intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ta Gia, Than Uyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ta Gia, Than Uyên’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ta Gia, Than Uyên

  1. PHÒNG GD&ĐT THAN UYÊN ĐỀ KIỂM HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS XÃ TA GIA NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài: 90 phút) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Mức độ nhận thức Tổng Nội Vận dụng % Kĩ dung/đơn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TT cao điểm năng vị kiến TNK T TNK T TNK thức TL TNKQ TL Q L Q L Q 1 Đọc - Truyện hiểu ngắn. - Thơ (Thơ 4 3 0 5 0 0 2 0 60 chữ, 5 chữ) - Tùy bút, tản văn 2 Viết - Viết văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học (Yêu cầu tác phẩm 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 ngoài sách giáo khoa) - Viết văn bản biểu cảm về con người hoặc sự việc. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong hướng dẫn chấm.
  2. PHÒNG GD&ĐT THAN UYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS XÃ TA GIA NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài: 90 phút) BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận dung/ thức Kĩ TT Đơn vị Mức độ đánh giá Vận năng Nhận Thông Vận kiến dụng biết hiểu Dụng thức cao 1 Đọc Truyện 1. Nhận biết 3 TN 5TN 2 TL hiểu ngắn - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện. - Nhận biết được ngôi kể và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể. - Nhận biết được đặc điểm của số từ, phó từ. 2. Thông hiểu - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. - Phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Phân tích các chi tiết tiêu biểu để khái quát tính cách nhân vật. - Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu, từ láy. - Hiểu được chức năng của các từ loại số từ, phó từ để sử dụng đúng. 3. Vận dụng - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa
  3. của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. 1. Nhận biết - Nhận biết được một số yếu tố của thơ: số lượng câu, chữ, vần. - Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ bốn chữ, năm chữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Nhận biết được chủ đề. - Nhận biết được tình cảm, Thơ cảm xúc của người viết thể (thơ hiện qua ngôn ngữ văn bản. bốn 2. Thông hiểu chữ, - Nhận xét được nét độc đáo năm của bài thơ bốn chữ, năm chữ) chữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Hiểu được khái niệm ngữ cảnh, nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh và biết vận dụng để dùng từ ngữ đúng với ngữ cảnh. 3. Vận dụng - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. -Thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Tùy 1. Nhận biết bút, - Nhận biết được chất trữ tản văn tình, cái tôi tác giả, ngôn ngữ của tùy bút, tản văn - Nhận biết được sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ các vùng miền. 2. Thông hiểu - Hiểu được chủ đề, thông điệp của văn bản. - Hiểu được tác dụng của các
  4. phương tiện liên kết…. 3. Vận dụng - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. - Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống Phát - Viết được bài văn biểu cảm biểu về con người hoặc sự việc…. cảm nghĩ về 1* 1* 1* 1TL* con người hoặc sự việc. Tổng 3 TN 5 TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% Tỉ lệ 60% 40% chung Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong hướng dẫn chấm
  5. PHÒNG GD&ĐT THAN UYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS XÃ TA GIA NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 7 Đề: 01 (Thời gian làm bài: 90 phút) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “…Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ. Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác. Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm.”[…] (Trích bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng nhất (Từ câu 1- câu 8) Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ tự do B. Thể thơ năm chữ C. Thể thơ sáu chữ D. Thể thơ bảy chữ Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Miêu tả D. Tự sự Câu 3. Trong khổ thơ sau có mấy từ láy : “Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác”. A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ Câu 4. Tâm trạng của anh đội viên biểu hiện như thế nào trong đoạn thơ trên? A. Ngạc nhiên, lo lắng B. Ngạc nhiên, ái ngại C. Ngạc nhiên, thương cảm.
  6. D. Hốt hoảng, bồi hồi. Câu 5. Nghĩa của từ “trầm ngâm” trong câu “Vẻ mặt Bác trầm ngâm” được hiểu như thế nào? A. Có dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì B. Ngồi lặng yên, suy nghĩ. C. Ngồi lặng lẽ, không cử động. D. Ngồi im, buồn rầu. Câu 6. Dựa vào nội dung đoạn thơ, hãy thêm trạng ngữ phù hợp cho câu sau: “Anh đội viên thức dậy.” A. Rất sớm B. Nửa đêm C. Buổi sáng D. Buổi trưa Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì ? A. Tâm trạng của anh đội viên trong lần đầu thức giấc. B. Tình cảm của Bác dành cho đất nước, dân tộc. C. Hình ảnh của Bác và tâm trạng của anh đội viên trong lần đầu thức giấc. D. Tình cảm của anh đội viên dành cho Bác. Câu 8. Hình ảnh “Người cha” trong câu thơ “Người Cha mái tóc bạc” được hiểu như thế nào ? A. Là Bác Hồ, Bác được ví như người cha yêu thương chăm sóc che chở cho các anh đội viên. B. Là người trực tiếp sinh ra anh đội viên, nuôi dưỡng và che chở bảo vệ cho anh đội viên. C. Là người đàn ông có con, trong quan hệ với con, nhưng không trực tiếp sinh ra con. D. Là người đàn ông đã lớn tuổi, là người trụ cột trong gia đình mà anh đội viên gọi bằng cha. Trả lời câu hỏi: Câu 9. Qua đoạn thơ trên, em hiểu được gì về con người Bác? Câu 10. Em hãy kể 4 việc làm cụ thể để thể hiện lòng kính yêu đối với Bác? PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về người mà em yêu quý nhất. ---------------------HẾT-------------------
  7. PHÒNG GD&ĐT THAN UYÊN HDC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS XÃ TA GIA NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 7 Đề: 01 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC 1 B 0.5 HIỂU 2 A 0.5 (6,0 3 C 0.5 điểm) 4 C 0.5 5 A 0.5 6 B 0.5 7 C 0.5 8 A 0.5 1,0 9 HS đưa ra được ý kiến cá nhân về hình ảnh của Bác qua điểm nội dung của đoạn thơ, có thể như sau: - Bác là một người có tình yêu thương bao la sâu sắc 0.5 rộng lớn đối vưới đồng bào và chiến sĩ - Là người luôn quan tâm, lo lắng cho dân, cho nước. 0.5 1,0 10 HS nêu được những việc làm cụ thể của bản thân để thể 1.0 điểm hiện lòng kính yêu đối với Bác: (mỗi việc làm được 0,25 điểm: ví dụ) - Cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích. - Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy - Sống đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn... - Yêu quê hương, đất nước, dân tộc... Lưu ý: Học sinh nêu được việc làm cụ thể khác hợp lí vẫn cho điểm tối đa PHẦN Định hướng viết 4.0 II a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm gồm 3 phần: mở 0.25 bài, thân bài, kết bài. b Xác định đúng yêu cầu của đề: 0.25 Viết bài văn nêu cảm nghĩ về người mà em yêu quý
  8. c. Cảm xúc của bản thân về con người. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: Giới thiệu được người em yêu quý; nêu ấn 0.5 VIẾT tượng, cảm xúc chung của em về người đó. (4,0 * Thân bài điểm) - Miêu tả một số đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính 1.0 cách hoặc kể kỉ niệm của người đó đã để lại tình cảm, cảm xúc trong em. - Trình bày được tình cảm, cảm xúc của bản thân về 1.0 người em yêu quí. * Kết bài, 0.5 - Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ, mong muốn của em về người đó. d. Chính tả, ngữ pháp, sáng tạo 0,5 - Bài viết đúng chính tả, câu văn đúng cấu trúc - Lời văn sinh động, hấp dẫn và giàu xúc cảm
  9. PHÒNG GD&ĐT THAN UYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS XÃ TA GIA NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 7 Đề: 02 (Thời gian làm bài: 90 phút) PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: ĐÔNG ẤM (Phan Thị Hồng Cẩm) Từng sợi rét cứ mặc nhiên len lỏi trong gió rồi mơn man hắt nhẹ mái tóc ngang vai của cô nàng đỏng đảnh trong chiếc áo dạ đỏ rực giữa chiều muộn. Rét luồn trong từng ô cửa, xét nét nhìn những bước chân con người đang vội vã dưới làn mưa phùn bất chợt thoáng qua. Áo ai bỗng thấm ướt bất chợt… Cái nhíu mày bất chợt… Tiếng xuýt xoa bất chợt… Thèm một bàn tay ấm áo bất chợt… Mùa đông bao giờ vẫn thế, thả heo may và luôn như muốn nhắc nhở trái tim rằng… một mình lạnh lắm! Đông đã về! Đông về dường như chưa bao giờ báo trước. Mới hôm qua nắng còn tắt dần mà sáng ra đã thấy đông về gõ cửa rồi đĩnh đạc ngồi ngay trước hiên nhà. Đông về ta thấy buốt hơn nghe tiếng trở người nặng nề của những cụ già đang gồng mình với những thử thách của tháng năm. Đông về khi những tiếng ho đêm của trẻ con dày hơn khiến mẹ giật thót giữa giấc ngủ muộn. Đông cũng về trong giai điệu thiết tha của người đi xa vào cõi vô thực khiến ta thêm nhói buốt: “Dường như ai đi ngang cửa, gió mùa đông bắc se lòng. Chút lá thu vàng đã rụng. Dường như cũng bỏ ta đi…” (Phú Quang) Đông lặng lẽ, đông âm thầm cứ mặc nhiên để người ta cảm thấy lạnh lẽo, cô đơn. Tiếng rao đêm “Bánh bao đây… Ai bao đây … Bao không…” rồi khuất xa trong màn đêm làm đông quánh đặc và nghẹn đắng. Quơ vội mấy tờ tiền lẻ, gọi với theo mua một chiếc bánh bao nóng hổi như một thói quen. Áp chiếc bánh vào má, hít hà mùi thơm của mẩu lá chuối xanh được cắt vuông vắn dùng để giữ cho bánh không dính vào nhau khi đặt chúng vào trong nồi hấp. Một sự ấm áp dìu dịu cứ len lỏi trong tim… (http://vanhocnghethuathatinh.org.vn/tan-van-dong-am-cua-tac-gia-phan-thi- hong-cam-1640658125.html) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng nhất (Từ câu 1- câu 8) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào? A. Văn bản thơ B. Văn bản nghị luận C. Văn bản hồi ký D. Văn bản tản văn Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là: A. Tự sự, trữ tình, nghị luận B. Miêu tả, trữ tình, biểu cảm C. Trữ tình, biểu cảm, nghị luận D. Miêu tả, trữ tình, biểu cảm, thuyết minh Câu 3. Đối tượng được bộc lộ cảm xúc trong văn bản là: A. Thời tiết giao mùa B. Món ăn mùa Đông
  10. C. Đất trời, con người vào mùa Đông D. Những người thân xung quanh Câu 4. Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá trong đoạn văn trên là: A. Miêu tả Mùa Đông một cách sinh động, nhằm bộc lộ sâu sắc tình cảm và cảm xúc B. Miêu tả Mùa Đông rét mướt với sự sợ hãi của người già và trẻ nhỏ C. Miêu tả Mùa Đông rét lạnh kèm theo những cơn mưa rào bất chợt D. Miêu tả tâm trạng vui mừng của tác giả khi Mùa Đông về Câu 5. Câu “Mới hôm qua nắng còn tắt dần mà sáng ra thấy đông về gõ cửa rồi đĩnh đạc ngồi ngay trước hiên nhà.” diễn tả điều gì? A. Tác giả thấy Mùa Đông đã tới thật rồi và cảm nhận được cái rét B. Tác giả ngạc nhiên, thích thú trước sự hiện diện của Mùa Đông C. Tác giả thấy Mùa đông như một cậu bé hiếu động D. Tác giả thấy Mùa đông mới tới cửa nhà như một người bạn Câu 6. Từng sợi rét cứ mặc nhiên len lỏi trong gió rồi mơn man hắt nhẹ mái tóc ngang vai của cô nàng đỏng đảnh trong chiếc áo dạ đỏ rực giữa chiều muộn. Nghĩa của từ “len lỏi” trong câu là: A. Ùa và tràn ra khắp mọi nơi B. Thổi nhẹ nhàng vào mái tóc C. Chen và hoà chộn vào trong gió một cách tự nhiên D. Tất cả đáp án trên Câu 7. Vì sao khi “Áp chiếc bánh vào má, hít hà mùi thơm của mẩu lá chuối xanh được cắt vuông vắn dùng để giữ cho bánh không dính vào nhau khi đặt chúng vào trong nồi hấp” người viết lại cảm nhận được “một sự ấm áp dìu dịu cứ len lỏi trong tim…”? A. Sự vất vả, chu đáo của người làm bánh B. Sự vất vả, chu đáo, cái tình ấm áp của người làm bánh C. Sự quan tâm, yêu thương của người làm bánh D. Sự vất vả, chu đáo, tình yêu thương của người làm bánh Câu 8. Mục đích của bài tản văn trên là: A. Từ đề tài mùa đông, bộc lộ những xúc cảm, suy ngẫm về tình người trong cuộc sống B. Khắc họa sự chuyển mùa và giãi bày tình cảm, suy ngẫm của người viết về cuộc sống C. Từ đề tài mùa đông, bày tỏ tình yêu con người và niềm trân trọng cuộc sống D. Giãi bày tình cảm trước khung cảnh và con người vào thời khắc Mùa Đông Câu 9. Mùa Đông đang về, em sẽ làm gì để bản thân và mọi người xung quanh bớt lạnh hơn? Câu 10: Từ bài văn trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 3-5 dòng) bộc lộ cảm xúc của em mỗi khi mùa Đông đến. PHẦN II. VIẾT Viết bài văn biểu cảm về người mà em yêu quý --------------------HẾT------------------
  11. PHÒNG GD&ĐT THAN UYÊN HDC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS XÃ TA GIA NĂM HỌC: 2022-2023 Đề: 02 MÔN: NGỮ VĂN 7 Phần Câu Nội dung Điểm I 1 D 0.5 2 B 0.5 ĐỌC 3 C 0.5 HIỂU 4 A 0.5 5 B 0.5 (6,0 6 C 0.5 điểm) 7 B 0.5 8 D 0.5 9 HS đưa ra được ý kiến cá nhân về hình ảnh của Bác qua nội dung của đoạn thơ, có thể như sau: - Em sẽ chuẩn bị quần áo, giầy, tất, chăn ấm để khỏi bị 0.5 1,0 lạnh. điểm - Em sẽ quyên góp và ủng hộ áo ấm cho các bạn có 0.5 hoàn cảnh khó khăn hơn em. (Học sinh có thể đưa ra nững việc làm khác nếu thấy hợp lí giáo viên vẫn cho điểm tối đa) 10 - Học sinh biết viết và trình bày một đoạn văn theo yêu 0,25 cầu. - Học sinh trình bày được cảm xúc, ấn tượng mỗi khi 0,25 mùa đông đến 1,0 - Học sinh miêu tả được một số đặc điểm của mùa đông 0,25 điểm + Gió, lạnh, khô + Con người, cây cỏ, cảnh vật... - Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với 0,25 Mùa Đông. Lưu ý: Khi chấm giáo viên nên trân trọng những cảm nhận của học sinh PHẦN Định hướng viết 4.0 II a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm gồm 3 phần: mở 0.25 bài, thân bài, kết bài. b Xác định đúng yêu cầu của đề: 0.25 Viết bài văn nêu cảm nghĩ về người mà em yêu quý
  12. c. Cảm xúc của bản thân về con người. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: Giới thiệu được người em yêu quý; nêu ấn 0.5 tượng, cảm xúc chung của em về người đó. * Thân bài VIẾT - Miêu tả một số đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính 1.0 (4,0 cách hoặc kể kỉ niệm của người đó đã để lại tình cảm, điểm) cảm xúc trong em. - Trình bày được tình cảm, cảm xúc của bản thân về 1.0 người em yêu quí. * Kết bài, 0.5 - Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ, mong muốn của em về người đó. d. Chính tả, ngữ pháp, sáng tạo 0,5 - Bài viết đúng chính tả, câu văn đúng cấu trúc - Lời văn sinh động, hấp dẫn và giàu xúc cảm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0