chiến thắng. D. Con giun xéo lắm cũng quằn Câu 9. Tìm hai câu tục ngữ nói về việc không lượng súc mình sẽ dẫn đến thất bại. Câu 10. Qua truyện đeo nhạc cho mèo em rút ra bài học gì? II. PHẦN VIẾT: (4 điểm) Viết bài văn trình bày cảm nhận của em với một người thân trong gia đình ---Hết_
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7 I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 C 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 8 D 0,5 Tục ngữ: 9 Núi cao còn có núi cao hơn 1,0 Người giỏi còn có người giỏi hơn Bài học: Khi làm một công việc nào đó, cần phải căn cứ vào thực 10 1,0 tế và khả năng của bản thân. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm về con người hoặc sự 0,5 việc b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn trình bày cảm 0,5 nhận của em với một người thân trong gia đình c. Viết bài văn trình bày cảm nhận của em với một người thân 2,5 trong gia đình HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: *Mở bài: Giới thiệu được người thân hoặc người mà em yêu quý *Thân bài: Quan sát đối tượng từ nhiều phía, phát hiện nét độc đáo về ngoại hình, nội tâm của người thân hoặc người mà em yêu quý Cần bộc lộ suy nghĩ, đánh giá của mình về người thân hoặc người em yêu quý một cách chân thành và sâu sắc
  7. *Kết bài Cảm nghĩ về người thân hoặc người em yêu quý d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2