intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tân Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tân Triều”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tân Triều

  1. TRƯỜNG THCS TÂN TRIỀU ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ Văn 7 (Thời gian: 90 phút) (Đề thi gồm 02 trang) I/ ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi (Từ câu 1 đến câu 6 trả lời bằng cách ghi lại đáp án của câu trả lời đúng) “Nhà kiêm luôn quán nước ngó ra đường, nằm đoạn giữa hai dải âm thanh của đôi thánh đường Hồi giáo gần đó. Mảnh ruộng nhỏ cũng nằm ngay sau nhà, đủ cơm cho cả năm, nhưng cũng ngốn ngấu nhiều thời gian và tâm sức. Gần năm năm trở lại đây, mùa nước lên, má con chị thêm dịch vụ cho mấy hội nhóm săn ảnh. Thằng con chèo xuồng đưa khách ra chỗ có chòm thốt nốt soi bóng nước đẹp nhất vạt đồng. Chị, hoặc trụng mấy tô mì cho khách dằn bụng, hoặc làm người mẫu ảnh. Công việc sau khó hơn, nhưng kiếm được nhiều tiền hơn. Buổi đầu làm mẫu, nửa người dưới chị ngâm trong nước, nhưng nửa trên lại mướt mải mồ hôi. Tóc tai dính bết cả, nhưng mấy anh chụp ảnh nói vậy mới đẹp, càng mồ hôi càng đẹp. Họ nói - không biết thật hay giỡn - mồ hôi mà làm giả, kiểu như vẩy nước vào cũng không đẹp bằng mồ hôi thật, thiếu hơi muối nên nhìn hạt nó không trong và tròn chắc, không đọng lại lâu trên da. Nhưng thằng con chị cãi, đẹp nhất má mình là khi nằm võng nghe cải lương buổi xế trưa, hay khi má gội đầu xong, ngồi hong tóc trước quạt gió, hoặc khi má tắt đèn chuẩn bị dọn quán… “Má đẹp nhất là không làm gì. Trời ơi, mấy lúc vậy bả đẹp kinh hồn vía”, thằng nhỏ vừa ngậm cọng cỏ mần trầu bên mép, vừa nói với mấy tay máy, gạ gẫm họ ghi lại hình ảnh má mình những lúc mà cậu cho là đẹp. Một người trong đám họ cười: “Mẫu ảnh phải làm gì đó, không ngồi không vậy được đâu, làm gì thì cũng phải có mồ hôi, đắt giá là ở mồ hôi đầm đìa đó, được giải hay không là nhờ nó”. Chị của mồ hôi thì nhìn đã quen rồi. Đến thành mặc định, chị cứ sợ không mồ hôi thì không ai nhận ra mình, nói chi là mời làm mẫu. Lâu lâu ai đó gọi khoe ảnh chụp chị được trao giải cao, rồi ai đó khoe chân dung chị được bảo tàng phụ nữ mua lại. “Vậy là ảnh chị được treo ở đó cả trăm năm nữa, cho cháu chắt chị coi”, nghệ sĩ nọ hồ hởi nói qua điện thoại. Đứa con nghe tin tự dưng trong lòng bức bối. Nó cũng không biết mình buồn bực vì lẽ gì. Nhưng một bữa trên đường đi làm hồ, ngang qua bảo tàng nọ, thằng con chị nhận ra, chừng nào cái bảo tàng còn, cái ảnh kia còn treo trên vách phòng trưng bày thì má mình còn dầm trong nước lũ, rửa bùn sình cho bông súng.” (Trích “Người của mồ hôi” - Nguyễn Ngọc Tư) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn trích? A. Biểu cảm. B. Miêu tả. C. Tự sự. D. Nghị luận. Câu 2. Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi kể thứ nhất. C. Ngôi kể thứ hai. B. Ngôi kể thứ ba. D. Phối hợp ngôi kể thứ nhất và thứ ba. Câu 3. “Họ nói - không biết thật hay giỡn - mồ hôi mà làm giả, kiểu như vẩy nước vào cũng không đẹp bằng mồ hôi thật, thiếu hơi muối nên nhìn hạt nó không trong và tròn chắc, không đọng lại lâu trên da.”. Dấu gạch ngang trong câu văn trên có tác dụng gì? A. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. B. Đánh dấu lời nói của nhân vật. C. Đánh dấu thành phần liệt kê. 1
  2. D. Nối các bộ phận trong liên danh. Câu 4. “Chị của mồ hôi thì nhìn đã quen rồi. Đến thành mặc định, chị cứ sợ không mồ hôi thì không ai nhận ra mình, nói chi là mời làm mẫu.”. Theo em, từ “mặc định” trong đoạn này có nghĩa là gì? A. Được quy định, luôn luôn sẵn có. B. Cho là hiển nhiên, rõ ràng, không còn gì để tranh cãi. C. Tần suất đều đặn, liên tục và không gián đoạn. D. Sự quen thuộc quá đỗi đến mức gắn liền, trở thành đặc điểm chính để nhận diện. Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích là: A. Ngợi ca vẻ đẹp cần cù, chịu khó của người lao động - một vẻ đẹp phơi nắng phơi sương, tần tảo, lam lũ nhưng mang tính nghệ thuật cao. B. Kể về câu chuyện mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày của một gia đình nhỏ, vừa làm nông vừa buôn bán và vừa kiêm thêm cả làm mẫu cho các nhóm thợ săn ảnh chuyên nghiệp. C. Thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng giữa hai mẹ con, luôn yêu thương, lo lắng cho nhau trong cuộc sống vất vả hàng ngày. D. Kể câu chuyện mưu sinh của một gia đình nhỏ để bộc lộ vẻ đẹp của người mẹ cần cù lam lũ trong lao động và trong những lúc yên bình thảnh thơi đồng thời thể hiện tình cảm xót xa, yêu thương mẹ của người con hiếu thảo. Câu 6. Vì sao người con lại cho rằng:“Má đẹp nhất là không làm gì. Trời ơi, mấy lúc vậy bả đẹp kinh hồn vía”? A. Vì người con thấy mẹ rất đẹp khi được trang điểm và tạo dáng nhẹ nhàng giống như những cô người mẫu trên truyền hình. B. Bởi người con rất thương xót và lo lắng cho mẹ, chỉ yêu vẻ đẹp nhẹ nhàng, hạnh phúc của mẹ khi được nghỉ ngơi, yên bình tận hưởng cuộc sống. C. Vì người con thấy mẹ mình lúc nào cũng đẹp, dù là khi làm lụng vất vả, mồ hôi đầm đìa hay cả khi không làm gì. D. Bởi người con mong muốn mẹ mình trở nên nổi tiếng, sớm có tác phẩm đạt giải để trưng bày ở viện bảo tàng. Câu 7. Nêu một vài cảm nhận của em về nhân vật người con trong đoạn trich trên. II/ VIẾT (6 điểm) Câu 1. Từ văn bản trên và những trải nghiệm của bản thân, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp của những giọt mồ hôi. Câu 2. Qua đoạn trích trong tác phẩm “Người của mồ hôi” của Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của người mẹ qua những “ống kính” khác nhau: một vẻ đẹp lam lũ, tần tảo khi lao động dưới lăng kính của thợ ảnh; một vẻ đẹp yên bình, lúc nghỉ ngơi qua ánh nhìn của người con. Còn em, em đã cảm nhận được những vẻ đẹp nào của người mẹ thân yêu? Hãy viết lại những cảm nhận đó bằng một bài văn (khoảng 2 trang giấy). --------Hết--------- 2
  3. TRƯỜNG THCS TÂN TRIỀU HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ I ---------------------- Môn: Ngữ Văn 7 (Thời gian: 90 phút) CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM I/ ĐỌC HIỂU (4 điểm) Câu 1 đến Câu 1 2 3 4 5 6 0.5đ/câu Câu 6 Đáp C B A D D B (3đ) án Câu 7 - Người con cũng đang phải lao động vất vả trong cuộc sống để 0.25đ (1đ) mưu sinh. - Người con rất yêu thương mẹ: thấy mẹ đẹp nhất lúc nghỉ ngơi, 0.5đ không muốn mẹ phải vất vả ngâm mình trong nước lũ, bùn lầy. - Người con được tác giả xây dựng qua ngôn ngữ, suy nghĩ, cảm 0,25 xúc và hành động…khiến nhân vật hiện lên rất gần gũi, chân thực, đáng yêu, đáng mến, để lại cho chúng ta nhiều bài học ý thấm thía trong cuộc sống. *. Lưu ý: Nếu học sinh có những cảm nhận khác mà hợp lý vẫn cho điểm. II/ VIẾT (6 điểm) Câu 1 * Hình thức: 0.5 (2đ) - Đoạn văn 2/3 trang giấy - Mạch ý rõ ràng, biết cách làm bài, liên kết chặt chẽ, trình bày sạch đẹp… (Bài làm mắc nhiều lỗi diễn đạt/mạch ý lộn xộn/ thiếu liên kết…: trừ tối đa 0.25 điểm) * Nội dung: - Giải thích: Trình bày được cách hiểu về giọt mồ hôi, vẻ đẹp của giọt mồ hôi. => Vẻ đẹp của con người trong lao động. 1.5đ - Bàn luận: bày tỏ được quan điểm về vẻ đẹp của giọt mồ hôi, dùng lỹ lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ quan điểm đó. + Vẻ đẹp làm nên giá trị của con người và cuộc đời. +Vẻ đẹp kết tinh thành những sản phẩm phục vụ con người, làm thay đổi bộ mặt của đất nước, của thế giới. +……. + Bàn luận: Hiện nay, một bộ phận của giới trẻ chưa nhận thức rõ giá trị của lao động, còn lười biếng, ỉ lại những giá trị tiền đề của thế hệ trước, chưa chủ động, nỗ lực trong học tập, công việc. - Liên hệ, bài học: + Quý trọng công sức của những người lao động, quý trọng sản phẩm lao động làm ra từ những giọt mồ hôi. + Hành động: Chăm chỉ, cần cù trong mọi việc hàng ngày từ những việc nhỏ nhất trong gia đình, đến việc lao động quét dọn 3
  4. về sinh trường lớp… + ….. *. Lưu ý: Giáo viên linh hoạt chấm, đánh giá việc học sinh hiểu đúng vấn đề nghị luận và đã bước đầu biết viết văn nghị luận. Câu 2 * Hình thức: 0.5đ (4đ) - Bài văn khoảng 2 trang giấy - Mạch ý rõ ràng, biết cách làm bài, liên kết chặt chẽ, trình bày sạch đẹp… (Bài làm mắc nhiều lỗi diễn đạt/mạch ý lộn xộn/ thiếu liên kết…: trừ tối đa 0.25 điểm) * Nội dung: a. Mở bài: 0.5đ + Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý + Bày tỏ tình cảm, ấn tượng của em về mẹ b. Thân bài: 2.5đ Học sinh triển khai bài văn dựa trên hai ý cơ bản - Ý 1: Lần lượt trình bày những cảm nhận về vẻ đẹp của mẹ qua: + Miêu tả về ngoại hình, tính cách, thói quen, nghề nghiệp…. + Những tình huống, những sự việc cụ thể để bộc lộ vẻ đẹp qua suy nghĩ, hành động lời nói cử chỉ của mẹ trong công việc, trông đối nhân xử thế hàng ngày. + Những câu chuyện với con cái, mẹ bộc lộ vẻ đẹp của tình yêu thương. …… - Ý 2: Những suy nghĩ đẹp về mẹ: Mẹ là người phụ nữ vĩ đại nhất cuộc đời, luôn yêu thương và bên cạnh động viên em  Mẹ là nguồn động lực to lớn giúp em cố gắng phấn đấu, trưởng thành hơn mỗi ngày  Mẹ là tấm gương sáng để em noi theo và học tập 0.5đ  …. c. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em về mẹ *. Lưu ý: Giáo viên chấm bài linh hoạt, đánh giá cao việc học sinh viết đúng về mẹ của mình, bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ chân thành, tích cực, tránh lối viết hoa mỹ, sáo rỗng, hô khẩu hiệu chung chung. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
32=>2