Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thuận Thiên, Kiến Thụy
lượt xem 0
download
Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thuận Thiên, Kiến Thụy” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Thuận Thiên, Kiến Thụy
- UBND HUYỆN KIẾN THỤY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I -LỚP 7 TRƯỜNG THCS THUẬN THIÊN Môn Ngữ văn 7 - Tiết 71,72 V7 - CKI - Thuận Thiên - 2024 Năm học 2024 - 2025 Thời gian làm bài: 90 phút (TN + TL) Đề gồm: 8 câu TN, 3 câu TL, 9 trang MA TRẬN Mức độ Tổng TT nhận % điểm thức Nội dung/đơ Vận Kĩ năng Nhận Thông Vận n vị kiến dụng biết hiểu dụng thức cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc - 1. Thơ hiểu 0 5 0 0 2 0 2. 3 Truyện ngắn 3. Tùy bút, tản văn
- 2 Viết 1. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân 1* 0 1* 0 1* 0 1* vật trong một tác phẩm văn học 0 Viết bài 40 văn biểu cảm về con người hoặc sự việc Tổng 5 25 15 0 30 0 10 15 100 Tỉ lệ % 40% 30% 10% 20% Tỉ lệ 40% chung 60% Lưu ý: - Phần Đọc - hiểu: Chọn 1 trong 2 thể loại để xây dựng đề kiểm tra. Ngữ liệu phần Đọc - hiểu ngoài GSK. - Phần Viết: Có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong hướng dẫn chấm. Ngữ liệu bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ ngoài SGK.
- BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/Đơn Mức độ đánh TT Kĩ năng Vận dụng vị kiến thức giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Thơ * Nhận biết: 3 TN 5 TN 2 TL - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biệt được bố cục, Đọc - hiểu những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả 1 được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được số từ, phó từ. * Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được
- chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. * Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng
- xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. Truyện ngắn Nhận biết: 3 TN 5TN 2 TL - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không
- gian, thời gian trong truyện ngắn. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. - Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể
- chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được nghĩa của từ trong ngữ cảnh; xác định và chỉ ra tác dụng của một số biện pháp tu từ. - Xác định được thế nào là phó từ; khái niệm và công dụng của dấu gạch ngang.
- Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. Tùy bút, tản * Nhận biết văn - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn.
- - Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). * Thông hiểu: - Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn.
- - Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên
- kết và mạch lạc trong văn bản. * Vận dụng: - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn. Viết bài văn Vận dụng 1* 1* 1* 1 TL* phân tích đặc cao: 2 Viết điểm nhân vật Viết được bài trong một tác phân tích đặc phẩm văn học điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết
- có đủ thông tin về tác giả, tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc): Viết bài văn thể hiện được biểu cảm về thái độ, tình con người cảm của hoặc sự việc. người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân. Tổng 3 TN 5 TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
- B. ĐỀ BÀI. I. Đọc - hiểu: (6,0 đ) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc”. (Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc,Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017) Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên? A. Truyện khoa học viễn tưởng. B. Văn bản thông tin. C. Tản văn. D. Tuỳ bút. Câu 2. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào? A. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá. B. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh. C. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn. D. Rau khúc và bột nếp. Câu 3. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây? A. Rán. B. Nấu. C. Nướng D. Xào. Câu 4. Theo tác giả, rau khúc khi mới hái về được sơ chế như thế nào? A. Mang đi phơi khô, rồi đem xay nhuyễn. B. Cho vào nồi nấu chín rồi nặn thành bánh. C. Rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. D. Thái thành những khúc nhỏ rồi đem phơi khô.
- Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”? A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ. B. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh. C. Bà dành thời gian thổi đậu xanh. D. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn. Câu 6. Câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò” diễn tả điều gì? A. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc. B. Diễn tả một cách kĩ lưỡng, kì công thao tác chế biến rau khúc của bà. C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà. D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc. Câu 7. Phó từ có trong câu: “Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho nhuyễn” là từ nào? A. Bà B. Rau C. Đã D. Nhuyễn Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã? A. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. B. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. C. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh. D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. Câu 9. Đoạn trích trên gợi cho em suy nghĩ gì về nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của dân tộc? Câu 10. Qua đoạn trích trên, em cảm nhận được tình cảm của người cháu dành cho bà như thế nào? Từ đó hãy liên hệ bản thân về tình cảm của em đối với bà của mình? II. Viết: (4,0 đ) Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em.
- C. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM. PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0.5 2 A 0.5 3 B 0.5 4 C 0.5 5 D 0.5 6 B 0.5 7 C 0.5 8 D 0.5 9 - Nét đẹp văn hóa ẩm thực của đất nước ta vô cùng 1.0 phong phú và đa dạng. - Nét đẹp ấy được làm nên từ những điều giản dị, gần gũi, thân thuộc nhất. Đó là những món ăn được chế biến từ nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, chứa đựng sự tinh tế qua cách kết hợp nguyên liệu, gia vị cùng dấu ấn đẹp đẽ của kí ức, tình yêu tha thiết dành cho gia đình, quê hương… 10 - Tình cảm của người cháu dành cho bà: 1.0 + Yêu thương, kính trọng bà. Luôn nhớ về những món ăn bình dị, dân dã mà cũng đầy ắp tình yêu mà bà dành - Tình cảm của em đối với bà của mình: cho cháu. - Yêu quý, kính trọng, biết ơn bà… II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: 0,25 Mở bài nêu được đối tượng biểu cảm là người thân trong gia đình và ấn tượng ban đầu về người đó. Thân bài nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người thân ấy để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người thân đó. Kết bài
- khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người thân đó. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Cảm nghĩ về một người thân. c. Cảm nghĩ về người thân. 2.5 * Giới thiệu được người thân và tình cảm với người đó. * Biểu cảm về người thân: - Nét nổi bật về ngoại hình. - Vai trò của người thân và mối quan hệ đối với người xung quanh. * Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thân, biểu cảm về người đó. * Tình cảm của em với người thân. - Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình . d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cảm xúc chân thành, thể 0,5 hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng biểu cảm. XÁC NHẬN KÝ DUYỆT CỦA TỔ/ NHÓM CHUYÊN MÔN CỦA BAN GIÁM HIỆU.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 641 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 813 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 463 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 360 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 524 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 182 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 472 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 284 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 436 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 160 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn